08:44
- 07/04/2016
Trong
số 25.000 cô gái Việt Nam tới Campuchia tìm kiếm việc làm, nhiều cô gái còn rất
trẻ đã bị bán vào các quán bar, massage, karaoke, nhà chứa và buộc phải làm
“sex workers” ở Phnom Penh.
.
.
Miền
Tây đối diện với làn sóng di cư mới. Trong hình: Con gái ông Hiệp (bơi xuồng)
đã quen cuộc sống không có đất. Ảnh: Ngọc Đào.
Chưa
có ai đưa ra được con số chính xác bao nhiêu người di cư tìm sinh kế khác, sinh
sống thế nào, nhưng làng quê miền Tây bây giờ tìm người gom lúa, hái cam… trả
công 150.000 – 200.000 đồng/ngày cũng không dễ kiếm.
Điểm
nóng cực đoan về nguy cơ di cư
Cuối
năm ngoái, TS Võ Hùng Dũng, giám đốc phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,
chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) nói về tình trạng này nhưng tránh dùng từ “di
cư” vì được xem là nhạy cảm: “Xuất cư” ròng ra khỏi vùng bùng nổ trong các năm
2009 – 2011, lên đến mức 8,4%.
Ông
Dũng nhận xét: “Hiện tượng xuất cư ròng nhiều năm ở đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) do nền kinh tế vùng không đủ sức giải quyết công ăn việc làm cho người
địa phương và cũng không hấp dẫn thu hút lao động từ các địa phương khác đến”.
Gia
đình bảy người của ông Nguyễn Viết Hoàng Hiệp, gồm: mẹ vợ, vợ chồng ông và bốn
con nhỏ, chưa kể vợ ông đang mang thai đứa thứ năm gần sáu tháng, từ Biển Hồ
thuộc tỉnh Pursat (Campuchia) di cư và hồi hương về sống ở chợ nổi Long Xuyên,
thuộc phường Mỹ Phước (TP Long Xuyên, An Giang) từ năm 2009 đến nay.
Tài
sản duy nhất của ông là chiếc ghe xì lỗ mội, đêm nào cũng phải tát 4 – 5 lần để
khỏi chìm. Dưới lườn ghe “lợp” bốn lớp cao su cho đỡ vô nước nhưng giờ cũng đã
rệu rã.
Ông
Hiệp bức xúc nói: “Từ khi gia đình trở về đây sinh sống, tôi đã trình báo chính
quyền để xin cấp hộ khẩu nhưng không được chấp nhận nên sống tạm bợ trên sông
cho đến giờ”.
Mẹ
vợ của ông Hiệp, bà Nguyễn Thị Nguyệt, 66 tuổi, cho biết tổ tiên ông bà ở Châu
Đốc, đến 1975 cùng cha mẹ sang Campuchia sống nghề giăng câu, lưới.
Ở
đó bà còn hai người con nữa, làm ăn không thành công nhưng chưa có điều kiện để
trở về đây.
Bà
Nguyệt nói: cách nay ba năm, nghe người ta chỉ trên khu dân cư ở phường Mỹ Phước
có bãi đất trống không ai ở nên gia đình kéo nhau về đó phát hoang, cất chòi sống
tạm nhưng được vài ngày bị chính quyền đuổi, phải thuê nhà trọ ở được hai
tháng.
Trên
bờ, không làm ra tiền nên vay nóng bên ngoài 3 triệu đồng mua ghe cũ rồi cả nhà
kéo nhau xuống sông ở tới giờ.
Con
gái bà Nguyệt tên Trần Thị Oanh chuyên bán đồ nhậu trên chợ nổi, người tong
teo, da ngâm đen, mới vay được 2 triệu đồng mua đồ bán, mỗi ngày trả góp 60.000
đồng.
Gia
tăng cú sốc
ĐBSCL
là một trong ba điểm nóng “cực đoan” toàn cầu về nguy cơ di cư do hậu quả của
biến đổi khí hậu. Đến năm 2050, khoảng 1 triệu người dân ĐBSCL sẽ đối mặt với
nguy cơ phải di dời chỗ ở, nếu không có hành động quyết liệt nào được thực hiện.
Trung
tâm Theo dõi di trú trong nước (IDMC) cho biết trong giai đoạn 2008 – 2012, khoảng
1 triệu người phải di dời nơi sinh sống, Việt Nam đứng hàng thứ 17 trong số 82
quốc gia có số người di trú lớn nhất do thiên tai.
Báo
cáo này dựa vào hàng loạt các nghiên cứu và ấn phẩm, với cách nhìn nhận toàn cầu
và cụ thể của quốc gia.
Năm
2015, Việt Nam có khoảng 135.000 hộ dân phải di dời vì lý do môi trường. Biến đổi
khí hậu đã tạo ra nhiều yếu tố phức tạp mới và diễn biến cấp bách đối với mối
quan hệ với di cư và suy thoái môi trường.
Từ
năm 2012, kết quả phân tích 188 cuộc khảo sát nông thôn và 200 cuộc khảo sát
các hộ tái định cư tại hai tỉnh Long An và Đồng Tháp, cho thấy tất cả các nhóm
đối tượng được phỏng vấn đều trả lời rằng áp lực môi trường có nhiều tác động đến
sinh kế của họ.
Trong
vòng hai thập kỷ qua, bản chất và quy mô di cư do môi trường đã có những thay đổi,
biến đổi khí hậu làm gia tăng các cú sốc và áp lực suy thoái môi trường.
Một
báo cáo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoà, viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ về
Nghiên cứu lao động nữ di cư giúp việc nhà từ ĐBSCL tới TPHCM được thực hiện tại
phường 9, thị xã Trà Vinh, cho biết, những phụ nữ tham gia di cư thường là những
phụ nữ trẻ, có trình độ học vấn thấp, chưa lập gia đình, và phần lớn trong số họ
đều làm việc trong ngành dịch vụ, có thu nhập thấp.
Cũng
theo Nguyễn Thị Hoà, trong Nghiên cứu về những cô gái Việt Nam sống ở Campuchia
do Mony Tep và Salon Ek cung cấp, cho thấy cuộc sống của 25.000 cô gái Việt Nam
tới Campuchia tìm kiếm việc làm.
Trong
đó, nhiều cô gái còn rất trẻ đã bị bán vào các quán bar, massage, karaoke, nhà
chứa và buộc phải làm “sex workers” tại “Khu công nghệ tình dục” gần thủ đô
Phnom Penh.
Khi
chưa có một khung pháp lý nào bảo vệ người di cư tự do thì tình trạng việc làm
bấp bênh, tiền công lao động thấp, điều kiện nhà ở thấp kém, hạn chế trong tiếp
cận các dịch vụ xã hội, là điều dễ thấy, và đó là một vấn đề xã hội nổi trội đặt
lên vai các cấp chính quyền.
Khánh
An – Ngọc Đào
Thế Giới Tiếp Thị
Thế Giới Tiếp Thị
No comments:
Post a Comment