6/06/2017
Trump không đề cập đến nhân quyền, nhưng cũng chẳng
nói gì về “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”. Mục tiêu lớn nhất của
chính thể Việt Nam cũng bởi vậy vẫn là con số 0 - tương tự kết quả Đối thoại
nhân quyền Mỹ Việt vòng 21 đã gần như zero.
Không
có “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”!
Thất vọng được Phái đoàn Việt Nam cố gắng che giấu,
nhưng vẫn lộ ra một cách trần trụi.
Trong vỏn vẹn 1 giờ đồng hồ hội đàm Mỹ - Việt giữa đại
diện Hoa Kỳ là Tổng thống Donald Trump với một trong những đại diện Việt Nam là
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31/5/2017, bất chấp món quà 8 tỷ USD giá trị
thương mại (nếu có thật) mà ông Phúc cho biết các doanh nghiệp Việt đã ký kết với
giới doanh nghiệp Mỹ, đã không có bất kỳ từ ngữ nào được Trump sử dụng, dù chỉ
mang tính hàm ý, nói về “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”.
Cần nhắc lại, bản hiệp định này mới chính là chủ đề
mà phía Việt Nam quan tâm nhất và trở thành mục tiêu lớn nhất của chuyến sang Mỹ
lần này. Nếu có được dù chỉ một thỏa thuận sơ bộ về Hiệp định thương mại song
phương Việt - Mỹ, phía Việt Nam sẽ có hy vọng duy trì được số xuất siêu hơn 30
tỷ USD hàng năm vào thị trường Mỹ, đồng thời mở ra hy vọng vay mượn thêm tín dụng
từ các chủ nợ lớn nhất như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu, hơn
nữa còn có thể “thúc đẩy sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
châu Âu” (EVFTA).
Lượng ngoại tệ hơn ba chục tỷ USD thu lợi từ xuất
siêu hàng năm sang Hoa Kỳ như thế là vô cùng có ý nghĩa, nếu đối sánh với quốc
nạn Việt Nam phải nhập siêu hơn 30 tỷ USD theo đường chính ngạch và 20 tỷ USD
theo đường tiểu ngạch mỗi năm từ “đồng chí Trung Quốc”.
Thậm chí trước chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Phúc,
một chuyên gia nhà nước đã “bắn tin” rằng Hiệp định thương mại song phương Việt
- Mỹ đã được được chuyên viên hai nước đàm phán xong và đã được đặt lên bàn thủ
tướng (Việt Nam), chỉ còn chờ mang sang Mỹ ký chính thức.
Nhưng do Trump không hề đả động đến Hiệp định thương
mại song phương Việt - Mỹ, có thể xem như số phận của hiệp định (nếu có thật)
này - một trong hiếm hoi lối thoát khả dĩ nhất về kinh tế và ngân sách của
chính thể Việt Nam - vẫn còn “treo” ở đó mà chưa biết khi nào mới xong.
Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ đề cập: “Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc
đẩy thương mại song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai
bên, đặc biệt thông qua việc triển khai có hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại
và Đầu tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên tinh thần
xây dựng”.
Thực ra, Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư
(TIFA) là một hiệp định khung mà Việt Nam đã đàm phán với Mỹ từ năm 2010, nhưng
sau đó bỏ dở vì Việt Nam mải chạy theo món lợi lớn hơn là Hiệp định TPP. Chỉ đến
đầu năm 2017 khi TPP hầu như tuyệt vọng, Việt Nam mới phải quay lại đàm phán về
TIFA như một nỗ lực cuối cùng.
Không những không đề cập gì đến “Hiệp định thương mại
song phương Việt - Mỹ”, Trump lại xoáy vào một vấn đề cực kỳ khó chịu và khó
khăn đối với phía Việt Nam: trong phần phát biểu ngắn gọn tại cuộc gặp song
phương tại Nhà Trắng hôm 31/5, Tổng thống Hoa Kỳ đã nhấn mạnh vấn đề giao
thương và thâm hụt thương mại 'lớn' với Việt Nam, mà ông hy vọng sẽ 'sớm được
cân bằng'. Ngay trước đó, Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ cũng không bỏ quên vấn đề
này trong cuộc gặp với Thủ tướng Phúc.
Chỉ
đe dọa hay còn hành động?
Lời nhắc nhở 'sớm được cân bằng' đầy sắc thái đe dọa
của Trump có thể dẫn đến khả năng trong thời gian tới, Mỹ sẽ thực hiện một số động
tác bảo hộ thương mại cứng rắn để hàng Việt Nam không thể ồ ạt tràn vào thị trường
Mỹ như trước đây.
Vào tháng 3/2017, Trump đã liệt Việt Nam vào danh
sách 16 quốc gia “gây hại kinh tế” cho Mỹ và đe dọa sẽ có thể mạnh tay trong
“chế tài”.
Một hệ quả rất không mong đợi đối với Việt Nam là nếu
Mỹ “siết” các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng
hàng rào kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa,
tôm, gạo đã trở thành “nạn nhân”, đồng thời ngưng trệ vô thời hạn Hiệp định
thương mại song phương Việt - Mỹ hoặc làm cho hiệp định này trở nên khó khăn
hơn nhiều so với 15 năm trước đó, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào
Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.
Những tín hiệu vô vọng về “Hiệp định thương mại song
phương Việt - Mỹ” lại có thể lan đến việc Liên minh châu Âu xem xét Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - châu Âu, khiến hiệp định này trở nên “uể oải” và có
thể còn rất lâu nữa mới được thông qua, cho dù giới chức Việt Nam có cố công đi
vận động trực tiếp hoặc tìm cách “lobby hành lang” với phí môi giới rất cao.
Bi kịch thương mại lại góp phần quyết định tương lai
ngân sách. Trong đó đương nhiên có cả ngân sách đảng.
Bế
tắc ngân sách
Ngoài kênh Nhật vẫn còn một chút hy vọng, các kênh
cho vay tín dụng chính như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu, Quỹ
tiền tệ quốc tế đều chính thức đóng cửa cho vay ưu đãi đối với Việt Nam kể từ
tháng 7/2017. Trong khi đó, mỗi năm ngân sách Việt Nam vẫn phải xuất ra đều đặn
khoảng một chục tỷ USD để trả nợ cho quốc tế.
Tuy nhiên nợ công thực tế của Việt Nam đã lên tới
210% GDP, tương đương khoảng 420 tỷ USD, gấp hơn ba lần con số báo cáo chính phủ
chỉ chưa đầy 65% GDP. Hiện thời, ngân sách hầu như không còn kết dư và không biết
lấy tiền đâu để trả cho rất nhiều khoản nợ trong và ngoài nước.
Với tình trạng bội chi ngân sách Việt Nam hàng năm
thường vượt quá 6% GDP, một số chuyên gia độc lập đã dự liệu rằng ngân sách
trung ương sẽ không thể “kéo” qua được hết năm 2018.
Nghĩa là Việt Nam rất có thể rơi vào tình trạng giống
như Argentina trong hai lần vỡ nợ vào năm 2001 và năm 2014.
Đầu năm 2017, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc bất chợt phải
bật ra cảnh báo về tương lai “sụp đổ tài khóa quốc gia.” Cần đặc tả là lời tán
thán này là có cơ sở, bởi vì ông Phúc đã nhiều năm nắm “tay hòm chìa khóa” của
chính phủ.
Giờ đây, chính quyền đang phải tính đến việc vắt cổ
dân từng chút một: tăng thuế xăng dầu gấp đôi hoặc gấp ba, đánh thuế việc bán
hàng trên mạng, kể cả kiếm tiền cho ngân sách bằng cách… bán số đẹp.
Các số liệu thống kê gần đây về tỷ lệ huy động thuế,
phí của Việt Nam hiện nay vẫn ở mức bình quân khoảng 20%, cao hơn hẳn so Thái
Lan 16,1%, Philippines 13,5%, Indonesia 12,4%, Malaisia 14,3%…
Thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình của
khu vực, nhưng tỷ lệ thu cao hơn hẳn, khiến mỗi người dân Việt Nam phải gánh chịu
khoản thuế, phí/GDP gấp từ 1,4 -3 lần so với các nước.
Theo báo cáo môi trường kinh doanh 2016, Ngân Hàng
Thế Giới công bố tỷ lệ huy động thuế phí đối với doanh nghiệp ở Việt Nam lên tới
39,4% lợi nhuận. Tức làm được 10 đồng thì phải nộp thuế gần 4 đồng…
Phải
làm gì?
Cuối cùng là vấn đề cá nhân và chính thể ở Việt Nam.
Không có bất kỳ tín hiệu nào cho Hiệp định thương mại
song phương Việt - Mỹ, Thủ tướng Phúc đã không thể tái hiện thành tích của Tổng
bí thư Trọng với “Mỹ cam kết cho Việt Nam vào TPP” trong chuyến công du Hoa Kỳ
của ông ta vào tháng 7/2015, mà đã tiến tới “tôi bất ngờ…” khi ông Trọng tái đắc
cử tổng bí thư tại đại hội đảng CSVN đầu năm 2016.
Giờ đây, khó khăn, nếu không nói là bế tắc, bắt đầu
chồng chất lên Thủ tướng Phúc. Trong chuyến công du Mỹ, ông Phúc đã không có được
thành tích chính trị và kinh tế nổi bật nào để loại thẳng các đối thủ chính trị
khác, trở thành tổng bí thư mới của đảng CSVN - nếu sớm nhất có thể tại đại hội
giữa nhiệm kỳ của đảng vào đầu hoặc giữa năm 2018.
Thậm chí người Mỹ tỏ ra không có nhiều thời gian
dành cho lãnh đạo Việt Nam. Có một chi tiết rất đáng chú ý với toàn bộ nỗi mặc
cảm thấp cơ chính trị dành cho nó: BBC cho biết trong cuộc họp ngày 31/5 tại
Phòng Bầu Dục, dường như ông Nguyễn Xuân Phúc đã được người bên cạnh nhắc 'thôi
để sau', khi ông định chia sẻ với ông Trump về '7 vấn đề ngắn'.
Nhưng câu chuyện vẫn còn dài.
Cho dù vấn đề nhân quyền Việt Nam đã hầu như không
được Trump nêu ra trong cuộc hội đàm với Nguyễn Xuân Phúc, nhưng sức ép của Quốc
hội Mỹ về vấn đề nhạy cảm này vẫn còn nguyên đó, để giới nghị sĩ Mỹ sẽ can thiệp
theo chiều hướng bất lợi cho chính thể Việt Nam đối với nhiều vấn đề mà hành
pháp Trump phải thông qua Quốc hội, chẳng hạn như bán vũ khí và áp đặt thuế…
Bài toán đặt ra hiện thời là không còn cách nào khác, nếu không chịu cải thiện
nhân quyền, cải thiện trọn gói chứ không phải lẻ tẻ, cải thiện ngay và cải thiện
một cách thực chất, giới chóp bu Việt Nam thậm chí còn có thể không giữ nổi lượng
xuất siêu như năm 2016 vào thị trường Hoa Kỳ.
Khi đó sẽ bế tắc hoàn toàn. Cho cả chính thể lẫn các
cá nhân trong cái chính thể đó.
Thủ tướng Phúc, và cao hơn cả là “kênh đảng” Nguyễn
Phú Trọng, sẽ phải làm gì để giải bài toán trên?
No comments:
Post a Comment