Việt Hà, phóng viên RFA
2016-04-22
2016-04-22
Đối thoại
nhân quyền Việt Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 4 tới đây tại Washington DC.
Ngay trước khi cuộc đối thoại diễn ra, các hôi đoàn của người Việt ở hải ngoại
đã tổ chức các hoạt động vận động chính phủ Mỹ gây sức ép đòi hỏi Việt Nam phải
cải thiện vấn đề nhân quyền. Đây cũng là việc làm thường xuyên hàng năm của các
hội đoàn ở hải ngoại trước các đối thoại nhân quyền hay sự kiện quan trọng
trong quan hệ Việt Mỹ. Đối thoại năm nay có gì đặc biệt trong cách nhìn của các
hội đoàn của người Việt tại Hoa Kỳ?
Việt
Nam phải thực tâm cải thiện nhân quyền
Đối thoại
nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 20 diễn ra tại Washington DC vào ngày 25 tháng 4
trong sự trông đợi của những hội đoàn vận động cho nhân quyền Việt Nam ở Mỹ. Những
hội đoàn của người Việt tại Mỹ mong muốn vận động chính phủ Mỹ gây sức ép đối với
Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một loạt những yêu cầu đổi mới chính
trị, tiến dần đến dân chủ hóa.
Theo
thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 21 tháng 4, đối thoại nhân quyền
Việt Mỹ lần này sẽ tập trung vào một loạt các vấn đề bao gồm cải cách tư pháp,
pháp quyền, tự do bày tỏ ý kiến và lập hội, tự do tôn giáo, quyền của người lao
động và người tàn tật, quyền của người đồng tính và chuyển giới, hợp tác đa
phương và những trường hợp cá nhân.
Tiến sĩ
Nguyễn Đình Thắng, Tổng giám đốc kiêm chủ tịch của Boatpeople SOS, phát ngôn
nhân của liên minh cho một Việt Nam tự do dân chủ cho Đài Á Châu Tự Do biết:
“Chúng
tôi có một số lời yêu cầu với phía hành pháp từ bấy lâu nay là thứ nhất
là đặt điều kiện phía Việt Nam phải chứng tỏ thực tâm cải thiện nhân quyền bằng
cách trả tự do ngay và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm, chính trị
và tôn giáo. Thứ hai là xóa bỏ các điều luật vi phạm nhân quyền mà Việt Nam vẫn
dùng để bắt bỏ tù những nhà đấu tranh cho nhân quyền, những vị chức sắc tôn
giáo, đồng thời đưa ra những điều luật mới để thực thi các cam kết về nhân quyền
mà phía chính quyền Việt Nam đã có với quốc tế. Điểm kế đến là phải tôn trọng
quyền hội họp và lập hội của người dân trong đó có cả những tổ chức tôn giáo độc
lập với chính quyền và kể cả những công đoàn độc lập với chính quyền của người
lao động.”
Chính
quyền Việt Nam từ trước đến nay vẫn khẳng định Việt Nam không có tù chính trị.
Tuy nhiên theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch), hiện
Việt Nam còn giam giữ ít nhất 130 tù chính trị. Các tổ chức nhân quyền quốc tế
cũng đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng các
điều luật mù mờ trong bộ luật hình sự Việt Nam để bỏ tù các nhà tranh đấu dân
chủ và các blogger.
Bác sĩ
Nguyễn Quốc Quân, đại diện cho tổ chức tập hợp vì nền dân chủ nói về những yêu
cầu mà tổ chức của ông muốn đưa lên Bộ Ngoại giao trước đối thoại sắp tới:
“Theo
chúng tôi thì vấn đề chính vẫn là dân chủ hóa Việt Nam một cách trung thực. Đó
là mục đích quan trọng, ưu tiên số một. Trong đó chúng tôi muốn nhấn mạnh đến
việc là không phụ thuộc vào những thay đổi có tính cách phiến diện mà những
thay đổi thật sự có tính xây dựng và là nòng cốt cho thể chế dân chủ ở Việt
Nam.”
Sau 19
lần đối thoại nhân quyền giữa hai nước, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân cho rằng những
cải thiện về nhân quyền từ phía Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn:
“Nếu
nói chung và so sánh tình trạng nhân quyền từ hồi thập niên 80 đến giờ thì cũng
có môt vài thay đổi, tuy rằng nó chưa đúng với ý muốn của chúng ta nhưng nếu
nói là không có sự thay đổi thì không đúng. Nhưng những thay đổi đó không phải
là do chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn mà là do áp lực của quốc tế và
do nhu cầu đòi hỏi. Những cuộc đối thoại có mang lại kết quả. Bây giờ dù muốn
dù không thì các tổ chức phi chính phủ cũng đã được thành lập mặc dù nhà cầm
quyền không chính thức chấp nhận nhưng họ không thẳng tay bỏ tủ tất cả những
người thành lập các tổ chức đó. Thứ hai là vấn đề đàn áp một cách trắng trợn,
đưa các nhà tranh đấu vào tù mà không giải thích thì giờ họ phải né tránh. Họ
phải dùng công an mặc thường phục và phải dùng toán du thủ du thực để đàn áp. Tức
là họ né tránh. Đồng thời họ cũng cho một số người được ra ngoài hải ngoại. Một
số người tranh đấu được ra hải ngoại rồi về. Nói tóm lại là có một vài tiến triển
nhưng không đến mức chúng ta mong muốn.”
Mỹ
thuận lợi khi gây sức ép lên Việt Nam?
Phúc
trình về nhân quyền thường niên năm 2015 mới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố
vào ngày 13 tháng 4 vừa qua cho biết đã có một số những tiến triển nhất định
trong cải cách pháp lý ở Việt Nam. Tuy nhiên phúc trình này vẫn cho rằng Việt
Nam vẫn tiếp tục vi phạm quyền con người trầm trọng và không có tự do tôn giáo.
Chính phủ Việt Nam hôm 15 tháng 4 đã lên tiếng phản bác lại báo cáo này. Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói trong cuộc họp báo thường kỳ rằng
những thông tin được đưa ra trong phúc trình là sai lạc, thiếu khách quan và
không phản ánh đúng thực tế sự thực thi quyền con người ở Việt Nam.
Bước
vào cuộc đối thoại lần này, tình hình thế giới và trong khu vực có ảnh hưởng
không nhỏ đến đàm phán giữa hai phía. Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, điều này
có thể tạo thuận lợi cho phía Mỹ khi gây sức ép lên Việt Nam, khác so với những
lần đối thoại trước.
“Nó
có một số yếu tố sau đây làm chúng tôi nghĩ là cuộc đối thoại lần này sẽ khác.
Thứ nhất là tại vì có vấn đề hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP vẫn
còn nằm trong tay của quốc hội Hoa Kỳ. Thành ra chúng tôi vận động mới đây các
dân biểu Hoa Kỳ lên tiếng trực tiếp với Tổng thống Obama và điều này đã được bắn
tiếng về chính quyền Việt Nam để họ biết là không thể chỉ có quan tâm tới chính
phủ của Obama mà còn phải có quan điểm của quốc hội Hoa Kỳ. Thứ hai là sắp tới
sau đối thoại nhân quyền là chuyến thăm của Tổng thống Obama và thứ ba là ngay
trước đó, mấy tháng trước thì ông đặc sứ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo đã đến Việt
Nam, đã tiếp xúc với một số các thành phần ở trong nước và sau đó những thành
phần đó đã bị đàn áp.”
Trước đối
thoại nhân quyền, các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam
cũng tiếp xúc với chính phủ Mỹ, mà cụ thể là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tiến sĩ Nguyễn
Đình Thắng cho biết những yêu cầu mà các hội đoàn vẫn theo đuổi từ trước đến
nay là rất nhiều và ông không có hy vọng là Việt Nam có thể đáp ứng một sớm một
chiều. Ông cho biết những yêu cầu cụ thể mà ông đề xuất với phía Mỹ bao gồm:
“Chúng
tôi đề ra lộ trình chứ không đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện ngay vì không thể
một quốc gia nào có thể thực hiện ngay. Nhưng có một số chỉ dấu mà Việt Nam càn
phải đưa ra cho phía Hoa Kỳ từ giờ đến cuối năm bởi Tổng thống Obama biết là
TPP không được ký bây giờ thì ông vẫn cố gắng thúc đẩy quốc hội thông qua trước
khi ông ta mãn nhiệm chức Tổng thống. Chúng tôi muốn thấy là trước hoặc ngay
sau chuyến đi của Tổng thống Obama một số lớn các tù nhân lương tâm tôn giáo và
chính trị phải được trả tự do. Cái đó Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được
nếu họ thực tâm. Thứ hai là quốc hội Việt Nam khi họp lại thì phải thông qua luật
về tôn giáo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Thứ hai là thông qua
luật về hội phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Phải có biện pháp xử
trị những người vừa tra tấn những người như bà Trần Thị Hồng và một số vị mục
sư tin lành.”
Ông
Nguyễn Đình Thắng nói đến trường hợp bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Mennonite Nguyễn
Công Chính đang thụ án tù. Ông Thắng cho biết bà Hồng đã bị công an bắt giam và
đánh đập vì đã gặp đại sứ lưu động về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ là David
Saperstein khi ông này đến Việt Nam vào tháng trước. Ông đại sứ cũng đã thừa nhận
có nghe tin này với Đài Á Châu Tự Do và cho biết phía Hoa Kỳ sẽ tìm hiểu kỹ vấn
đề.
Về phía
chính phủ Hoa Kỳ, đại sứ lưu động về tự do tôn giáo David Saperstein cũng cho
biết những vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo mà cụ thể là luật tôn giáo sắp
được đưa lên quốc hội Việt Nam sẽ được coi là một trong những vấn đề ưu tiên
trong các đối thoại nhân quyền sắp tới giữa hai nước.
No comments:
Post a Comment