6/4/2016
Khi
nói về phá sản, chúng ta thường nghĩ về sự cạn kiệt tiền tài. Đó là loại phá sản
chúng ta thường thấy trên báo chí hay nghe bạn bè nói đến. Phá sản kinh tế tài
chánh là một thảm cảnh không ai muốn mình lâm phải.
Có
một loại phá sản khác, cũng là thảm cảnh nhưng ở tầm vóc to lớn hơn nhiều. Đó
là phá sản chủng tộc.
Khi
phá sản tài chánh, một sáng nào đó người ta thức dậy nhìn chung quanh không còn
thấy tiền bạc, của cải gì của mình nữa. Khi phá sản chủng tộc, một ngày nào đó
người ta mở mắt nhìn chung quanh không còn thấy ai cùng chung sắc dân, cùng
chung ngôn ngữ, cùng chung văn hóa, cùng chung lịch sử, cùng chung quê hương xứ
sở như mình nữa. Và tương tự như phá sản tài chánh, người bị phá sản chủng tộc
cũng không còn tương lai.
Phá
sản chủng tộc ít khi xảy ra đột ngột một sáng một chiều. Nó xảy ra dần dần nên
nhiều khi người ta không để ý là họ đang trôi dần xuống con dốc phá sản.
Thế
thì dấu hiệu gì có thể giúp chúng ta nhận ra là mình đang nằm trên con đường
phá sản chủng tộc? Chúng ta thường biết mình đang trên đà phá sản tài chánh khi
chúng ta nhìn thấy mình càng lúc càng có ít tiền bạc, của cải. Khi trên đà phá
sản chủng tộc, chúng ta nhìn chung quanh sẽ thấy càng lúc càng ít… trẻ con cùng
chủng tộc của mình.
Lấy
Đức làm thí dụ tiêu biểu cho một số nước Âu Châu như Đan Mạch, Thụy Điển, v.v.
Mức độ sinh sản trung bình của mỗi cặp vợ chồng ở Đức là 1,3 con. Có nghĩa là
không khác gì trong mấy chế độ giới hạn sinh đẻ 1 con của Trung Quốc trước đây.
Toàn bộ hệ thống an sinh xã hội của Đức dựa trên nguyên tắc thế hệ trẻ làm việc
sinh lợi tức để nuôi các thế hệ lớn tuổi hơn. Nếu chỉ lấy 1,3 người để thay thế
2 người thì hệ thống nầy không thể hoạt động lâu dài được. Trong tương lai
không xa lắm, lợi tức quốc gia sẽ không còn đủ để nuôi sống một dân số ngày
càng già yếu đi chớ đừng nói chi đủ sức phát triển để kịp theo bước tiến thế giới.
Trung Quốc ngày nay cũng đã hủy bỏ chế độ 1 con vì lý do nầy.
Trong
điều kiện lý tưởng, hệ thống an sinh xã hội của các nước như Đức phải giống như
một mô hình kim tự tháp: thế hệ trẻ chiếm đa số nằm phía dưới nhất, lên dần bên
trên là các thế hệ cao niên hơn, đến thế hệ lão niên đã về hưu chiếm dân số nhỏ
nhất nằm trên đỉnh. Hệ thống dạng nầy dùng lực lượng lao động trẻ làm nguyên liệu
xây dựng nền móng kinh tế lớn vững nâng đỡ các thế hệ lớn tuổi hơn phía trên.
Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia trên bắt đầu giống một mô hình
kim tự tháp nằm ngược đầu: nền móng phía dưới ngày càng nhỏ hẹp trong khi phần
đỉnh ngày to lớn nặng nề hơn. Một xã hội với cấu trúc nầy sẽ sụp đổ một ngày
không xa.
Vấn
đề là người dân Đức nói riêng và nhiều dân tộc Âu Châu nói chung không thích
sinh đẻ nhiều. Vì một số lý do khác nhau, mức độ sinh sản của Âu Châu, và Bắc Mỹ
cũng như Úc Châu, rất thấp. Càng ngày càng thấp. So với Á Châu. So với Phi
Châu. So với Trung Đông.
Nói
về phá sản chủng tộc, các quốc gia trên đang trên đà lao xuống cái hố thẳm đó.
Phá sản chủng tộc sẽ dẫn liền theo phá sản kinh tế. Và Đức là một nước đứng đầu.
Và họ cũng nhận thấy điều đó.
Thế
thì nước Đức làm gì? Giới lãnh đạo Đức đã nảy ra một sáng kiến thần kỳ: nếu cần
nhiều người trẻ để làm nền tảng cho cái kim tự tháp an sinh xã hội mà không sản
xuất trong xứ được thì chúng ta cứ nhập cảng họ vào từ nước ngoài. Và vì đó Đức
đã mở rộng vòng tay đón nhận hàng triệu di dân Hồi Giáo vào trong nhiều đợt từ
những năm 1960. Di dân Hồi Giáo nổi tiếng sinh sản nhiều. Như vậy không bao lâu
sau, theo kế hoạch trên, nước Đức sẽ có đầy đủ lực lượng trẻ để làm việc cho nền
kinh tế Đức. Và những người cao niên trong xứ sẽ không còn bị bắt buộc phải làm
việc khi già yếu nữa vì hệ thống an sinh xã hội quốc gia sẽ bảo trợ cho họ đến
khi họ nhắm mắt.
Tuy
nhiên, sáng kiến trên có một lỗ hổng lớn. Ngay cả nếu không nói gì đến vấn đề
an ninh liên quan đến khủng bố, hay vấn đề văn hóa Hồi Giáo cực đoan như luật lệ
Sharia, sáng kiến nầy chỉ hiệu nghiệm nếu những người di dân đến Đức quan tâm đến
việc tìm kiếm việc làm và chịu đi làm việc.
Vấn
đề là không có gì bảo đảm rằng những người di dân hiện nay đang tràn ngập qua
biên giới Đức sẽ đóng góp sức lao động của họ vào nền kinh tế Đức. Thật ra có
nhiều bằng chứng cho thấy chuyện nầy sẽ không xảy ra như giới lãnh đạo Đức dự
tính.
Nếu
nhìn vào những di dân Hồi Giáo hiện đã sinh sống ở Đức, cũng như ở các nước Âu
Châu lân cận, thì sẽ thấy. Tỉ lệ thất nghiệp trung bình trong các cộng đồng di
dân Hồi Giáo là 30-40%. Riêng giới trẻ di dân Hồi Giáo, tỉ lệ thất nghiệp ở khoảng
50-60%. Có nghĩa là chưa đến 2 di dân Hồi Giáo trong tuổi lao động là có một
người không làm việc, và ở nhà lãnh trợ cấp xã hội.
Nhiều
người cho rằng những người di dân Hồi Giáo không tìm được việc làm là vì họ
chưa thích ứng được với nền văn hóa xa lạ Âu Châu. Hoặc là vì họ không được
cung cấp đầy đủ điều kiện huấn luyện nghề nghiệp. Hoặc là vì họ không được dân
bản xứ cho cơ hội làm việc.
Một
thiểu số di dân Hồi Giáo có học vấn cao đã rất thành công khi đến nhập cư ở các
nước Âu Châu. Họ chịu khó đi tìm việc làm và chịu khó làm việc. Họ chịu khó
trong việc hòa nhập vào xã hội Tây Phương. Họ trở thành những người có công ăn
việc làm ổn định, kể cả các nghành nghề có địa vị trong xã hội. Trong khi đó phần
lớn lại không kiếm được việc làm và do đó không có đủ lợi tức để nuôi thân. Lý
do chính là vì phần đông những người nầy đã không hề có cơ hội ở xứ sở họ để đạt
đến một trình độ học vấn cần thiết cho việc hòa nhập vào đời sống trong các nước
Tây Phương. Cộng đồng di dân Somali chẳng hạn là một thí dụ rõ rệt nhất. Chỉ có
khoảng 18% trẻ em trai và 15% trẻ em gái ở Somali được đi học đến bậc tiểu học.
Thật
ra là còn một lý do khác nữa, liên quan đến vấn đề văn hóa. Nhiều di dân Hồi
Giáo đến từ những xứ sở mà con người bóc lột nhau ở đủ mọi phương diện. Phần lớn
họ nằm trong thành phần bị bóc lột từ thế hệ nầy đến thế hệ khác. Họ đã phải suốt
đời lao động cực nhọc để phục vụ giai cấp chủ nhân của họ. Họ chỉ có thể phản
kháng bằng cách tránh né việc làm khi nào họ có thể. Họ không hề có khái niệm
gì về đóng góp xây dựng xã hội. Bây giờ nếu tránh khỏi cần đi làm mà vẫn được
có tiền trợ cấp để sống thì tại sao họ phải bận tâm? Suốt đời họ đã là những
người bị lợi dụng nên bây giờ nếu có thể lợi dụng được người khác thì họ sẽ
không ngần ngại gì cả.
Theo
thống kê quốc gia năm 2011, tổng số di dân Hồi Giáo ở Đức khoảng 1,5 triệu người
(tức là 1,9% tổng dân số Đức). Tuy nhiên, con số nầy được xem là không chính
xác vì rất nhiều người không kê khai tôn giáo của họ trong các cuộc thống kê dạng
nầy. Năm 2009, người ta dùng các dữ kiện xã hội khác để ước đoán con số di dân
Hồi Giáo ở Đức thật ra là 4,3 triệu (tức là 5,4% tổng dân số). Hiện nay con số
nầy ước lượng khoảng 5,8 triệu.
Theo
tài liệu mới được tiết lộ, Đức hiện đang trù tính sẽ nhận vào hơn một triệu người
tị nạn Hồi Giáo mỗi năm bắt đầu từ 2016. Nếu tính đến chính sách bảo lãnh đoàn
tụ gia đình, mỗi cá nhân sẽ bảo lãnh mang vào Đức thêm trung bình 4 đến 6 thân
nhân nữa. Có nghĩa là các con số di dân Hồi Giáo ở Đức sẽ gia tăng cấp lũy thừa
trong vòng vài thập niên tới.
Ông
Uwe Brandl, Chủ Tịch của Hội Đồng Hành Chánh Bavarian, ước đoán đến năm 2020 nước
Đức sẽ có tổng cộng không dưới 20 triệu di dân Hồi Giáo. Số lượng nầy sẽ thay đổi
bộ mặt xã hội của Đức toàn diện và vĩnh viễn. Ông Brandl cho biết nếu không kiềm
chế mức độ thu nhận người tị nạn Hồi Giáo vào Đức ngay bây giờ thì sẽ xảy ra
tình trạng rối loạn xã hội không cứu chữa được.
Mỗi
gia đình tị nạn có 4 người hiện nay được lãnh trợ cấp khoảng 1200 euro mỗi
tháng, chưa kể phụ cấp nhà cửa và thực phẩm. Tiền trợ cấp của một gia đình bản
xứ người Đức về hưu sau khi đã bỏ công sức làm việc 30 năm cũng chỉ hơn con số
đó rất ít. Thêm vào đó, chế độ bảo hiểm sức khỏe của hai gia đình trên đều giống
y nhau. Điều nầy sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về sự công bằng trong quyền lợi xã hội.
Có nhiều phe nhóm trong người bản xứ Đức hiện đang rất quan tâm về vấn đề nầy ở
nhiều mức độ và bằng nhiều phương cách khác nhau.
Những
người nầy cho rằng chính sách nhập cư thả cửa của Nữ Thủ Tướng Angela Markel hiện
nay sẽ dẫn đến một bất ổn chính trị trầm trọng. Nếu đại đa số những di dân Hồi
Giáo đã đến sinh sống ở Đức từ bao năm qua vẫn tiếp tục tự cô lập trong những cộng
đồng riêng biệt của họ thì không có hy vọng gì để thấy hàng triệu người tị nạn
Hồi Giáo sắp đến sẽ chịu hòa nhập với người bản xứ Đức.
Nhiều
người cũng lo lắng về vấn đề an ninh quốc phòng. Một số chính khách cao cấp cho
rằng chính sách di dân thả cửa đang nhập vào Đức các thành phần Hồi Giáo cực
đoan và các mầm móng khủng bố. Những cơ quan an ninh Đức cũng nhìn nhận hiện nay
họ không có khả năng kiểm soát và gạn lọc các thành phần nầy. Hơn nữa, sự khác
biệt về văn hóa lẫn mức hiểu biết về luật pháp quốc gia sẽ gây ra xung khắc lớn
về quan điểm chính trị lẫn quyền lợi xã hội giữa những phe nhóm khác nhau trong
nước. Các phe nhóm trên, ủng hộ hay phản đối việc di dân, sẽ phản ứng bằng cách
nầy hay cách khác. Các vụ tấn công tình dục tập thể ở Cologne trong đêm Giao Thừa
2015-16 vừa qua làm cho tình thế thêm căng thẳng. Tất cả những sự việc trên sẽ
làm đời sống người dân Đức bất an và tệ hại hơn.
Ngay
Phó Thủ Tướng Sigma Gabriel và Bộ Trưởng Ngoại Vụ Frank-Walter Steinmeier sau
nhiều tháng bênh vực chính sách di dân của bà Angela Merkel mới đây cũng đã thố
lộ nỗi lo âu của họ. Họ thú nhận rằng chính sách nầy đang gây chia rẽ xã hội Đức
trầm trọng. Họ nói Đức rõ ràng không thể tiếp tục thu nhận số lượng di dân như
thế nầy nữa. Bộ Trưởng Tài Chính Markus Soder cũng cho biết Đức cần phải giới hạn
số lượng di dân và số người tị nạn hiện đang ùa qua biên giới Đức chỉ có thể
ngưng lại nếu chính quyền Đức đóng cửa biên giới lập tức và loan báo rõ ràng rằng
không phải bất cứ ai cũng có thể tự tiện xâm nhập vào lãnh thổ Đức.
Cựu
Bộ Trưởng Nội Vụ Hans-Peter Friedrich chỉ trích chính sách di dân của bà Merkel
là một “lỗi lầm chính trị to lớn chưa từng thấy” và nó sẽ “mang đến những hậu
quả thảm hại lâu dài”. Ông kết luận về làn sóng tị nạn hiện nay, “Chúng ta đã
hoàn toàn mất kiểm soát.”
Vào
tháng Mười vừa qua, hơn 200 thị trưởng của vùng North-Rhine Westphalia đã đồng
ký kiến nghị đến Thủ Tướng Merkel. Họ cảnh báo rằng họ không còn sức thu nhận
người tị nạn nữa. Bức kiến nghị nầy bày tỏ sự hết sức lo lắng của họ cho những
thành phố, những tỉnh lỵ, những thôn làng trong vùng về số lượng người tị nạn
khổng lồ đang tiếp tục tràn ngập vào vô giới hạn. Các chính quyền địa phương
không còn chỗ cho người tị nạn ở nữa. Tất cả nhà cửa có thể dùng làm nơi cư ngụ,
lều trại và ngay cả các kiện hàng tàu chế biến lại, đều đã cạn kiệt. Các thị
trưởng cho biết địa phương họ đang trong tình trạng khủng hoảng. Họ đang dồn hết
tài nguyên để cố giải quyết vấn đề di dân nầy và không còn khả năng để làm việc
gì khác nữa cả.
Cũng
trong tháng Mười vừa qua, Thủ Tướng Hungary ông Viktor Orban đã cảnh báo rằng
toàn thể Âu Châu đang đứng trước một thảm họa vĩ đại. Vấn đề di dân hiện nay có
thể làm lung lay nền móng chính quyền của một số quốc gia. Ông nói luồng sóng
di dân chúng ta đang thấy hiện nay không chỉ là những người tị nạn chiến tranh
mà còn là vô số người tị nạn kinh tế lẫn những phiến quân quá khích đang trà trộn
trong đó. Số người di dân nầy ngày càng đang lớn hơn. Không những chỉ từ Syria
mà bây giờ còn từ Iraq, Pakistan, A Phú Hãnh và các nước Phi Châu nữa. Hiện
nay, số người tị nạn đang trên đường tiến vào các thị trấn ven biên Đức là khoảng
10 ngàn người mỗi ngày. Theo ông, số lượng và thành phần của làn sóng di dân nầy
đã đạt đến một mức độ nguy hiểm cho sự sống còn không những của Đức mà còn của
toàn Âu Châu.
Ông
Orban đồng ý rằng bổn phận của chúng ta là phải giúp đỡ những người tị nạn chiến
tranh và tị nạn chính trị. Đó là một nghĩa cử nhân đạo đáng được ủng hộ. Giải
pháp trước mắt là cung cấp nơi tạm trú và thực phẩm cho họ. Tuy nhiên, nơi họ tạm
trú sẽ được tổ chức chặt chẽ và riêng biệt với dân bản xứ. Và chúng ta phải có
hoạch định rõ rệt rằng chúng ta sẽ đưa trả những người tị nạn lại quê hương, quốc
gia của họ. Chúng ta làm điều đó bằng cách đồng hợp sức giúp họ lấy lại đất nước
và xứ sở của họ để họ có thể trở về đó sinh sống lại như trước. Đó là một giải
pháp lâu dài thích đáng nhất.
Những
người tị nạn nầy không cần phải trở thành thường trú nhân, hay công dân, của Âu
Châu. Chúng ta không thể, và không có bổn phận phải cung ứng cho họ một đời sống
mới ở Âu Châu. Người dân bản xứ ở Đức, Áo, Hungary, v.v. đã từ bao nhiêu thế hệ
đóng góp vào việc xây dựng đời sống tốt đẹp mà chúng ta hiện có ở Âu Châu. Những
người nầy có chủ quyền của cuộc sống đó. Các chính phủ Âu Châu có trách nhiệm
và bổn phận bảo vệ quyền lợi của người dân trong nước. Những hành động cẩu thả,
thí dụ như chính sách di dân tự do đang thấy ở Đức, xâm phạm và hủy hoại quyền
lợi cơ bản lẫn sự an toàn trong cuộc sống của người dân bản xứ, và do đó cần phải
chấm dứt lập tức.
Ông
Orban kêu gọi báo chí hãy tường thuật chính xác những gì đang xảy ra. Chúng ta
thấy trên các bản tin của các đài truyền hình những hình ảnh đàn bà trẻ nít
nheo nhóc lũ lượt lội bộ hàng trăm cây số tìm nơi tạm trú. Trên thực tế, trong
làn sóng tị nạn hiện nay có đến 70% toàn là thanh niên trai tráng mạnh khỏe. Những
người nầy xông xáo vào các thị trấn ven biên của Đức với thái độ hung hãn của
những đoàn quân xâm chiếm chớ không phải với tư cách của những người tị nạn
đang tìm nơi tạm trú.
Đoạn
phim ngắn sau đây cho thấy những gì ông Orban diễn tả ở trên.
Một
điều cần nhận biết là phần lớn những người di dân Hồi Giáo vừa đến Đức gần đây,
và các quốc gia lân cận, thật ra không phải là người tị nạn chiến tranh. Ít nhất
là trên mặt pháp lý.
Trước
hết, không phải tất cả những người nầy đang bỏ chạy khỏi chiến trường Syria. Phần
lớn họ xuất phát từ những vùng tuy đói nghèo nhưng không bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi chiến tranh. Một số không nhỏ từ các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng thời
cơ cỡi theo làn sóng tị nạn để di dân bất hợp pháp sang Âu Châu. Đây chỉ là những
người tị nạn kinh tế.
Còn
những người thật sự đang chạy loạn vì chiến tranh ở Syria, những người nầy đã
không đến Đức trực tiếp từ Syria. Hầu hết họ đã vượt qua biên giới Syria vào đến
lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ hay Jordan. Ở Thổ Nhĩ Kỳ và ở Jordan không có chiến tranh.
Nếu họ dừng chân đó thì họ là những người tị nạn chiến tranh. Tuy vậy, chế độ
an sinh xã hội ở 2 nước nầy rất thấp kém so với ở các nước Âu Châu như Đức, Đan
Mạch, Thụy Điển, v.v. Vì vậy những người nầy không chịu dừng lại ở Thổ Nhĩ Kỳ
và Jordan. Họ đã không dừng lại ở đó sau khi đã đến nơi an toàn xa khỏi xứ sở
chiến tranh Syria của họ. Họ biết ở Đức họ sẽ có một đời sống dễ dàng hơn. Họ
biết tiền trợ cấp xã hội ở Đức sẽ nhiều hơn. Vì thế họ quyết tâm và cố tình rời
bỏ nơi tạm trú an toàn ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan để tiếp tục đi đến Đức. Và làm
như thế theo định nghĩa họ đã tự biến thành những người tị nạn kinh tế chớ
không còn là tị nạn chiến tranh nữa.
Trở
lại vấn đề phá sản chủng tộc, thống kê cho thấy các cộng đồng Hồi Giáo người
Somalis chẳng hạn khi vào định cư ở Thụy Điển có tốc độ sinh sản gấp 4 lần người
bản xứ Thụy Điển. Tên Mohammed chiếm số đông nhất trong những tên hiện nay của
toàn dân số nước Anh. Điều quan trọng hơn nữa là số lượng trẻ con Hồi Giáo dưới
4 tuổi ở Anh hiện chiếm khoảng hơn 9%.Tương tự ở Na Uy, tên Mohammed chiếm 10%
trong trẻ con trong nước nầy. Ở Đức, ít nhất 10% trẻ mới sinh ra có cha mẹ là
người Hồi Giáo.
Khi
nói đến sự sống còn của một chủng tộc, nhóm dân số quan trọng nhất theo thứ tự
từ thấp đến cao là những nhóm dưới 30 tuổi, dưới 20 tuổi, và kế đó là dưới 4 tuổi.
Nhóm dân số ở tuổi trung niên và thanh thiếu niên tuy giữ phần sản xuất xây dựng
kinh tế hiện tại, nhóm trẻ con mới chính là tương lai của dân tộc. Thành phần
trẻ con nào lớn nhất trong một nước sẽ định đoạt bộ mặt xã hội và văn hóa của
nước đó trong tương lai.
Ở
Mỹ Châu và Úc Châu cũng không miễn nhiễm về vấn đề phá sản chủng tộc. Tuy với
các số lượng di dân nhỏ hơn, tốc độ sinh sản của cộng đồng Hồi Giáo ở các quốc
gia nầy vẫn không kém gì ở Âu Châu. Ở Mỹ, kể từ ngày 11 tháng Chín 2001 đến
nay, dân số Hồi Giáo đã tăng lên thêm hơn 67%.
Hiện
nay lứa tuổi trung bình của dân bản xứ Đức là 46 tuổi trong khi lứa tuổi trung
bình của cộng đồng Hồi Giáo ở Đức chỉ là 34 tuổi. Càng nhiều thanh niên trai trẻ
di dân gia nhập thêm vào các cộng đồng Hồi Giáo ở Âu Châu thì các cộng đồng nầy
sẽ càng trẻ hơn nữa so với các cộng đồng dân bản xứ ngày càng già nua đi. Trong
một dân tộc, cộng đồng nào có dân số trẻ nhất sớm muộn gì cũng sẽ chiếm giữ vị
thế nhân chủng mạnh nhất trong dân tộc đó. Trong một quốc gia dân chủ, cộng đồng
nào sinh sản mạnh nhất sớm muộn gì cũng sẽ chiếm giữ quyền lực chính trị của quốc
gia đó. Một cộng đồng lớn mạnh nhất về mặt nhân chủng lẫn chính trị trong một
quốc gia nắm chủ quyền của quốc gia đó.
Nói
cách khác với tình hình Âu Châu hiện tại, nếu không có biện pháp cứu vãn thích
hợp nào được áp dụng nhanh chóng và cứng rắn thì trong tương lai không xa lắm
Âu Châu sẽ là một lục địa với đại đa số dân cư là người Hồi Giáo gốc Trung Đông
và Phi Châu. Sẽ có một thay đổi rất lớn về văn hóa và chủ quyền của các quốc
gia trong lục địa nầy.
Đó
có lẽ sẽ là một trong những cuộc phá sản chủng tộc đáng nhớ nhất trong lịch sử
nhân loại. Đáng nhớ, cho đến một ngày nào đó khi không còn ai quan tâm để nhớ đến
nó nữa.
(Ảnh sưu tầm)
No comments:
Post a Comment