Thanh Trúc, phóng
viên RFA
2016-04-1
2016-04-1
.
Cựu trung tá Trần Ngọc
Huế và 2 nữ sinh Mỹ thắng giải phim tài lieu "Người Hùng Thầm Lặng"
nói về ông, do Lowell Milken Center trao tặng.
Photo courtesy of lowellmilkencenter.org
Lowell
Milken Center là một trung tâm giáo dục đào tạo tầm vóc quốc tế, hoạt động
trong tư cách một tổ chức vô vị lợi với mục đích tìm tòi, khám phá và phổ biến
những câu chuyện lịch sử về những cá nhân mà việc làm và cuộc đời của họ đã tạo
ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến người khác.
Tại
Hoa Kỳ, Lowell Milken Center tọa lạc tại Fort Scott mạn Nam thành phố Kansas
City, tiểu bang Kansas vùng Trung Tây Hoa Kỳ.
Vào
ngày 24 tháng Tư tới đây, trung tâm Lowell Milken ở Fort Scott sẽ khánh thành
LMC Hall Of Unsung Heroes, phòng triển lãm những người hùng thầm lặng, trong đó
một góc được dành ra để trưng bày hình ảnh về một chiến binh Việt Nam, cựu
trung tá Trần Ngọc Huế, mà những người Mỹ quen biết gọi ông là Harry Huế.
Cùng
ngày, cuốn phim tài liệu về cuộc đời binh nghiệp, những chiến công cùng những
năm tháng tù đày của tù binh chiến tranh Trần Ngọc Huế cũng được trình chiếu tại
LMC Hall Of Unsung Heroes.
Nhờ
cuốn phim này mà hai nữ sinh trung học Seaman ở thành phố Topica, Andie
Sovergren và Hailey Reed đoạt giải thưởng 10.000 đô la của LMC For Unsung
Heroes.
Chuyện
bắt đầu từ tháng Tám 2014, cô giáo Susan Sitternauer, được chọn làm thành viên
của Phòng Triển Lãm Những Người Hùng Thầm Lặng 2 năm trước, đã hướng dẫn
Andie Sovergren cũng như Hailey Reed thu thập mọi thông tin để dựng một
cuốn phim tài liệu ngắn về cựu trung tá Trần Ngọc Huế.
Tháng
Năm 2015, cuốn phim hoàn tất, được LMC chọn vào phòng triển lãm Những Người
Hùng Thầm Lặng sẽ khai trương ngày 24 tới đây như Thanh Trúc vừa thưa cùng quí
vị:
Khi
được chọn làm thành viên của phòng triển lãm Những Người Hùng Thầm lặng, thử
thách họ đề ra cho tôi là tìm ra một người bình thường nhưng lại có thành tích
khác thường, mà đã tác động lớn lao đến nếp nghĩ và lối sống của những người
chung quanh.
Là
giáo viên dạy sử, điều bà Sitternauer thường chú ý đến là chiến tranh Việt Nam.
Bên cạnh đó, bà có người chú vốn là phi công trực thăng trong thời chiến ở Việt
Nam. Trung úy Gary Worthy bị trúng đạn và tử thương trong một phi vụ trên chiến
trường Việt Nam. Chính vì lẽ đó, giáo viên Sitternauer kể tiếp, thoạt đầu bà chỉ
nghĩ là nên chọn trường hợp tiêu biểu về một chiến binh Mỹ để khai thác:
Thế
nhưng khi đọc mẩu chuyện về một người lính Việt Nam là ông Harry Trần Ngọc Huế ở
trên mạng, tôi đã đổi ý và nghĩ là nên tìm hiểu về ông kỹ càng hơn hầu có thể
thực hiện một cuốn phim tài liệu về ông.
Sau
khi hỏi ý kiến học sinh trong lớp, cô giáo Sitternauer được sự hưởng ứng của
Andie và Haily cùng với cô khai thác đề tài cựu trung tá Trần Ngọc Huế:
Với
tôi Harry là một người lính can trường, trung thành, đáng tin cậy. Tôi nghĩ ông
ta đã mang vinh dự lại cho những sĩ quan trong quân lực miền Nam Việt Nam. Ông
là một sĩ quan hết lòng với binh sĩ của mình để có thể hoàn thành nhiệm vụ khó
khăn nhất của một người lính khi lâm trận. Có dịp gặp ông một lần trước đây tôi
biết mình đã không lầm khi gán cho ông những đức tính như vậy.
Đó
là dịp ông Trần Ngọc Huế về Kansas dự buổi lễ trao giải thưởng của Trung Tâm
Lowell Milken cho hai nữ sinh tác giả cuốn phim tài liệu nói về ông.
Một
con người dũng cảm
Đến
lúc này thì hai tác giả trẻ tuổi của cuốn phim tài liệu về ông Trần Ngọc Huế đã
lên lớp 12 của trung học Seaman. Chia sẻ cảm tưởng với Thanh Trúc, Andie
Sovergren nói:
Chúng
tôi hãnh diện vì cuốn phim đã hoàn tất và được chọn. Cuộc đời của ông Trần
Ngọc Huế là câu chuyện lịch sử mà không phải ai cũng biết đến. Không có nhiều
người ở đây biết tới thì mình phải làm sao cho mọi người biết bởi vì ông
ta xứng đáng được như vậy. Chuyện cứu hai binh sĩ Hoa Kỳ là một phần, còn
phần khác cũng quan trọng không kém là ông đã tìm cách bảo toàn sinh mạng của
thuộc cấp ngay trong lúc ông đã bị thương rất nặng. Theo tôi đó là hành động của
một con người dũng cảm và biết hy sinh cho người khác.
Dưới
mắt Hailey Reed, câu chuyện về một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, một chiến binh
như ông Trần Ngọc Huế và cuộc chiến Việt Nam là những điều một người trẻ như cô
không hề biết đến:
Thế
nhưng câu chuyện của ông ấy đã tác động rất nhiều đến bản thân tôi. Tôi nhận thức
được ông là người đã làm nhiều điều xứng đáng nhưng việc làm của ông không được
nhiều người biết tới.
Điều
này rất quan trọng bởi cuộc chiến Việt Nam đã bị nhìn một cách sai lệch, tôi
tin phải có lúc người Mỹ cần hiểu rõ hơn về những người từng chiến đấu cùng
quân đội Mỹ ở Việt Nam, cần hiểu rõ về những con người như ông Harry Huế, những
người đã bị mang tiếng xấu vì những thông tin thiên lệch. Rất quan trọng để giới
trẻ Hoa Kỳ có cái nhìn trung thực hơn về cuộc chiến Việt Nam, về những gì đã thực
sự xảy ra cho những người cầm súng chiến đấu trong quân đội của miền Nam lúc bấy
giờ.
Về
lý do trường hợp Harry Trần Ngọc Huế được chọn như một trong những biểu tượng của
ngày khai trương, nhà giáo dục, giám đốc điều hành Trung Tâm Lowell Milken, ông
Norm Connard, cho biết:
Thành
tích của Harry trong cuộc chiến Việt Nam cho chúng tôi thấy ông là một người
hùng thầm lặng, sự can đảm vô cùng của ông trong lúc chiến đấu, đặc biệt trong
việc giải cứu các binh sĩ Mỹ tại Huế, là một hành động dũng cảm. Chúng
tôi ghi nhận nơi ông từ một người đến Mỹ trong tư cách di dân để rồi trở
thành một công dân tốt, yêu nước, trở thành một biểu tượng gương mẫu cho mọi
người trẻ ở đất nước này noi theo.
Tưởng
cần nhắc trước đó, cuộc đời binh nghiệp của cựu trung tá Trần Ngọc Huế đã được
thể hiện qua ngòi bút của tiến sĩ Andrew Wiest, đại học Southern Mississipi.
Tác phẩm mang tên Vietnam’s
Forgotten Army, Heroism And Betrayal In The ARVN, tạm dịch Một Quân Đội Bị Lãng Quên, Anh Hùng Và Sự Phản
Bội Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mô tả những trận đánh của cựu trung
tá Trần Ngọc Huế từ Mậu Thân cho đến Hạ Lào cho đến lúc ông bị vây bắt ở
Tchepone. Một chi tiết về sự phản bội là chuyện trung tá Phạm Văn Đính, trung
đoàn trưởng Trung Đoàn 56 Sư Đoàn 3, đã dẫn một trung đoàn ra đầu hàng quân Bắc
Việt. Viết lời tựa cho quyền sách là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ James Webb, một cựu
chiến binh Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam.
Đối
với ông Trần Ngọc Huế, hiện ngụ tại tiểu bang Virginia từ năm 1991 khi qua Mỹ
theo diện HO, điều ông sẽ bày tỏ khi được mời phát biểu trong ngày khánh thành
phòng triển lãm Những Người Hùng Thầm lặng ở Trung tâm Lowell Milken là:
Người
Mỹ đã nghĩ đến cá nhân tôi, nhưng tôi sẽ đọc diễn văn và tôi xin trân trọng nói
với họ rằng người anh hùng vĩ đại và không được ca tụng nhất đó là quân lực Việt
Nam Cộng Hòa. Cá nhân tôi chỉ là một đóng góp nhỏ bé trong tập thể quân đội và
đất nước của tôi. Tôi nghĩ danh dự này là một cơ hội để các thế hệ hôm nay và
mai sau nhớ đến một quân lực bất hạnh, hy sinh rất nhiều, chiến đấu rất anh
dũng nhưng cuối cùng đã bị quên lãng.
Xuất
thân là thiếu sinh quân, sau gia nhập sinh viên sĩ quan khóa 18 trường Võ
Bị Quốc Gia Việt Nam, khi ra trường ông được điều về Sư Đoàn 1 Bộ Binh, trú
đóng tại thành phố Huế. Trong vụ tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, trung úy Trần
Ngọc Huế chỉ huy một đại đội Hắc Báo đã chiến đấu giải vây cho Bộ Tư Lệnh
Sư Đoàn 1, từ đó cùng các đơn vị bạn dốc toàn lực lấy lại thành phố Huế bị
quân miền Bắc tiến chiếm:
Trận
đánh Mậu Thân Huế kéo dài 26 ngày đêm, cuối cùng giải phóng được thành phố Huế,
treo lại cờ Việt Nam Cộng Hòa trên kỳ đài Phú Vân Lâu. Mậu Thân Huế đó là đơn vị
Hắc Báo cũng đã cứu được hai Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ canh gác trực thăng tại
phi trường trong thành nội.
Giải
cứu 2 lính Mỹ
Sự
kiện Đại Đội Hắc Báo của ông Trần Ngọc Huế phá vòng vây, chiếm lại phi trường
thành nội và giải cứu 2 lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong phi trường này, được
ghi trong quyền sách của tiến sĩ Andrew Wiest. Vị sĩ quan cố vấn Mỹ, chứng kiến
hành động giải cứu 2 người lính Mỹ là trung tá James Coolican.
Ông Lowell Milken
(trái) và ông Norm Conard. Photo courtesy of mff.org
Trong
cuộc hành quân Lam Sơn 719, quân lực miền Nam tấn công qua Lào nhằm mục đích cắt
đứt đường mòn Hồ Chí Minh và khu hậu cần của quân cộng sản tại thành phố
Tchepone của Nam Lào. Khi đó ông Trần Ngọc Huế là trung tá tiểu đoàn trưởng Tiểu
Đoàn 2 Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tháng Ba năm 1971, trong lúc chỉ huy trận đánh giải
vây cho các đơn vị bạn, ông bị thương nặng và bị bắt, khởi đầu 13 năm tù
đày của một tù binh chiến tranh qua các trại giam khét tiếng ở miền Bắc:
Tôi
đã bảo lính của tôi cố gắng chạy thoát và tôi nằm lại sau cùng là họ bắt tôi.
Họ
đưa tôi ra Hà Nội và tôi bị nhốt tại Hỏa Lò, mà Mỹ gọi là Hanoi Hilton đó, ba bốn
tháng thì về trại tù Sơn Tây mà trước đó biệt kích Mỹ từng đổ bộ xuống để giải
cứu tù binh Mỹ nhưng tù binh Hoa Kỳ đã được di chuyển đi chỗ khác. Tôi ở Sơn
Tây đến năm 72 thì họ đưa lên Cao Bằng. Trại đó rất kiên cố, nhốt tù bằng những
cell nhỏ lắm, không đủ không khí để thở nữa mà trên đó lại lạnh.
Sau
đó họ đưa lên Yên Bái là trại tù mà khi chúng tôi lên thì thấy còn giam giữ những
tù binh hồi thời Điện Biên Phủ. Cuộc sống tù binh là di chuyển nhiều chỗ lắm,
Yên Bái, Cao Bằng, trở về lại Yến Bái rồi sông Kỳ Cùng, nhiều chỗ lắm.
Đó
là giai đoạn tù binh, ông Trần Ngọc Huế kể tiếp, đến sau ngày 30 tháng Tư 1975
thì chuyển qua giai đoạn quân dân cán chính miền Nam ra các trại tù lao cải ở
miền Bắc :
Sau
tháng Tư năm 75, khi anh em cải tạo trong này ra thì chúng tôi được qua nhập
chung với cải tạo và đi nhiều chỗ lắm. Năm 78 họ đưa tù binh lên Tây Bắc làm
con đường chiến lược, đó là khu vực khi mình đi qua con sông Bảo Hà thì
dân thường bảo chỉ thấy tù đi qua không bao giờ thấy tù đi trở lại. Tôi nhớ vùng đó là anh em tù
binh mình chết nhiều lắm.
Ông
cũng từng đi qua trại tù Ba Sao, cũng là một nhà tù khắc nghiệt mà Thanh Trúc
có nhắc đến với quí vị trong bài trước. Tháng Tư năm 1982 ông được đưa về Nam,
cuối năm 1983 ông được trả tự do, kết thúc gần 13 năm tù gian khổ:
Chiến
tranh nào cũng có tù binh mà gian khổ nhất của trần gian phải nói là tù binh của
cộng sản Bắc Việt. Họ đối xử không giống như chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối xử
với tù binh của họ. Họ cho ăn đói, mặc rét rồi họ cách ly họ đánh đập này kia,
đủ thứ hết trên đời.
Nhất
là chúng tôi, tù binh của Hạ Lào, giống như tù binh mà vô thừa nhận. Cộng
sản bảo chúng tôi là tù binh của Mặt Trận Lào Yêu Nước. Quân đội chính qui cộng
sản bắt được chúng tôi bên Lào rồi đưa ra giam giữ tại Hà Nội, Sơn Tây, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Yên Bái. Sau Hiệp Định Paris đáng lẽ chúng tôi được trao trả thì họ bảo
chúng tôi thuộc thẩm quyền Mặt Trận Lào Yêu Nước họ giam giữ lại. Tôi là tù
binh được thả sau cùng đó.
Ngày
khánh thành Phòng Triển Lãm Những Người Hùng Thầm Lặng của Trung Tâm Lowell
Milken ở Kansas rơi vào thời điểm người Việt hải ngoại chuẩn bị tưởng niệm
41 năm Sài Gòn sụp đổ.
Cùng
lúc với sự kiện này ở Kansas , tại Australia Chúa Nhật tuần tới đài truyền
hình SBS sẽ cho chiếu tập 3 của cuốn phim Vietnam,
The War That Made Australia.
Đây
là bộ phim dài 3 tập do Hội Cựu Chiến Binh Australia thực hiện, nói về chiến
tranh Việt Nam mà quân đội Úc từng tham chiến, trong đó có sự đóng góp của cựu
trung tá Trần Ngọc Huế khi ông được mời sang Úc hơn một năm về trước.
----------------------------
Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-02-19
No comments:
Post a Comment