Benjamin
Ramm -
BBC Culture
6 tháng 6 2017
NKS
tạo ra một quốc gia dưới hình thức là một tác phẩm nghệ thuật, và gian hàng của
họ tại Venice Biennale nói lên rất nhiều về tính chất quốc gia và sự toàn cầu
hoá, theo Benjamin Ramm.
Passport NKS. DAVIDE CARPENEDO
Người phụ nữ cộp dấu vào quyển hộ chiếu của tôi có
tên là Mercy, và cô không có nơi lưu trú cố định.
Sinh ra tại Nigeria, cô tới Italy qua ngả Libya, nơi
cô hiện sống tại thành phố Padua thuộc một bang chỉ tồn tại về mặt pháp lý.
Quyển hộ chiếu mà cô đóng dấu vào không phải do Anh
quốc, mà là do Neue Slowenische Kunst (NSK) cấp.
Đây là một triển lãm nghệ thuật chung của Slovenia,
mở tại Venice Biennale 2017, với mục đích nhằm khám phá, tìm hiểu về ý nghĩa của
nhà nước và những người vô tổ quốc, một phần nhờ vào việc tìm hiểu trải nghiệm
của các công dân và di dân.
Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế lần thứ 57 tại Venice
giới thiệu các gian hàng của 85 quốc gia, từ Albania cho tới Zimbabwe, với chủ
đề phong phú đa dạng.
Năm nay, đối diện với làn sóng ngày càng dâng cao của
chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nhiều nghệ sỹ muốn nhấn mạnh tới những giá trị mang
tính phổ quát; có một gian hàng về cứu trợ nhân đạo, Pavillion of Humanity, và
khu vực của Tunisia phát cho khách tham quan tấm thẻ 'freesa' (free visa - tức
là visa tự do), cho phép "tự do đi lại mà không bị cản trở bởi các quy định
quốc gia có nội dung khác".
NSK tuyên bố thành lập 'nhà nước' vào năm 1992, một
năm sau khi Slovenia tuyên bố độc lập, là lúc các quốc gia mới bắt đầu giành được
chủ quyền sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. "Nghệ thuật là sự cuồng tín,
đòi hỏi phải có ngoại giao khéo léo," dòng chữ in trong con dấu đóng vào
quyển hộ chiếu mới của tôi, là thứ tài liệu tuyên bố rằng người chủ của cuốn
passport đó sẽ là "một người tham dự vào quốc gia toàn cầu đầu tiên".
NSK tự coi mình là một Nhà nước Thời đại', không có quốc gia, lãnh thổ: nó
"khước từ nguyên tắc biên giới quốc gia, và cổ suý cho Luật Xuyên Quốc
gia".
Trong thế kỷ trước, hộ chiếu đã trở thành thứ đại diện
cho một khía cạnh căn bản trong việc xác định bản sắc của chúng ta. Khi nhóm tự
xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố thành lập nhà nước caliphate, họ đã yêu
cầu các chiến binh xé bỏ hộ chiếu, cắt đứt các mối quan hệ với di sản 'thực
dân' và tự cam kết thừa nhận một bản sắc mới.
Lý tưởng hóa không kém là Hộ chiếu Toàn cầu dành cho
Công dân Toàn cầu, do nhà hoạt động vì hoà bình Garry Davis thai nghén hồi
1954. Được phát hành bởi "chính phủ toàn cầu của các công dân toàn cầu",
nó được cấp cho khoảng 10 ngàn người, nhưng không được công nhận về mặt ngoại
giao.
Tại Venice, các 'công dân' NSK cấp hộ chiếu cho những người nộp đơn, chẳng
hạn như tác giả của bài viết này. DAVIDE CARPENEDO
Hồi 2016, nghệ sỹ hip-hop Mos Def đã bị bắt giữ tại
Nam Phi khi tìm cách dùng tài liệu này để ra khỏi biên giới.
Tính xác thực là một thành tố cốt yếu của cuốn hộ
chiếu, tới mức nó được coi là bằng chứng xác định nhân thân.
Hồi 2004, trụ sở của NSK tại Ljubljana đã nhận được
dồn dập hàng ngàn đơn xin hộ chiếu của người Nigeria sống tại thành phố Ibadan ở
phía nam. Một số thư viết rằng họ nghe nói NSK là một đất nước xinh đẹp và họ
muốn du lịch tới đó.
Giới
chức nhà nước
Khách tham quan tới gian hàng NSK được trao tờ báo của
NSK, trang bìa in dòng chữ "Xin lỗi về tính hiện đại". "Thật là
tàn nhẫn khi không cho người tị nạn tới nương náu," bài xã luận đăng trên
tờ báo viết. "Nhưng còn tàn nhẫn hơn nữa khi buộc người ta phải đi tị nạn,"
NKS coi "những kẻ thủ phạm của những chịu đựng, những nỗi bi thương của họ"
chính là "thế giới phương Tây tự do", công dân các nước đó "toàn
là a tòng trong những tội ác mà các nhà lãnh đạo được bầu và không được bầu của
chúng ta đã phạm phải. Chúng ta đều đã trở thành ngu ngốc và xấu xa."
Ý kiến trên không phải là điều hiếm hoi trong giới
nghệ thuật (86% những người được NSK tham khảo đồng ý với nhận xét trên).
Quan điểm trên thuyết phục được vị đại sứ nổi tiếng
nhất của NSK, nhà triết học đầy cá tính và gây nhiều tranh cãi, Slavoj Žižek.
Là người có khuynh hướng theo chủ nghĩa Lenin, Žižek
viết rằng NSK cần phải quyết tâm theo đuổi "nghệ thuật quốc gia của một quốc
gia chưa tồn tại. Nó phải từ bỏ việc ăn mừng sự riêng tư, và phải tự nguyện trở
thành một bánh răng nhỏ trong cỗ máy này". Khi tôi nhận xét rằng nghệ thuật
quốc gia nói ở mức độ tốt đẹp nhất là nghe rất sáo rỗng, còn ở mức tệ hại nhất
là nghe rất khiên cưỡng, thì ông đáp rằng "NSK là các nghệ sỹ quốc gia của
riêng nhà nước họ mà thôi!"
Có thể nói rằng Žižek đã đánh giá thấp mức chuyên
quyền độc đoán của nạn quan liêu - như đã từng được các nghệ sỹ ghi nhận trong
suốt thế kỷ 20. Những hướng dẫn viên giới thiệu tại gian hàng của NSK nói rằng
nhà nước của họ là "tự do khỏi gánh nặng tội phạm của các nhà nước kiểu
cũ. Nó có thể hít thở bầu không khí của một nhà nước mà không bị nghẹn".
NSK có gian hàng riêng tại Venice Biennale, như thể là bất kỳ quốc gia
nào khác - họ phát hành hộ chiếu tại văn phòng ở Palazzo Ca'Tron. DAVIDE
CARPENEDO
Thế nhưng gánh nặng của các nhà nước không chỉ nằm ở
quá khứ mà còn cả trong cơ cấu quan liêu, điều có khuynh hướng tích tụ thông
tin nhiều hơn và gây ảnh hưởng lớn hơn lên các công dân.
Khi tôi tranh luận với Žižek về điểm này, ông nhắc lại
những trải nghiệm cá nhân khi ông nói chuyện với những người tị nạn đi qua các
nước châu Âu. "Cảnh sát muốn ghi hồ sơ về họ, và họ nói, 'Không, chúng tôi
không phải là đàn bò - chúng tôi là con người'. Nhưng họ muốn tới Na Uy, quốc
gia có tổ chức quy củ nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra!'."
Trải nghiệm của người tị nạn không phải ai cũng như
ai. Có người bỏ chạy khỏi các quốc gia bạo ngược, có người lại ra đi từ các quốc
gia vô luật lệ.
Thế nhưng tuyên bố của Žižek cho thấy sự căng thẳng
trong tâm điểm công việc của NSK. Trong hộ chiếu của họ có tuyên bố rằng đó là
"văn bản của một tự nhiên nhân có tính phá cách", nhưng nó lại lặp lại
đúng quy trình quan liêu tương tự như thứ mà nó muốn chỉ trích. Người nộp đơn
phải cung cấp một loạt các thông tin cá nhân (như nhóm máu) và những thông tin
đó sẽ được lưu giữ trong hồ sơ đăng ký của nhà nước.
Tôi nói với Žižek rằng những hình thức dân chủ mang
tính quy trách nhiệm hơn, trực tiếp hơn đã được đưa ra dựa trên các mô hình địa
phương - rốt cuộc thì chúng tôi đang nói chuyện với nhau tại Venice, nơi từng
là một thành phố nhà nước cộng hòa độc lập, chống lại các tổ chức chính trị và
tôn giáo to lớn hơn.
Nhưng Žižek tranh luận rằng nền dân chủ của thành phố
gần như luôn được điều hành bởi tầng lớp tinh hoa nơi đô thị (rất giống với
Biennale của Venice). Ông chỉ ra rằng có nhiều vấn đề mà chúng ta đang phải đối
diện, từ chuyện môi trường cho tới cuộc khủng hoảng di dân, đều đòi phải có sự
can thiệp của các cấu trúc đứng trên quốc gia, chẳng hạn như EU.
Bên cạnh gian hàng của NSK, có 86 quốc gia khác hiện diện tại các địa điểm
trên toàn Venice trong dịp triển lãm nghệ thuật Biennale năm nay. DAVIDE
CARPENEDO
Sự hoài nghi của Žižek về nền dân chủ địa phương xuất
phát từ sự hiểu biết của ông đối với những căng thẳng sắc tộc vốn bùng nổ ở
vùng Balkans vào thời thập niên 1990. Trong tờ báo của NSK, ông viết rằng
"không có gì là tự do trong việc phá vỡ thẩm quyền nhà nước... ý tưởng về
một xã hội không tưởng không còn hướng tới một cộng đồng không có quốc gia, mà
là hướng tới một quốc gia không có quốc gia, một quốc gia không còn được thành
lập trên cơ sở cộng đồng sắc tộc và lãnh thổ của nó ".
Žižek lập luận rằng "ngày nay những người theo
chủ nghĩa dân túy chống nhập cư là những mối đe dọa thực sự đối với việc khai
sáng châu u". Ông nói với tôi rằng cam kết của chúng ta đối với các quyền
của người tị nạn không nên phụ thuộc vào những câu chuyện rắc rối về việc trục
xuất, mà nên dựa trên những nguyên tắc căn bản về công dân: "Bạn không nên
thích họ bởi vì họ có một câu chuyện hay để kể - không, bạn thích họ bất kể câu
chuyện của họ là gì, vì nhân quyền là những quyền trừu tượng hoàn toàn. Chúng
ta sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng này thông qua các biện pháp địa chính trị, chứ
không phải bằng cách hỏi 'làm thế nào để có thể rộng mở trái tim?'."
Trong vòng một giờ sau khi gian hàng NSK khai
trương, một hàng dài người đã xếp hàng đợi vào xem phần giới thiệu chính.
Khu vực này được đặt xoay quanh một căn phòng táo bạo,
nghiêng 45 độ khiến người vào rất dễ mất phương hướng. Cách sắp đặt đủ khiến
khách tham quan phải vật lộn mới giữ được cân bằng, mà tốt nhất là phải vận dụng
dáng đứng của người lướt sóng, hoặc phải dựa tì vào các bảng chỉ dẫn.
Nghệ sĩ Ahmet Ögüt xác nhận rằng cách sắp đặt này là
nhằm tạo hiệu ứng khiến khách tham quan phải rất tập trung chú ý - đó không phải
là triển lãm dành cho những người muốn xem lớt phớt.
Không thể dễ dàng loại bỏ được bản sắc mà chúng ta
được thừa hưởng, nhưng ít nhất chúng ta cũng tạo được ở mức độ nào đó sự chú ý
vào những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt và cần tìm cách giải quyết.
Bài
tiếng Anh đã đăng trên BBC
Culture.
---------------------------
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment