10-04-2016
.
TS Nguyễn Quang A trả
lời phỏng vấn tại studio RFI ngày 28/10/2015.Ảnh : RFI
Việt Nam đang chuẩn bị
bầu cử Quốc Hội vào cuối tháng 5/2015. Một hiện tượng được coi là mới mẻ là bầu
cử lần này có sự tham gia của hơn một trăm ứng cử viên độc lập, thường được gọi
là những người « tự ứng cử ». Tuy nhiên, kể từ khi khởi động
chương trình ứng cử Quốc Hội đến nay, trong công luận, có nhiều tiếng nói chỉ
trích chính quyền địa phương các cấp tìm mọi cách ngăn cản các ứng cử độc lập,
đặc biệt là những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền.
Trả
lời RFI, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội, một trong những người đầu
tiên đăng ký ứng cử vào Quốc Hội, vừa trải qua thủ tục "lấy ý kiến về
người ứng cử đại biểu" Quốc Hội (và Hội Đồng Nhân Dân) trong "hội
nghị cử tri" của tổ dân phố nơi ông cư trú, ngày 09/04/2016, nhận xét
về vấn đề này :
« Thực
sự tôi chỉ có thể nói về một số anh em tự ứng cử, là những nhà hoạt động nhân
quyền, những nhà hoạt động dân chủ mà thôi. Bởi vì đó là một phần trong số những
người ‘‘tự ứng cử’’. Còn những người tự ứng cử ngầm được chính quyền đồng ý và
một số người ứng cử độc lập thực, nhưng không phải các nhà hoạt động nhân quyền
và dân chủ, thì tôi không biết tình hình của họ.
Đối
với các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, quyết tâm của chính quyền là loại
bỏ họ bằng mọi cách. Điều này đã được tiến hành bằng rất nhiều cách, nhưng chủ
yếu bằng cách để chọn những người dưới các hội nghị (cử tri), phát biểu những
điều bất lợi, thậm chí có những trường hợp ‘‘đấu tố’’.
Đối với trường hợp của tôi, tại cuộc hội nghị cử tri, không diễn ra những phát biểu có tính chất đấu tố như vậy, nhưng riêng với tôi, đấu tố đã xảy ra khoảng một tháng rưỡi, hai tháng trước rồi. Bởi vì cơ sở đảng ở đây đã quán triệt đến từng đảng viên. Họ nói rằng tôi làm ‘‘chuyện này, chuyện nọ’’. Các ‘‘dư luận viên’’ có ba clip video nói xấu tôi, trong đó có clip phỏng vấn ông tổ trưởng tổ dân phố, ông trưởng ban công tác mặt trận của tổ dân phố, và bà chi hội trưởng hội người cao tuổi của tổ dân phố. Trong phỏng vấn đó, họ bôi nhọ đủ mọi thứ. Các clip đó được phát tán rộng rãi trên youtube.
Lãnh đạo ''tổ dân phố'' tự do tuyên truyền chống ứng cử viên độc lập
Sau đó, tôi có nói chuyện với ba người lãnh đạo của tổ dân phố, họ đều nói họ không biết thông tin gì cả (…). Tuy nhiên, bất chấp việc tôi đã cung cấp thông tin cho họ, ông tổ trưởng dân phố, vào ngày 19/03, đã lấy một bài 6 trang giấy của chính trang của các ‘‘dư luận viên’’, những người chuyên môn phá rối các cuộc tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, và ở biên giới phía Bắc. Ông ấy phô tô 6 trang đó gửi cho tất cả các gia đình ở tổ dân phố. Thậm chí, còn phân phát ngoài chợ, như truyền đơn. Sau đó ông trưởng ban công tác mặt trận lại tiếp tục trả lời phỏng vấn của hội dư luận viên đó, bảo vệ ông tổ trưởng dân phố.
Việc tổ trưởng dân phố, với tư cách chính quyền, làm việc phi pháp như vậy ngược lại luật bầu cử, tôi đã có phản đối, tố cáo, gửi cho tất cả các cơ quan có thẩm quyền, từ Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia, đến Ủy Ban Bầu Cử Hà Nội, đến công an, nhiều nơi khác, nhưng cho đến nay, tôi chưa nhận được hồi âm nào.
Đối với trường hợp của tôi, tại cuộc hội nghị cử tri, không diễn ra những phát biểu có tính chất đấu tố như vậy, nhưng riêng với tôi, đấu tố đã xảy ra khoảng một tháng rưỡi, hai tháng trước rồi. Bởi vì cơ sở đảng ở đây đã quán triệt đến từng đảng viên. Họ nói rằng tôi làm ‘‘chuyện này, chuyện nọ’’. Các ‘‘dư luận viên’’ có ba clip video nói xấu tôi, trong đó có clip phỏng vấn ông tổ trưởng tổ dân phố, ông trưởng ban công tác mặt trận của tổ dân phố, và bà chi hội trưởng hội người cao tuổi của tổ dân phố. Trong phỏng vấn đó, họ bôi nhọ đủ mọi thứ. Các clip đó được phát tán rộng rãi trên youtube.
Lãnh đạo ''tổ dân phố'' tự do tuyên truyền chống ứng cử viên độc lập
Sau đó, tôi có nói chuyện với ba người lãnh đạo của tổ dân phố, họ đều nói họ không biết thông tin gì cả (…). Tuy nhiên, bất chấp việc tôi đã cung cấp thông tin cho họ, ông tổ trưởng dân phố, vào ngày 19/03, đã lấy một bài 6 trang giấy của chính trang của các ‘‘dư luận viên’’, những người chuyên môn phá rối các cuộc tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, và ở biên giới phía Bắc. Ông ấy phô tô 6 trang đó gửi cho tất cả các gia đình ở tổ dân phố. Thậm chí, còn phân phát ngoài chợ, như truyền đơn. Sau đó ông trưởng ban công tác mặt trận lại tiếp tục trả lời phỏng vấn của hội dư luận viên đó, bảo vệ ông tổ trưởng dân phố.
Việc tổ trưởng dân phố, với tư cách chính quyền, làm việc phi pháp như vậy ngược lại luật bầu cử, tôi đã có phản đối, tố cáo, gửi cho tất cả các cơ quan có thẩm quyền, từ Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia, đến Ủy Ban Bầu Cử Hà Nội, đến công an, nhiều nơi khác, nhưng cho đến nay, tôi chưa nhận được hồi âm nào.
Cuộc
đấu tố trong trường hợp của tôi diễn ra ngoài hội nghị cử tri, diễn ra khá ráo
riết và trước đó khá lâu, còn một số trường hợp khác, người ta cũng tiến hành hết
sức phi pháp. Như với tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, người ta nêu hai đơn tố cáo của
những người ở đâu đâu, trong khi việc giải quyết đơn tố cáo là việc của Ủy Ban
Bầu Cử Hà Nội, chứ không phải việc của hội nghị cử tri. Nhưng việc đưa ra
như vậy, người ta làm ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với tiến sĩ
Nguyễn Xuân Diện. Không những thế việc kiểm 58 phiếu, chỉ có hai khả năng, đồng
ý hoặc không, mà các đại trí thức của Viện Hán Nôm cần đến nửa giờ để đếm (…).
Điều này cũng gây ra nghi ngờ là việc kiểm phiếu cũng không được minh bạch cho
lắm.
Những hành động ngăn cản đối với anh Hoàng Dũng ở Sài Gòn, đối với ca sĩ Mai Khôi, việc đấu tố đối với luật sư Lê Luân... Tất cả đều theo một bài đã được thiết kế sẵn, và bài đó cũng không lạ gì so với hai, ba cuộc bầu cử trước ».
Những hành động ngăn cản đối với anh Hoàng Dũng ở Sài Gòn, đối với ca sĩ Mai Khôi, việc đấu tố đối với luật sư Lê Luân... Tất cả đều theo một bài đã được thiết kế sẵn, và bài đó cũng không lạ gì so với hai, ba cuộc bầu cử trước ».
"Hội
nghị cử tri" và "hiệp thương" : biện pháp hợp thức hóa các hành
động "vi hiến"
Trả
lời câu hỏi, phải chăng trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền các cấp phụ
trách trực tiếp việc bầu cử đã hoàn toàn im lặng trước phản ứng của nhiều ứng cử
viên độc lập về các đối xử bất công nói trên, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết :
« Tất cả các kiến nghị và đơn tố cáo của tôi và một số người khác, thì các cơ quan có thẩm quyền trả lời – từ cấp cao nhất – đã không có một ý kiến gì cả. Và những hành động của các cấp chính quyền địa phương nhìn bề ngoài có thể nghĩ như thế, nhưng tôi nghĩ rằng, nếu không có lệnh của cấp trên, thì họ cũng không dám làm như vậy.
Bản thân luật bầu cử đã hợp thức hóa, thể chế hóa hay hợp pháp hóa những biện pháp vi hiến, phi dân chủ, tước quyền quyết định bằng lá phiếu. Đó là quy định về hội nghị cử tri. Thí dụ 69 người không đồng ý việc tôi ra ứng cử (trong hội nghị cử tri) là có thể đủ để đánh bại hơn 5.000 chữ ký ủng hộ của nhân dân khắp nơi. Và có cái gọi là ‘‘hiệp thương’’, nhưng những người liên quan lại không được tham gia, tức là ‘‘hiệp thương’’ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, để họ tự quyết định. Tức cái gọi là ‘‘hiệp thương’’ và ‘‘hội nghị cử tri’’ đều là các biện pháp hợp thức hóa cho việc làm vi hiến, tước quyền ứng cử, tước quyền lựa chọn (bằng lá phiếu) của tuyệt đại đa số cử tri. Tôi nghĩ đây là vấn đề cốt lõi.
Chúng tôi đấu tranh là để thay đổi những quy định như vậy, những luật như vậy. Còn những luật đã quy định như thế, đã thiết kế cho việc như thế, thì chuyện chính quyền cấp dưới mà họ làm, theo định hướng của trên cấp chóp bu, thì tôi nghĩ là điều dễ hiểu. Tất cả các anh em, hoạt động nhân quyền, dân chủ, khi ra tự ứng cử cũng biết ngay điều đó từ ban đầu rồi ».
« Tất cả các kiến nghị và đơn tố cáo của tôi và một số người khác, thì các cơ quan có thẩm quyền trả lời – từ cấp cao nhất – đã không có một ý kiến gì cả. Và những hành động của các cấp chính quyền địa phương nhìn bề ngoài có thể nghĩ như thế, nhưng tôi nghĩ rằng, nếu không có lệnh của cấp trên, thì họ cũng không dám làm như vậy.
Bản thân luật bầu cử đã hợp thức hóa, thể chế hóa hay hợp pháp hóa những biện pháp vi hiến, phi dân chủ, tước quyền quyết định bằng lá phiếu. Đó là quy định về hội nghị cử tri. Thí dụ 69 người không đồng ý việc tôi ra ứng cử (trong hội nghị cử tri) là có thể đủ để đánh bại hơn 5.000 chữ ký ủng hộ của nhân dân khắp nơi. Và có cái gọi là ‘‘hiệp thương’’, nhưng những người liên quan lại không được tham gia, tức là ‘‘hiệp thương’’ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, để họ tự quyết định. Tức cái gọi là ‘‘hiệp thương’’ và ‘‘hội nghị cử tri’’ đều là các biện pháp hợp thức hóa cho việc làm vi hiến, tước quyền ứng cử, tước quyền lựa chọn (bằng lá phiếu) của tuyệt đại đa số cử tri. Tôi nghĩ đây là vấn đề cốt lõi.
Chúng tôi đấu tranh là để thay đổi những quy định như vậy, những luật như vậy. Còn những luật đã quy định như thế, đã thiết kế cho việc như thế, thì chuyện chính quyền cấp dưới mà họ làm, theo định hướng của trên cấp chóp bu, thì tôi nghĩ là điều dễ hiểu. Tất cả các anh em, hoạt động nhân quyền, dân chủ, khi ra tự ứng cử cũng biết ngay điều đó từ ban đầu rồi ».
NGHE : Toàn
bộ cuộc phỏng vấn với tiến sĩ Nguyễn Quang A (Hà Nội) 10/04/2016
No comments:
Post a Comment