Fri,
04/08/2016 - 15:01 — nguyenthituhuy
Chính
trị Việt Nam đang ở trong một giai đoạn vô cùng thú vị, với những
chuyển động rất đáng được quan tâm và rất đáng được phân tích. Sự
hấp dẫn càng tăng do tính chất bí mật, tính chất thiếu minh bạch
của các hoạt động chính trị đặc thù cho thể chế cộng sản. Sau mỗi
khép mở của tấm màn đen, sau mỗi sự kiện, vô số các bình luận được
gợi lên. Các bình luận có thể bay tứ tung các ngả, và các bình
luận có thể đối lập nhau như nước với lửa, như mặt trăng và mặt
trời, như ngày và đêm…
Trong
bài này, tôi trở lại với một sự kiện đang được trình diễn trên sân
khấu chính trị : Quốc hội khóa 13, ngay trước khi giải tán, đã
và đang tiến hành bầu lại các chức danh lãnh đạo cao nhất của bộ
máy quyền lực.
Sự
kiện này gây ra nhiều phản ứng và nhiều phân tích, và như đã nói,
có những phân tích khác biệt đến mức đối lập nhau. Đối lập ở hai
khuynh hướng : một khuynh hướng cho rằng việc này vi hiến, một
khuynh hướng khác cho rằng việc này không vi hiến.
Khi
nào thì việc bầu các chức vụ lãnh đạo đang được Quốc hội tiến
hành là vi hiến ? Câu trả lời dĩ nhiên là : khi Quốc hội
khóa 13 bầu các chức vụ lãnh đạo cho nhiệm kỳ 2016-2021, vốn sẽ là
nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 14. Vi hiến, bởi vì Quốc hội khóa 13
không có thẩm quyền này, không có thẩm quyền bầu chủ tịch cho Quốc
hội khóa 14 cũng như các vị trí lãnh đạo của chính phủ nhiệm kỳ
2016-2021.
Khi
nào thì không vi hiến ? Khi Quốc hội 13 bầu Chủ tịch cho mình,
và bầu các vị trí lãnh đạo cho nhiệm kỳ của mình, tức là nhiệm
kỳ 2011-2015.
Trong
bài viết của tôi, « Quốc hội khóa 13 và Quốc hội khóa 14 và
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa », viết vào ngày 31/3/2016, tôi
cho rằng việc bầu lãnh đạo cao cấp lần này của Quốc hội 13 là vi
hiến.
Tôi
sẽ giải thích vì sao tôi nói như vậy.
Lý
do là: cho đến ngày 31/3/2016, cho đến thời điểm tôi viết bài báo trên
đây, chưa có một báo chính thống nào, chưa có một văn bản chính thức
hay một phát ngôn chính thức nào từ phía lãnh đạo khẳng định rằng
các chức danh chủ chốt đang được bầu những ngày này chỉ là lãnh
đạo của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, và họ sẽ phải bị (hoặc được)
bầu lại sau khi có Quốc hội khóa 14.
Trái
lại, tất cả thông tin của hệ thống truyền thông đều khiến cho nhân dân
hiểu rằng, những lãnh đạo này sẽ là lãnh đạo của nhiệm kỳ
2016-2021. Hơn nữa, có những thông tin mang tính khẳng định rằng đây sẽ
là ban lãnh đạo của nhiệm kỳ mới, chứ không phải là ban lãnh đạo
lâm thời từ nay đến tháng 7.
Tôi
đưa ra đây một ví dụ để làm bằng chứng: phát
biểu của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, trên
VNEXPRESS, ngày 13/3/2016. Trích nguyên văn: “Giải thích lý do có sự chuyển
giao quyền lực sớm hơn 3 tháng so với quy định, ông Phúc nói: "Một số
chức danh sau Đại hội Đảng không tham gia Trung ương khóa mới, trong khi chúng
ta đang tiến hành bầu cử Quốc hội khóa 14 và đến tháng 7 mới diễn ra kỳ họp thứ
nhất. 2016 là năm đầu tiên thực hiện mục tiêu 5 năm của Đại hội Đảng khóa XII
(2016-2021) nên cần động lực mới, khí thế mới để thực hiện nhiệm vụ ngay từ
ngày đầu nhiệm kỳ".”
Rõ
ràng, phát biểu này của ông Hạnh Phúc khẳng định rằng những lãnh
đạo này là những lãnh đạo của nhiệm kỳ 2016-2021, và họ được
chuyển giao quyền lực trước 3 tháng. Và vì thế, theo quy định của
Hiến pháp, thì Quốc hội khóa 13 không có thẩm quyền bầu những lãnh
đạo này, và VÌ THẾ, Quốc hội 13 đã làm một việc vi hiến.
Có
lẽ để tránh việc Hiến pháp Việt Nam bị Quốc hội 13 biến thành một
mớ giấy lộn nên ông
Nguyễn Hạnh Phúc lại phải tuyên bố, trên báo Tiền phong, vào ngày
1/4/2016, rằng: “Bốn chức danh khi được bầu sẽ phải tuyên thệ trước Quốc hội
là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án TAND tối cao.
Bốn chức danh này, nếu tiếp tục được bầu nhiệm kỳ mới sẽ lại tuyên thệ trước Quốc
hội vào tháng 7 tới». Dù không nói rõ, nhưng Tuyên bố này đã có hàm
ý là các chức danh lãnh đạo chủ chốt sẽ phải được bầu lại sau khi
có Quốc hội khóa 14.
Quả
thật chính trị Việt Nam đang vô cùng thú vị. Về độ hấp dẫn, phải
nói là không có một tiểu thuyết gia nào, không một kịch tác gia nào
ở Việt Nam hiện nay có thể viết hấp dẫn bằng sân khấu chính trị
thực tế đang diễn ra.
Lẽ
ra, các thông tin trên báo chí Việt Nam đã phải nêu rõ ngay từ đầu,
rằng, việc bầu chức danh ở thời điểm này chỉ có giá trị đối với
Quốc hội 13, một Quốc hội đang ở thời điểm sắp giải tán, đang họp
kỳ cuối cùng của mình, chứ không có giá trị với Quốc hội khóa 14,
một Quốc hội sẽ chỉ được bầu bắt đầu vào ngày 22/5/2016, và sẽ
chỉ bắt đầu hoạt động vào tháng 7 tới. Và vì thế mà lẽ ra báo
chí Việt Nam phải nêu rõ rằng chính phủ này chỉ là một chính phủ
lâm thời, được bầu ra để giải quyết những việc lâm thời, trước mắt.
Và lẽ ra phải nói rõ đó là những việc gì, và tại sao những việc
đó lại cần đến một chính phủ mới, tạo sao chính phủ vừa bị bãi
nhiệm không đủ năng lực để làm việc đó. Và nhiều thông tin cần thiết
khác nữa, vân vân và vân vân, nếu ta đòi hỏi một sự vận hành bình
thường và lành mạnh của một nền báo chí bình thường. Nhưng vì mọi
thứ đều không bình thường, không có gì rõ ràng, nên bình luận của
dân chúng cứ bay loạn xạ như những cánh bướm mùa xuân.
Vì
sao báo chí chính thống không nêu rõ như vậy? Vì sao báo chí đặt độc
giả vào tình trạng phải hiểu rằng chính phủ mới này chính là
chính phủ của nhiệm kỳ 2016-2021?
Có
mấy giả thiết:
1/
Do tất cả các báo đều “QUÊN”, không ghi rõ (một chứng quên thật hấp
dẫn!!!).
2/
Có thể chủ trương của Bộ chính trị là: đây là bầu lãnh đạo
cho nhiệm kỳ 2016-2021, nhưng không nói rõ, để cho dân muốn hiểu sao
thì hiểu. Nếu dân không có phản ứng gì thì sẽ không phải bầu lại.
Nếu có phản ứng thì sẽ bầu lại, cho khỏi vi phạm Hiến pháp.
Quả
là việc này đã gây ra quá nhiều phản ứng. Và nếu Quốc hội không
làm cho đúng Hiến pháp thì Hiến pháp sẽ trở thành mớ giấy lộn và
việc tuyên thệ trung thành với Hiến pháp sẽ chẳng còn có ý nghĩa
gì, sẽ chỉ là một trò hề mà các vị lãnh đạo cao cấp nhất quốc
gia buộc phải trình diễn.
Phải
chăng vì thế, ông Nguyễn Hạnh Phúc phải đưa ra một thông tin mơ hồ về
việc các chức danh sẽ phải được bầu lại. Mặc dù trước đó, vào
ngày 13/3/2016, cũng chính ông Nguyễn
Hạnh Phúc đã phát biểu trên vnexpress,về “sự chuyển giao quyền lực sớm
hơn 3 tháng so với quy định” dành cho chính phủ mới. Phân tích cụ thể
hơn sẽ thấy, câu này: “sự chuyển giao quyền lực sớm hơn 3 tháng so với quy định”,
dĩ nhiên nói lên một cách rõ ràng rằng bộ máy quyền lực của nhiệm
kỳ 2016-2021 được bầu sớm 3 tháng so với quy định của luật pháp. Và
có thể hiểu là vào ngày 13/3, khi ông Hạnh Phúc phát biểu câu đó
thì chưa hề có chủ trương bầu lại, và đồng thời các ông ấy hiểu
rất rõ thế nào là quy định của luật pháp, nhưng cứ quyết định làm
cho khác đi. Nhưng ngày 1/4 thì ông Phúc buộc phải để lộ cho dân chúng
hiểu rằng sẽ có việc bầu lại.
Và
nếu thực sự sẽ có việc bầu lại, thì phải chăng, sự hiểu biết về
luật pháp của người dân và phản ứng của người dân đã buộc chính
quyền phải tôn trọng luật pháp? Nếu quả như vậy thì thật là thú
vị!
Nhưng,
đằng nào cũng phải có một hay nhiều chữ “nhưng”. Hệ quả của việc
bầu lại là ở chỗ: chính phủ mới đột nhiên bị trở thành một chính
phủ lâm thời, và sẽ phải chịu rủi ro, nếu như trong kỳ bầu lại vào
tháng 7, có một chút ít phần trăm dân chủ nào đó trong Quốc hội.
Tuy
nhiên, chính điều này khiến ta có thể nghĩ rằng, việc bầu cử phức
tạp như thế này có thể xem là một phép thử, một phép thử đưa đến
hai khả năng:
1/
Nếu thành phần của chính phủ chính thức sẽ được bầu vào tháng 7
có thay đổi so với chính phủ lâm thời này (nghĩa là có những người
của chính phủ lâm thời này phải ra đi và những người mới được bầu
thay thế), thì (tôi mở dấu hai chấm để nhấn mạnh): điều này cho thấy
có một lượng dân chủ nhất định trong Quốc hội mới, và cho thấy có
một nỗ lực thay đổi đáng nể phục ở một số người lãnh đạo hiện nay
mà ta chưa biết rõ họ là ai.
2/Nếu
chính phủ mới do Quốc hội khóa 14 “bầu” ra trùng hợp hoàn toàn với
chính phủ lâm thời đang được bầu hiện nay, thì Quốc hội mới là một
Quốc hội hoàn toàn bị điều khiển, và Việt Nam có thể sẽ đi vào
một thời kỳ bóp nghẹt về dân chủ nặng nề hơn nữa, và song song, có
thể là sự đàn áp sẽ gia tăng hơn nữa.
Liệu
đằng sau tấm màn của sân khấu chính trị có một vài vị đạo diễn
tài ba cho nền dân chủ, hay là chỉ có những ý chí độc tài và những
bàn tay sắt mà thôi??? Ở thời điểm này chúng ta chưa biết câu trả
lời sẽ như thế nào.
Bây
giờ, ta sẽ xem xét vấn đề từ một góc độ khác, khi giả định rằng,
việc bầu cử chức danh lãnh đạo chủ chốt lần này chỉ là bầu cho
Quốc hội khóa 13 và bầu cho nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 13, nhiệm
kỳ 2011-2015. Trong trường hợp này Quốc hội 13 có vi phạm luật pháp không?
(Còn
tiếp)
Paris,
8/4/2016
Nguyễn Thị Từ Huy
No comments:
Post a Comment