June 8, 2017
DOHA,
Qatar (NV) – Việc một số nước Hồi Giáo cô lập Qatar là
khủng hoảng chính trị nặng nề chưa từng thấy ở vùng Trung Đông từ nhiều năm
qua.
Bắt đầu là Saudi Arabia, the United Arab Emirates,
Ai Cập, Bahrain, Yemen, sau đó thêm Mauritius, Mauritania, Maldives, và chính
phủ miền Đông Libya.
Cho đến nay, có tổng cộng chín quốc gia Hồi Giáo cô
lập Qatar, cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và kinh tế.
Những nước này cho là Qatar đã tán trợ các nhóm khủng
bố Muslim Brotherhood, Hamas, có liên lạc với Iran và công kích Tổng Thống Mỹ
Donald Trump.
Qatar phủ nhận những cáo buộc này.
Chưa thể biết vì sao có sự rạn nứt va chạm giữa các
nước Hồi Giáo ở vùng Trung Đông như thế, nhưng theo nhận định của truyền thông
quốc tế, có lẽ lý do chính là quan điểm hòa hoãn của Quốc Vương Tamim bin Hamad
Al Thani với Iran.
Nhiều nước Hồi Giáo khác như Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đứng
về phía Qatar phê phán hành động của các nước kia, trong khi Kuwait bày tỏ ý muốn
đứng ra làm trung gian hòa giải.
Theo tin đài truyền hình Al Jazeera, hôm Thứ Tư, Quốc
Hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận triển khai 3,000 quân tới căn cứ đã có ở Qatar.
Qatar là một vương quốc nhỏ, dân số chỉ có 2
triệu, nhưng rất giàu, và là một đồng minh quan trọng của Mỹ.
Căn cứ không quân Al Udeid là nơi xuất phát các máy
bay thi hành các phi vụ chiến đấu ở Syria, Iraq, Afghanistan.
Tổng Thống Donald Trump ngay lập tức lên tiếng qua một
tweet tán đồng quan điểm dứt khoát của chín nước, trong khi mới hai tuần trước
các cộng sự viên quan trọng của ông như Ngoại Trưởng Rex Tillerson và Bộ Trưởng
Quốc Phòng Jim Mattis vẫn ca tụng sự hợp tác tốt đẹp của Qatar.
Nhưng hai ngày sau, ông Trump đảo ngược thái độ.
Hôm Thứ Tư, ông gọi điện thoại tới quốc vương ở
Qatar đề nghị sẵn sàng trợ giúp giải quyết khác biệt giữa các bên và có thể mời
họ đến họp ở Washington. Sự kiện này chứng tỏ tầm quan trọng trong quan hệ phức
tạp giữa Mỹ và các đồng minh ở vùng Trung Đông.
Đối với thế giới, mọi bất ổn ở Trung Đông bao giờ
cũng sẽ ảnh hưởng tới giá năng lượng.
Qatar là nước xuất cảng khí đốt dưới dạng hóa lỏng
(LNG) đứng dầu thế giới và sở hữu một hệ thống đường ống dẫn dầu khí qua nhiều
nước vùng Vịnh. (HC)
No comments:
Post a Comment