ĐIỂM TIN NGÀY 8-4-2016
.
- Hillary Clinton mở trận chiến thương mại với Trung Quốc (RFI) - Sau thất bại tại bang Wisconsin, ngày 06/04/2016, bà Hillary Clinton muốn đại diện cho đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống Mỹ mạnh mẽ tấn công Trung Quốc cạnh tranh bất bình đẳng, gây thiệt hại cho kinh tế Hoa Kỳ.
- Các hiệp định thương mại bị chỉ trích trong chiến dịch tranh cử Mỹ (VOA) - Ngoại thương lại trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận chính trị ở Mỹ sau khi công ty Ford Motor loan báo sẽ khai trương một xưởng nhỏ ở Mexico
- Hồ sơ Panama: Putin bác bỏ cáo buộc (BBC) - Tổng thống Putin bác bỏ việc có 'bất kỳ yếu tố tham nhũng nào' và nói phe đối lập đang tìm cách gây bất ổn cho nước Nga.
- Tổng thống Nga: Mỹ có nhúng tay vào vụ Panama Papers (RFI) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 07/04/2016 đã bác bỏ mọi « yếu tố tham nhũng » sau khi vụ tai tiếng Panama Papers đã nêu tên người bạn của ông, nhạc sĩ Sergei Roldugin, là người đứng đầu một « đế chế offshore 2 tỷ đôla ». Ông không ngần ngại tố cáo Mỹ đứng sau vụ Panama Papers.
- Panama Papers : Tổng thống Achentina bị đề nghị điều tra (RFI) - Tác hại của vụ tai tiếng tài chính «Panama Papers» đối với nhiều lãnh đạo thế giới quả là khôn lường : Tổng thống Achentina đã bị một nghị sĩ đối lập đưa đơn kiện về tội trốn thuế vì tên của ông đã xuất hiện trong danh sách các công ty offshore.
- Panama vào 'danh sách xám' của 'các thiên đường trốn thuế' (VOA) - Tổng thống Panama Juan Carlos Varela nói chính phủ Panama sẽ lập một ủy ban độc lập để xem xét thông lệ tài chính của nước này sau vụ bê bối Hồ sơ Panama
- Hồ sơ Panama: Điều gì sẽ đến với châu Á? (BBC) - Đánh giá mức ảnh hưởng của vụ Hồ sơ Panama đối với các trung tâm tài chính lớn ở Á châu như Singapore, Hong Kong, Macau.
- Panama Papers : Trụ sở Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA bị khám xét (RFI) - Liên đoàn Bóng Đá Châu Âu và tân chủ tịch Liên Đoàn Bóng Đá Quốc Tế trong tầm ngắm của tư pháp. Ngày 06/04/2016, hai ngày sau khi hàng chục triệu hồ sơ thiên đường thuế « Panama Papers » bị lộ, cảnh sát Thụy Sĩ đã khám xét trụ sở của liên đoàn UEFA, tại Nyon. Tân chủ tịch FIFA Gianni Infantino, lúc còn ở UEFA, có tên trong tài liệu thiên đừờng thuế bị lộ. Đó là hợp đồng cung cấp bản quyền truyền hình bóng đá cho công ty bình phong Cross Trading, sau đó được bán lại với giá gấp ba lần cho một đài Êcuađo.
- Tập Cận Bình siết chặt truyền thông sau vụ Panama Papers (RFI) - Nhật báo Libération hôm nay 07/04/2016 có bài điều tra mang tựa đề « Tập Cận Bình siết chặt truyền thông ». Thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh nhấn mạnh, kiểm duyệt đã được tăng cường trong những năm gần đây, và còn khắc nghiệt hơn từ khi nổ ra vụ « Panama Papers ».
- Cử tri Hà Lan bác bỏ hiệp định Liên Hiệp Châu Âu-Ukraina (RFI) - Theo kêu gọi của phe hoài nghi châu Âu, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức ngày 06/04/2016 tại Hà Lan. Tuy chỉ một trên ba cử tri đi bầu nhưng hơn 60% chống lại hiệp định kết nạp Ukraina làm hội viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu.
- WTO giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu 2016 (RFA) - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày hôm qua giảm dự báo thương mại toàn cầu năm 2016 từ 3.9% xuống còn 2.8% và cảnh báo do kinh tế Trung Quốc suy giảm cũng như biến động thị trường rộng lớn sẽ tiếp tục đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu.
- Các dạng năng lượng tái tạo toàn cầu tăng 8.5% năm 2015 (RFA) - Các dạng năng lượng tái tạo toàn cầu gia tăng 8.3% đạt mức 1985 gigawatts trong năm 2015.
- Biển Đông : Indonesia tăng cường lực lượng ở Natuna để chống Trung Quốc (RFI)- Bị Bắc Kinh công khai khiêu khích ngoài khơi quần đảo Natuna, Jakarta bắt đầu phản ứng một cách dứt khoát hơn. Tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s ngày 05/07/2016 đã tiết lộ kế hoạch của Jakarta, tăng cường đáng kể lực lượng của mình tại vùng quần đảo của mình trên Biển Đông. Nổi bật nhất trong kế hoạch này là quyết định triển khai hệ thống phòng không tối tân nhất của Indonesia đến vùng đảo xa này để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
- Việt Nam đòi Trung Quốc rút giàn khoan, chấm dứt gây căng thẳng (RFI) - Hôm nay 07/04/2016 Việt Nam đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, từ bỏ kế hoạch khoan dầu tại vùng biển mà vấn đề quyền tài phán vẫn chưa được làm rõ. Đây là dấu hiệu căng thẳng mới nhất giữa hai nước láng giềng cộng sản ở châu Á.
- G-7 sắp lên tiếng về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông (VOA) - Các ngoại trưởng G-7 sẽ bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng cũng như bố trí quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông
- Vấn đề khô hạn và giải pháp ở đồng
bằng sông Cửu Long (BoxitVN) - Tình hình diễn biến xấu
từng ngày. Người dân đột ngột không có nước ngọt để uống, cá tôm cây cối đột
ngột chết do nhiễm mặn. Báo chí và công luận nhanh chóng hướng đến Trung
Quốc. Nước đầu nguồn sở hữu 1/3 con sông và đang xây dựng liên tiếp những
con đập khổng lồ phục vụ cho thủy điện. Trong tình hình lâu nay sự hữu hảo
giữa hai nước không tốt, tâm lý bài Trung đang lên thì các con đập của TQ
thu hút dư luận là điều dễ hiểu. (Xưa nay thấy rằng, tranh đấu bằng cách
khơi dậy căm thù (các kiểu) là dễ nhất nhưng nhiều khi lại là cách hạ sách
nhất).
Tuy nhiên, tình hình tồi tệ ở ĐBSCL không chỉ là do các con đập của TQ, nếu bình tĩnh suy xét, chúng ta sẽ thấy còn nhiều nguyên nhân khác (VN cải tạo SCL đổ nước ra vịnh Thái Lan; phá rừng Tây Nguyên, Lào, Campuchia; Thái Lan hút nước,...). Xin đừng hiểu lầm, bài viết này không có mục đích bênh vực TQ mà chỉ muốn có cái nhìn toàn cảnh và đưa ra giải pháp có tính khoa học nhất.
- Hai góc nhìn về Luật Tiếp cận Thông tin (BBC) - Đánh giá khác nhau của nhà báo và blogger về Luật Tiếp cận thông tin tại Việt Nam.
- Luật tiếp cận thông tin sẽ có hiệu lực vào năm 2018 (RFA) - Luật tiếp cận thông tin vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 6 tháng 4 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2018.
- Luật Báo chí Việt Nam: Tư nhân vẫn
chưa được ra báo (BoxitVN) - Không chỉ giới báo chí độc
lập mà cả báo chí nhà nước. Một số anh em cựu trào báo chí cách đây một
tuần cũng đã hy vọng rằng Luật Báo chí kỳ này nới hơn, mở hơn, dân chủ
hơn. Không chỉ có tự do ngôn luận chung chung mà còn cho phép thử nghiệm
báo chí tư nhân. Họ cũng muốn thực hiện một cái gì đó để tăng tính phản
biện đối với khi họ quay lại làm báo.
Nhưng với tinh thần Luật Báo chí như thế này, nhiều nhà báo nhà nước đã thất vọng, và tất nhiên giới báo chí độc lập càng thất vọng hơn vì tinh thần được coi là «tự do ngôn luận» đối với báo chí chỉ là khái niệm rất mù mờ, không rõ nghĩa.
- Đầu tư nước ngoài 'tiêu cực' cho Việt Nam (BBC) - Một chuyên gia người Việt cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam bắt đầu 'lấn lướt' và gây ra 'hệ quả tiêu cực'.
- Những vong linh tù cải tạo trại Ba Sao (RFA) - Ba Sao, nhà tù lớn ở Nam Hà, miền Bắc Việt Nam, nơi sau 30 tháng Tư 1975 nhiều sĩ quan và công chức miền Nam, mà chế độ mới gọi là tù cải tạo, đã qua đời trong những ngày tháng kham khổ nhọc nhằn nơi đây.
- Giấc mơ định cư ở nước ngoài của người Việt Nam (RFA) - Kể từ khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975 cho đến nay, đa số người dân trong nước vẫn luôn ôm ấp và thực hiện giấc mơ được định cư ở nước ngoài.
- Khi trẻ em bị gieo mầm dối trá và
bạo lực (BoxitVN) - Lịch sử Trung Quốc ghi
nhận rằng hàng triệu các di tích và văn hoá cổ quý giá của đất nước này bị
tiêu diệt. Nhiều học giả và giáo sư bị đánh đập chôn sống bởi chính các
học sinh và sinh viên của mình, mà ngày hôm qua họ chỉ mới làm nhiệm vụ
nhỏ bé là theo dõi và ghi chú về trường học của mình.
Rất nhiều bậc cha mẹ đã khóc và nói rằng họ đã thiếu dứt khoát và tri thức để ngăn con em mình tham gia các đội học sinh được giao quyền hành động ấy.
Một khi môi trường giáo dục bị chi phối bởi những hoạt động không thuần tuý giáo dục, mà nặng về răn đe và trừng phạt, tức môi trường của trẻ em đã bị xoá mờ ranh giới của trừng giới và học đường.
- Một tình trạng đến hồi bất an (BoxitVN) - Trao đổi
về vụ việc này, luật sư Trịnh Xuân Hải (Đoàn luật sư Thái Bình) cho biết:
Khi vụ việc tranh chấp đang được tòa án thụ lý giải quyết, nghĩa vụ thanh
toán tiền vay của bên vay chưa được tòa án xác định, thì đương sự không
được tự ý hành xử trái pháp luật.
Việc làm của Ngân hàng Techcombank không những vượt quyền của tòa án, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an ninh xã hội, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp của gia đình anh Minh về tinh thần, sức khỏe, nơi cư trú.
Như vậy, với những diễn biến như trên, việc tự ý đưa người đến nhà khách hàng để siết nợ của ngân hàng Techcombank có vi phạm pháp luật hay không? Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
- Mâu thuẫn trong giáo dục Việt Nam – một góc nhìn (VOA) - Những video clip do học sinh tung lên mạng gần đây cho thấy, học sinh hiện nay không chỉ nhẫn tâm bạo lực với bạn mà còn vô cảm lạnh lùng
- Mấy phiên họp Quốc hội gần đây qua con mắt nhà văn Nguyễn Quang Lập(BoxitVN) - “Chia tay cao, chia tay, chia tay thấp”. Nhà văn Nguyễn Quang Lập chỉ viết có chừng ấy trên Facebook của anh và đưa lên 3 tấm ảnh sau đây mà BVN xin mượn đăng lại để thay cho những lời lẽ dài dòng về phiên họp quốc hội ngày 6-4-2016, bỏ phiếu miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mời bạn đọc xem ảnh và tự luận giải mấy chữ cô đặc nhiều hàm nghĩa của nhà văn.
- Những điều dân không biết (BoxitVN) - Khi nghe
ông đại biểu quốc hội kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Cao Đức Phát, phát biểu về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm một
cách điềm nhiên trước dân chúng ngày 01.04.2016, tôi mới vỡ lẽ ra nhiều
điều và đến giờ tôi mới được biết một thứ, đó là "người dân không
được biết".
Phải. Một sự khẳng định quá giá trị mà đáng ra cần và phải được nói rõ từ lâu chứ không phải đợi cho đến bây giờ mới cất tiếng.
Bởi, đã đến lúc quá nguy cấp người ta mới cho người dân được biết, rằng, vì họ không biết, nên chớ đừng vội vàng cạn nghĩ mọi thứ là sự thật, mà đó chỉ là những điều hoang báo và vô căn cứ mà thôi. Còn lại, thực phẩm vẫn an toàn.
Đến đây, có ai tự đặt câu hỏi, rằng, người dân không biết, không được biết hay không thể biết? Có thể cả ba thứ đó cùng gom vào trong cùng một trạng thái phủ nhận?
- Bản chất của xã hội dân sự là đối
thoại, hoà giải (BoxitVN) - Một xã hội muốn phát triển
bền vững, cần được vận hành theo một thể chế dựa trên “chiếc kiềng” ba
chân: nhà nước, thị trường và XHDS. Nhà nước vận hành theo luật pháp; thị
trường theo lợi nhuận; còn XHDS vận hành theo sự liên kết tự nguyện và dựa
trên đạo lý, nhân văn.
Ở Việt Nam đã và đang tồn tại XHDS, mà điển hình là các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức dựa trên cộng đồng (CBOs). Tuy nhiên, có câu hỏi thường đặt ra là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức quần chúng (hội Nông dân, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh…) ở Việt Nam có thuộc XHDS không?
- Phỏng vấn Giáo sư Peter Zinoman về Việt Nam học ở Mỹ (VOA) - Hầu hết nghiên cứu về Việt Nam hiện nay là trong khoa Sử và khoa Nhân chủng học, một số ít hơn về chính trị học, văn chương, tôn giáo
- Các vị quan chức Đại sứ quán các nước dân chủ quả là thiệt thà quá đi! (BoxitVN)- Ở Mỹ, bất kỳ người nào có quốc tịch tự nhiên, trên 35 tuổi, sống ở Mỹ ít nhất 14 năm trong đời, đều có thể ứng cử Tổng thống, kể cả với tư cách độc lập (nghĩa là không qua sự giới thiệu, đề cử của đảng nào). Ở Bắc Âu, theo bà Victoria Rhodin Sandstrom – Tùy viên chính trị Đại sứ quán Thụy Điển – công dân không thể tự ứng cử vào Quốc hội mà nhất thiết phải là thành viên của một đảng phái nào đó. Tuy nhiên, vấn đề là bất kỳ ai cũng có quyền thành lập đảng mới hoặc tham gia một đảng đang tồn tại, nên quyền tham gia của công dân vẫn luôn được đảm bảo.
- Lời mở đầu sách Chẳng có gì chết cả: Việt Nam và ký ức chiến tranh (BoxitVN) - Tôi sinh ra ở VN nhưng Hoa Kỳ đã tạo nên tôi. Tôi là một trong những người Việt Nam rất ngán ngẩm vì hành xử của Hoa Kỳ nhưng vẫn cố tin vào những tuyên dương của Mỹ. Tôi cũng cho rằng mình là một trong những người Mỹ không biết phải nhận thực Việt Nam như thế nào cũng không biết mình phải nghĩ gì về Việt Nam. Người Mỹ cũng như nhiều người khắp nơi trên thế giới thường lẫn lộn Việt Nam với cuộc chiến được vinh dự mang tên đó, hoặc xấu hổ vì danh xưng đó tùy theo nhãn quan của họ. Chắc hẳn bất định mơ hồ này đã khiến tôi có những suy tư không rõ ràng về chuyện làm người con của hai xứ sở, hay người đã được thừa hưởng hai cuộc cách mạng.
- Bàn về Sài Gòn - 'Hòn ngọc Viễn Đông' (BBC) - Ý kiến nói Sài Gòn đã từng là 'số một của khu vực' và phải làm gì để lấy lại vị trí 'hòn ngọc Viễn Đông'.
- Về diện mạo mới của tân nội các Việt Nam (BBC) - Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận về các ứng viên và diện mạo nhân sự mới của tân nội các Việt Nam, cùng các cánh quyền lực khác ở Việt Nam hậu Đại hội 12.
- Việt Nam siết chặt việc đưa thực tập sinh sang Nhật (RFA) - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam vừa ban hành công văn số 1123/LĐTBXH-QLLĐNN xem xét sẽ tạm dừng đưa thực tập sinh sang Nhật đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có tỷ lệ bỏ trốn cao hơn 5%.
- Bình luận về tân Thủ tướng Việt Nam (BBC) - Bàn tròn Thứ Năm bình luận sự kiện ông Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức Thủ tướng Việt Nam.
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ (BBC) - Sáng 7/4, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sau khi đạt 'đa số phiếu tán thành và Quốc hội nhất trí cao'.
- Chính phủ Việt Nam ngưng hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc (VOA) - Trước khi nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với kiến nghị của chính quyền Hà Nội về việc dừng ký kết hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc
- 18 ngư dân Việt bị bắt ở Indonesia vừa về nước (RFA) - 18 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ ở Indonesia vừa trở về nước bằng đường hàng không trong ngày hôm nay.
- Myanmar tìm cách cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc (VOA) - Cái bắt tay thân mật giữa bà Aung San Suu Kyi và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã được truyền thông Trung Quốc mô tả là 'một sự khởi đầu tốt đẹp'
- Miến Điện : Aung San Suu Kyi chính thức trở thành cố vấn Nhà nước (RFI) - Bất chấp phản đối của bên quân đội, ngày 06/04/2016 tổng thống Miến Điện ký sắc lệnh chỉ định bà Aung San Suu Kyi vào chức vụ cố vấn Nhà nước. Quyền hạn của nhà đấu tranh vì dân chủ này được mở rộng.
- Malaysia: Cần điều tra Quỹ Nghiên cứu Phát triển Quốc gia (RFA) - Sáng nay, Ủy ban Điều tra Công quỹ của Thượng Viện Malaysia mới cho công bố bản báo cáo, trong đó cho rằng cho những điểm đáng nghi ngờ về cách sử dụng Quỹ Nghiên cứu Phát triển Quốc gia.
- Ban giám đốc quỹ phát triển 1MDB của Malaysia từ chức (VOA) - Sau khi Ủy ban của Quốc hội Malaysia kêu gọi điều tra cựu lãnh đạo công ty 1MDB, tập thể ban giám đốc công ty đệ đơn xin từ chức lên Bộ tài chính
- Malaysia : Quốc Hội yêu cầu điều tra vụ « thất thoát » 3 tỷ đô la (RFI) - Sau nhiều tháng điều tra, một ủy ban của Quốc Hội Malaysia xác nhận một số tiền 3 tỷ đôla của Ngân Hàng Phát Triển Malaysia,1MDB, do thủ tướng Najib Razak thành lập đã biến mất một cách bí ẩn. Ủy ban yêu cầu thẩm vấn cựu chủ tịch tổng giám đốc ngân hàng nhưng không đụng chạm đến nhân vật chính bị tai tiếng là thủ tướng Malaysia.
- Hồ sơ Panama: Liên hệ với Bình Nhưỡng (BBC) - Hồ sơ Panama bị rò rỉ từ hãng luật Mossack Fonseca cho thấy có liên hệ với chính phủ Bắc Hàn liên quan tới chương trình hạt nhân.
- Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào thị trường căn hộ Campuchia (VOA) - Chỉ riêng trong một quận như Koh Pich của Phnom Penh, đã có từ 10.000 đến 12.000 căn hộ mới dự kiến được tung ra bán trong 18 tháng tới
- Philippines : Nhân tố thiết yếu trong chiến lược xoay trục của Mỹ (RFI) - Vào cuối tháng Tư 2016 này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter lại ghé Philippines trong khuôn khổ vòng công du châu Á của ông. Thái độ trân trọng này của Washington đối với Manila đã nêu bật vai trò của Philippines, từ một nước có quân đội yếu nhất Đông Nam Á, và một đồng minh thấp kém nhất của Mỹ, đã vươn lên thành một nhân tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng – gọi nôm na là xoay trục – của Hoa Kỳ qua vùng châu Á-Thái Bình Dương.
- Ngoại trưởng Miến tiếp Ngoại trưởng Canada (RFA) - Hôm nay tại thủ đô Naypyitaw, tân Ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi đã tiếp Ngoại trưởng Stephane Dion của Canada.
- Panama Papers : Cách Hồng Kông giúp tẩu tán tiền từ Trung Quốc (RFI) - Hồng Kông thị trường tài chính quốc tế, nhưng nằm dưới trướng Trung Quốc đã đóng một vai trò to lớn trong việc chuyển tiền từ Hoa Lục ra nước ngoài. Các tiết lộ trong vụ Panama Papers cho thấy là có đến 16.300 công ty offshore đã được công ty luật Mossack Fonseca dựng lên cho các khách hàng tại 8 chi nhánh của công ty này đặt ở Trung Quốc và Hồng Kông, tương đương với 29% tổng số các công ty offshore mà Mossack Fonseca đã thành lập.
- Dòng tiền TQ chảy ra nước ngoài thế nào? (BBC) - Dòng tiền của giới lãnh đạo và nhà giàu Trung Quốc đang chảy ra từ Đại lục qua các giao dịch ẩn danh với tốc độ lớn chưa từng có.
- Dòng tiền TQ chảy ra nước ngoài
thế nào? (BoxitVN) - Willy Lam, nhà phân tích
chính trị tại Đại học Hong Kong, cho biết Tập Cận Bình đã tự miêu tả ông
là "người theo chủ nghĩa thuần túy về đạo đức và thanh đạm".
Việc cất giữ các khoản tiền lớn trong tài khoản ở nước ngoài "chắc chắn đi ngược lại những lời giáo huấn của ông Tập và điều lệ Đảng Cộng sản", ông nói.
"Rất khó để kết luận con của cán bộ cấp cao làm giàu phi pháp vì pháp luật Trung Quốc thiếu minh bạch".
- Trung Quốc yêu cầu Thượng đỉnh G-20 tiếp tay bài trừ khủng bố (RFA) - Trong số báo phát hành sáng nay ở Bắc Kinh, tờ Trung Quốc Nhật Báo cho biết chính phủ Hoa Lục yêu cầu các nước tham dự Thượng đỉnh G-20 tiếp tay trong nỗ lực bài trừ khủng bố toàn cầu.
- Panama Papers : 3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc bị liên lụy (RFI) - Trung Quốc tiếp tục bối rối vì vụ tai tiếng Panama Papers. Theo tiết lộ của báo New York Times, 3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc đương nhiệm bị liên lụy. Thân nhân của những nhân vật này có tên trong danh sách vừa được tiết lộ hôm đầu tuần.
- Đài Loan truy tố 5 người trong vụ sập chung cư Kim Long (VOA) - Các công tố viên ở Đài Loan buộc tội 5 người về hành vi sơ suất chuyên môn trong việc thi công một tháp chung cư bị đổ sập trong trận động đất hồi tháng 2
- Cựu Thủ tướng Thaksin cảnh báo nền dân chủ trong nước (RFA) - "Chính trị gia phải yêu thương người dân của mình nếu không sẽ có nguy cơ tiêu diệt nền dân chủ." Đó là phát biểu của cựu Thủ tướng Thaksin Sinawatra qua Skype với một nhóm người ủng hộ ông vào hôm thứ Năm, mùng 7 tháng 4.
- Indonesia mạnh tay tử hình tội phạm ma túy (RFA) - Indonesia chuẩn bị tiếp tục thi hành thêm các bản án tử hình đối với tội phạm ma túy nước ngoài mặc dù những bản án này vẫn gây nhiều tranh cãi trong dư luận thế giới.
- Pháp rụt rè « chuyển trục » sang châu Á (RFI) - Từ lâu châu Á được xem như là một « góc chết » trong chính sách đối ngoại của Pháp. Nhưng từ những năm 1990, khu vực này được định nghĩa như là một thách thức chiến lược hàng đầu. Sự chuyển hướng đó vẫn còn có những bước đi khá dè dặt. Đối diện với chính sách xoay trục của Hoa Kỳ sang châu Á, dù với phương tiện khá khiêm tốn, nhưng Paris cũng đang dần tăng tốc hợp tác với châu Á theo cách riêng của mình. Trên đây là nhận định của Lina Sankari, trên trang mạng Mediapart. Bài viết đề tựa «Châu Á: Từ ‘góc chết’ đến ngoại giao đa diện».
- Nhập cư, trọng tâm cuộc họp Hội đồng bộ trưởng Pháp-Đức (RFI) - Ngày 07/04/2016, Pháp và Đức họp Hội đồng bộ trưởng tại thành phố Metz, miền đông bắc nước Pháp với mục tiêu tạo đà mới cho quan hệ giữa Paris và Berlin, đầu tàu của Liên Hiệp Châu Âu. Bang giao giữa hai nước phần nào nguội lạnh trong nhiều tháng qua sau khi thủ tướng Manuel Valls chỉ trích chính sách hào phóng đón nhận người nước ngoài của thủ tướng Angela Merkel.
- Pháp thông qua luật phạt người mua dâm (BBC) - Quốc hội Pháp thông qua đạo luật theo đó việc trả tiền cho quan hệ tình dục là bất hợp pháp, người mua dâm bị phạt đến 4.274 USD.
- Giải ảnh "Động vật có vú hoang dã" (BBC) - Chùm ảnh đoạt giải Nhiếp ảnh gia của năm, thể loại Động vật có vú hoang dã, do Hội bảo vệ động vật có vú hoang dã tổ chức 2016.
- Pakistan muốn có những chiến đấu cơ hiện đại (RFA) - Trong tiến trình hiện đại hóa quân sự, chính phủ Pakistan muốn có giàn chiến đấu cơ tối tân hơn, thay thế cho những máy bay cũ kỹ mà không quân của họ đang sử dụng.
- Nghi phạm cướp máy bay EgyptAir sẽ bị dẫn độ về Ai Cập (VOA) - Ông Seif al-Din Mustafa, 58 tuổi, người đã khống chế một chuyến bay EgyptAir hồi tuần trước với một quả bom giả sẽ bị dẫn độ sang Ai Cập
- TT Iran kêu gọi tăng ngoại giao trong quan hệ với láng giềng (VOA) - Tổng thống Iran Hassan Rouhani thúc giục phải có nhiều hoạt động ngoại giao hơn nữa khi ứng phó với các cường quốc thế giới
- Bỉ kêu gọi giúp tìm nghi can thứ 3 trong vụ đánh bom Brussels (VOA) - Các công tố viên Bỉ kêu gọi mọi người giúp truy tìm nghi can thứ ba trong các vụ đánh bom chết người tại phi trường Brussels
- Nghi can khủng bố Paris tiếp tục bị giam giữ ở Bỉ (VOA) - Luật sư của bị can cho biết vào hôm 7/4 Salah Abdeslam sẽ bị giam giữ tại Bỉ thêm vài tuần nữa trước khi bị dẫn độ sang Pháp
- Đan Mạch bắt 4 nghi can gia nhập Nhà nước Hồi giáo (VOA) - Cảnh sát Đan Mạch, vừa bắt giữ 4 người trở về từ Syria bị tình nghi đã được nhóm Nhà nước Hồi giáo tuyển dụng để hoạt động khủng bố
- Căng thẳng gia tăng giữa các di dân tại cảng Hy Lạp (VOA) - Căng thẳng dâng cao giữa các di dân trong cảng Piraeus của Hy Lạp, nơi giới hữu trách thúc bách họ di dời sang những nơi tạm trú khác
- Huyền thoại nhạc đồng quê Mỹ Merle Haggard qua đời (VOA) - Ca nhạc sĩ Haggard qua đời hôm thứ Tư đúng ngày sinh nhật thứ 79 của mình, sau nhiều tháng bị viêm phổi kép
- Quốc hội Libya lại trì hoãn thông qua chính phủ đoàn kết mới (VOA) - Truyền thông Ả Rập thông báo rằng chính phủ không được công nhận của Libya đã từ chức để nhường chỗ cho chính phủ 'đoàn kết' mới của Thủ tướng Fayez al Saraj
--------------------------------
Posted on 08/04/2016 by Doi Thoai
·
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
·
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
·
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
---------------------
Theo dõi đài Đáp Lời Sông Núi qua:
.
.
Youtube: Sự Thật Hồ Chí Minh
.
Youtube: Ho Chi Minh, The Man and The Myth
.
Youtube: Cải cách ruộng đất
.
Youtube: Nhân Văn Giai Phẩm
.
------------------------
Thứ sáu, 8 tháng 4, 2016
- Nguyễn Trung: Việt Nam lựa chọn gì trong thế giới hôm nay? (viet-studies 8-4-16) ◄◄◄◄
- Ông Dũng đi rồi, ông Dũng có trở lại? (ABS 8-4-16) ◄◄
- Rất thanh thản được ư, thưa ngài nguyên thủ tướng? (FB Lưu Trọng Văn 8-4-16) -- Có phải ngẩu nhiên mà Ba Dũng đi thì Ba Sương về? Chuyện bà Ba Sương - người phụ nữ “không thể chết được” (DV 8-4-16) ◄
- Chính phủ mới: Đề nghị bổ nhiệm 3 phó thủ tướng, 18 bộ trưởng (VNN 8-4-16) -- Vietnam elects prime minister amid big challenges (WP/AP 8-4-16)
- Sẽ có Thống đốc trẻ nhất lịch sử ngành ngân hàng? (DV 8-4-16) -- Tai sao không nóí huỵch tẹt là ông Lê Minh Hưng này là con của tướng công an Lê Minh Hương?
- Bà Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục làm Bộ trưởng Y tế (VnEx 8-4-16) -- Aaaaaarrrrgh! Bà Nguyễn Thị Kim Tiến làm Bộ trưởng Y tế đến hết khóa (ĐĐK 8-4-16)
- Bà Phạm Chi Lan: “Phải có ai đó chịu trách nhiệm trước dân” (infonet 8-4-16)
- Nợ gia tăng do đầu tư công thiếu hiệu quả (NĐT/DNSGCT 8-4-16) --Bài Huỳnh Bửu Sơn
- “Báo chí bao cấp quá nhiều, hết sức tốn ngân sách“ (VietTimes 4-4-16) -- Ông Nguyễn Minh Thuyết nói.
- Chuyên gia Trương Đình Tuyển: 2 năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ “cất cánh” (DT 8-4-16) -- Ông Trương Đình Tuyển là thành viên tổ tư vấn của (cựu) thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bây giờ ông Dũng về vườn, ông Tuyển tiên đoán kinh tế Việt Nam sẽ cất cánh! Hehehe!
- Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng trong thanh niên (VNN 8-4-16) -- Phải đợi ít nhất đến trung niên mới được quyền suy thoái tư tưởng.
- Lộ diện "miếng mồi béo bở" trong kế hoạch góp vốn của Vietnam Airlines (GD 8-4-16)
- 500.000 USD... một chiếc 'thẻ xanh' (Zing 7-4-16) -- Nhà giàu Việt đăng ký đầu tư định cư vào Mỹ đứng… thứ hai thế giới!?
- Việt Nam: Du lịch vẫn thiếu sức cạnh tranh trong khu vực (RFI 6-4-16)
- Thăm 'vương quốc' mắm (NĐT 8-4-16)
- Trần Tiến Dũng: Sài Gòn và nhịp điệu tiếng ồn (TGTT 8-4-16)
- Việt Nam cần có chính sách gì đối với Biển Đông: Flexible Response to Deter in the South China Sea (CSIS 7-4-16) -- Bài của Trương Minh Huy Vũ và Ngô Di Lân ◄
- Vụ giàn khoan: Vietnam Tells China to Remove Oil Rig From Disputed Waters (WSJ 8-4-16) -- China rebuffs Vietnam criticism of oil rig move (Reuters 8-4-16)
- Why the South China Sea could be the next global flashpoint (Telegraph 8-4-16)
- Ở Campuchia, ma thích đô la: In Cambodia, the Ghosts Prefer Dollars (NYT 8-4-16)
Phải
giàu cỡ nào thì trốn thuế kiểu Panama mới có lợi? Are
Shell Companies Useful for People Who Aren’t Ludicrously Rich? (Atlantic
8-4-16)
- Nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy môn lịch sử: Một cái nhìn thẳng (VHNA 6-4-16)
- Văn học trẻ - “Văn học thời trang” (NLĐ 8-4-16)
- Khoa học... hậu hiện đại (NĐT 7-4-16) -- Bài Bùi Văn Nam Sơn
- Luật sư Nguyễn Hữu Thọ với việc xuất bản báo ở Tổng hành dinh kháng chiến (ĐĐK 8-4-16)
- Tranh cãi quanh 'Xứ Đông Dương' (TP 8-4-16)
- Thu hồi sách viết lạc đà là loài chim lớn nhất (TT 8-4-16)
Sinh
viên lười đọc sách (NLĐ 6-4-16)
No comments:
Post a Comment