Người
viết bài này hầu như chưa bao giờ đề cập đến chính quyền hiện nay ở Việt Nam
như những kẻ bán nước, nhưng sau sự cố xảy ra chiều nay với TS. Nguyễn Xuân Diện
thì tôi buộc phải gọi họ như vậy.
Số
là, tại hội nghị lấy ý kiến cử tri ở nơi công tác đối với ông Diện chiều
8/4/2016, chính quyền đã đưa ra hai lá đơn tố cáo TS. Nguyễn Xuân Diện: Một tố
cáo về hành vi lập blog kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc, phản đối dự án Đường
sắt cao tốc, dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án khai thác bauxite Tây
Nguyên; một tố cáo TS. Diện không khai trung thực trong hồ sơ việc từng bị Sở
Thông tin-Truyền thông phạt 7 triệu đồng blog Nguyễn Xuân Diện. Hai đơn tố cáo
này đã được CA và cơ quan chức năng xác minh rằng sự việc đó có thật.
Theo
Luật Tố cáo 2011, tố cáo là việc “công dân theo thủ tục quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Với
việc xác minh lá đơn tố cáo này đối với TS. Nguyễn Xuân Diện là thật, chính quyền
đã nghiễm nhiên thừa nhận việc lập blog kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc hay
phản đối dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là “hành vi vi phạm pháp luật”. Suy
ra, chống Trung Quốc là vi phạm pháp luật.
Như
vậy, chính quyền ở Việt Nam hiện nay có phải xứng đáng với tên gọi “bán nước”
không?
*
* *
Bên
cạnh đó, theo bản hướng dẫn cách khai hồ sơ dành cho ứng viên ĐBQH, “trường hợp
bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ
sơ ứng cử thì ghi rõ tên cơ quan ra quyết định kỷ luật, thời gian bị kỷ luật,
lý do bị kỷ luật, hình thức kỷ luật”.
Ông
Diện bị chính quyền (Sở Thông tin-Truyền thông TP. Hà Nội) đè ra phạt 7 triệu đồng
từ năm 2012, nghĩa là cách đây đã 4 năm, cho nên việc ông không đưa thông tin
này vào hồ sơ ứng cử, là đúng. Chỉ có người tố cáo “mỏng môi hay hớt” kia là
sai mà thôi.
Theo
quy định của Bộ luật Hình sự, người tố cáo phải trung thực và chịu trách nhiệm
về việc tố cáo sai sự thật. Còn nếu cố tình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội vu cáo, vu khống.
Tóm
lại, hai lá đơn tố cáo mà chính quyền đưa ra để góp phần cơ bản loại TS. Nguyễn
Xuân Diện khỏi danh sách ứng cử viên ĐBQH, chỉ cho thấy họ có dấu hiệu vừa vu
khống vừa bán nước. Còn việc họ xâm phạm quyền tự do tụ tập, tự do biểu đạt, tự
do tham gia chính trị của công dân... thì đã quá rõ ràng, không còn là dấu hiệu.
No comments:
Post a Comment