Friday, January 13, 2017

LS LÊ CÔNG ĐỊNH BỊ CHẶN GẶP NGOẠI TRƯỞNG KERRY (BBC)




14 Tháng 1, 2017

Luật sư Lê Công Định, cựu tù nhân chính trị ở Sài Gòn nói ông bị chính quyền Việt Nam 'ngăn chặn' tham dự cuộc gặp với Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của Hoa Kỳ, ông John Kerry, người đang thăm Việt Nam.

Trả lời BBC về phản ứng nếu có của phía Mỹ sau khi nhận được thông tin từ về việc ông cho là đã bị 'ngăn chặn tiếp xúc ông John Kerry, theo lời mời của phía Mỹ', Luật sư Lê Công Định nói:
"Sau khi chủ động hỏi và được tôi thông báo, phía Tổng lãnh sự quán Mỹ đã hồi đáp rằng trường hợp của tôi đã được báo cáo đầy đủ cho Đại sứ quán ở Hà Nội và phái đoàn của Ngoại trưởng Kerry."
Chia sẻ trên Facebook cá nhân hôm 13/01/2017, người từng bị kết án 5 năm tù và 3 năm quản chế tại gia, nhưng được ra tù sớm vào tháng 2/2013, Luật sư Lê Công Định viết:
"Việc ngăn chặn thô bạo tại nhà hôm nay khiến tôi phải huỷ bỏ cuộc gặp chiều nay với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry theo lời mời của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân nói riêng và nhân quyền nói chung."
"Không diện kiến Ngoại trưởng John Kerry nhưng tác động của việc không đi gặp lại tốt hơn đi gặp, chắc chắn là điều cần làm đối với một người tranh đấu như tôi trong hoàn cảnh hiện tại. Thứ Sáu ngày 13 đầu năm 2017 không phải là một ngày tồi tệ vậy."

Dòng thông tin trên một trang Facebook cá nhân của Luật sư Lê Công Định về sự việc. FB LS LE CONG DINH

Thân thiện với Việt Nam
Chuyến đi của Ngoại trưởng John Kerry vào lúc sắp kết thúc nhiệm kỳ được coi như 'lời chào tạm biệt' với Việt Nam, nơi ông có nhiều kỷ niệm thân thiện.
Không chỉ tiếp xúc với giới chính trị gia, ông John Kerry còn gặp gỡ với lãnh đạo và sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật khi ông tới Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong cuộc gặp sinh viên, ông đã nói chuyện "về mối quan hệ Việt - Mỹ và tầm quan trọng của sự đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững," VietnamNet nói.
Ông Kerry được giới chức Việt Nam đánh giá cao về thái độ thân thiện với Hà Nội.
Ông khi tới Hà Nội vào sáng 13/1 đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "cảm ơn những nỗ lực và đóng góp của ông Kerry trong quá trình bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ nhiều thập kỷ qua", VnExpress tường thuật, "từ khi ông còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".

Tin liên quan
·        
13 tháng 1 2017
9 tháng 1 2017
13 tháng 10 2016

---------------------------

Minh Khoa, RFA
2017-01-13
.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) và Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (phải) tại Hà Nội hôm 13/1/2017.
.
Dư luận quan tâm tại sao ông John Kerry chọn Việt Nam là quốc gia Châu Á duy nhất trong chuyến công du nước ngoài trước khi mãn nhiệm chức bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ.

Tình cảm với Việt Nam

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội đưa ra lý do của sự lựa chọn đó: “Ông John Kerry có cảm tình với Việt Nam, quá khứ của ông và quá trình làm việc với Việt Nam dẫn tới cảm tình với Việt Nam.  Về khía cạnh cá nhân tôi nghĩ đây là một cuộc viếng thăm với tính chất chia tay của John Kerry trên cương vị là bộ trưởng ngoại giao.”

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế, từ Washington DC, cũng có nhận định về chuyến thăm Việt Nam lần này của ông ngoại trưởng John Kerry:
“Người ta có thể nghĩ 2 lý do mà ông đến Việt Nam, thứ nhất là chính trị, ông là người cổ võ ủng hộ chính sách xoay trục của Mỹ Việt Nam mà ông nghĩ Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách xoay trục.  Thứ hai là tình cảm, ông có tình cảm với chính quyền Việt Nam từ lâu lắm rồi.  Trong thời chiến tranh Việt Nam ông thuộc thành phần phản chiến chống chính sách của chính phủ Mỹ và chống luôn Việt Nam Cộng Hoà. Sau khi chiến tranh kết thúc chính ông và một trong số ít nghệ sĩ đã đứng lên cổ võ cho việc bỏ cấm vận và bình thường hoá bang giao giữa Mỹ và Việt Nam”.

Nhà văn Phạm Thành bổ sung thêm quan điểm với hai điểm chính:
"Thứ nhất ông John Kerry là một trong những thành viên rất tích cực trong việc giúp cho việc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ ngày một phát triển, ngày xưa ông là một trong những người vận động rất tích cực cho việc bỏ cấm vận ở Việt Nam những năm 1995, sau năm 2000 ông là người rất tích cực làm cho mối quan hệ của Việt Nam nâng cấp lên thành quan hệ toàn diện. Ở một khía cạnh nhân văn nào đó ông nghĩ rằng ông là một người đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp Việt Nam không những thắt chặt thêm quan hệ với Mỹ mà còn qua đó sẽ giúp Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế”.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Trấn an Việt Nam

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về chuyến thăm của ông John Kerry đến Việt Nam trong hai ngày 13 và 14 tháng giêng là đến Hà Nội, Sài Gòn gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam, đọc diễn văn về quan hệ Mỹ- Việt; sau đó xuống Cà Mau gặp giới chuyên gia bàn một số vấn đề môi trường liên quan tác động đến khu vực đồng bằng cuối nguồn sông Mê kong; xem xét cách thức Hoa Kỳ có thể phối hợp cùng Việt Nam trong công tác phát triển năng lượng sạch và hạ tầng bền vững, công tác quản trị nguồn nước thông minh cũng như quản trị tài nguyên của hệ sinh thái.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho rằng ngoài những hoạt động được nêu rõ như thế thì chuyến đi còn có một ý nghĩa khác:
"Thời điểm này thì ông TBT Nguyễn Phú Trọng có đi sang Trung Quốc và tình hình nội bộ của Việt Nam thì rất là phức tạp nhất là từ khi có thông tin ông Donald Trump lên làm tổng thống cho nên việc vỗ về trấn an đối với nhà cầm quyền Việt Nam là một công việc cần phải làm trong bối cảnh hết sức phức tạp, nên có 2 lý do, một là lý do cá nhân thứ hai nữa là trấn an có tính chất thông báo nước Mỹ sẽ không bỏ rơi Việt Nam."

Trong khi đó, nhà văn Phạm Thành còn có thêm một số suy luận:
"Ông John Kerry có những suy luận rằng Trump là một chính quyền sẽ có cách làm việc vận động khác hoàn toàn với cách làm của chính quyền Obama trước đây và trong đó đặc biệt lưu ý việc xoay trục sang Châu Á sẽ mạnh mẽ hơn và trong tâm thế của Trump là rất ghét cộng sản, ông Trump tập trung quyền lực để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên quy mô toàn thế giới là chuyện mà ông sẽ mang thông điệp đó cho những người lãnh đạo Việt Nam biết.”

Dù có những quan tâm như thế; nhưng ông John Kerry thuộc Đảng Dân chủ không còn nằm trong tân chính phủ đảng cộng hòa của ông Donald Trump. Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng khi đến Việt Nam lần này, ông John Kerry có thể giải thích cho lãnh đạo Hà Nội thực trạng chính trị Hoa Kỳ hiện nay và có thể khuyến cáo cho họ những đường lối, chính sách có thể làm để tìm cách ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Donald Trump.

Hiện chính sách đối ngoại của tân chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam chưa có gì rõ ràng. Thế nhưng những người được hỏi ý kiến đều bày tỏ hy vọng mối quan hệ song phương Việt- Mỹ tiếp tục được phát triển và tác động tích cực đến chính trị - xã hội Việt Nam.

*
Tin liên quan :





No comments: