Cát Linh, phóng viên RFA
2016-04-04
2016-04-04
.
Anh Mai Văn Tám, thành viên hội Anh Em Dân Chủ
. Hình: fb Mục sư Nguyễn Trung Tôn
Vào lúc 16 giờ 30 chiều ngày 04 tháng 4 năm
2016, anh Mai Văn Tám, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị cơ quan nhập cảnh sân
bay Nội Bài bắt giữ khi từ Thái Lan về Hà Nội.
Anh Mai
Văn Tám, cùng với phái đoàn 14 người đã sang Thái Lan để tham dự hội nghị diễn
đàn Xã Hội Dân Sự khu vực ASEAN tại Bangkok, Thái Lan hôm 31/3/2016. Nhà
hoạt động dân chủ Nguyễn Trung Trực cho biết anh Tám qua Thái Lan để tham dự hội
nghị với tư cách là đại diện cho mạng lưới xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam.
Sau khi từ Thái Lan trở về, anh Tám đã bị câu lưu tại sân bay Nội Bài, tịch thu
hộ chiếu và các đồ dùng cá nhân.
Vào lúc
1 giờ sáng ngày 5 tháng 4, liên lạc được với chúng tôi, anh Mai Văn Tám cho biết:
“Chiều
nay tôi có chuyến bay từ Bangkok về và xuống sân bay lúc 4 giờ 30 chiều. Tôi
làm thủ tục hành chính để về, thì an ninh giữ tôi lại và đưa tôi vào văn phòng,
đóng cửa lại, và hỏi những vấn đề ngoài quyền riêng tư của tôi. Họ lấy đi hết
quyền công dân, quyền con người, thậm chí họ tịch thu điện thoại và hộ chiếu
cho đến bây giờ vẫn chưa trả lại. Cách đây 30 phút họ mới thả tôi ra và hiện
nay tôi ở một mình ở ngoài sân bay và không biết đi về đâu thời gian này. Một số
an ninh vẫn còn theo dõi tôi. Hiện tại tôi đang trong sự nguy hiểm đến an ninh
và tính mạng.”
Theo lời
anh Mai Văn Tám, cuộc họp gồm có các tổ chức trong khối Đông Nam Á, gồm 38 tổ
chức. Trong 4 ngày, mọi người họp và đưa ra các sự kiện của các nước về phát
triển của xã hội dân sự cũng như những khó khăn đang gặp phải. Tất cả các thành
viên trong cuộc họp làm thành nhóm để thảo luận, đưa ra những ý kiến về một
công việc chung cho toàn khối.
Mục sư
Nguyễn Trung Tôn, người đã tìm cách liên lạc với anh Mai Văn Tám trong lúc anh
đang ở sân bay Nội Bài cho biết:
“Mai
Văn Tám giữ vai trò là trưởng đoàn đại diện cho các tổ chức XHDS tham gia hội
nghị này. Nhưng phía nhà cầm quyền Việt Nam họ có một trưởng đoàn khác, cho nên
tại hội nghị ASEAN này Việt Nam có đến 2 phái đoàn, 1 phái đoàn do nhà nước cử
đi, 1 phái đoàn cho tổ chức XHDS cử đi. Có lẽ sang bên ấy vai trò của Mai Văn
Tám với tư cách là người đại diện cho khối XHDS độc lập cũng không làm được gì
nhiều, bị giới hạn chuyện này chuyện kia. Chúng ta có thể hiểu với nhau như vậy.”
Tiếp lời
Mục sư Nguyễn Trung Tôn vừa nói, anh Mai Văn Tám cho biết thêm nội dung mà phái
đoàn XHDS độc lập đưa ra trong cuộc họp 4 ngày ở Bangkok:
“Tôi
cũng có đưa ra vài ý kiến khi mà các thành viên đại diện muốn tôi đưa ra ý kiến
từ trong nước. tôi nói là Việt Nam có cái XHDS nhung hiện nay vẫn còn bị kềm kẹp
của chế độ CS. Ngay cả chúng tôi đi Thái Lan cũng phải đi rất nguy hiểm. và tôi
cũng có đưa ra vấn đề giúp đỡ và hỗ trợ thông tin cho Việt Nam phát triển, thật
sự có nền XHDS như các nước dân chủ trong các khối Đông Nam Á. Họ có đề cập rằng
sắp đến sẽ giúp đỡ và có một cuộc họp tiếp theo nhưng chưa biết khi nào.”
Nói
thêm về điều này, ông Nguyễn Trung Trực, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ cho
biết:
“Cuộc
họp về các tổ chức XHDS ASEAN diễn ra tại Bangkok Thai Lan diễn ra từ ngày 31
tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 thì bao gồm những sự kiện, tuy nhiên nổi bật nhất là
sự xuất hiện của hai phái đoàn XHDS Việt Nam, 1 phái đoàn quốc doanh do nhà nước
chỉ đạo, 1 phái đoàn XHDS độc lập. tại cuộc họp đó đã có sự đối đầu về các quan
điểm giữa hai phái đoàn. Phái đoàn quốc doanh chỉ nói quanh vấn đề sông Mekong,
các vấn đề xã hội khác chứ họ không đi sâu vào chủ đề hội nghị như nhân chủ
nhân quyền và các nhu cầu cần thiết, các quyền cơ bản. Xét về mặt số lượng thì
bên quốc doanh áp đảo, nhưng về chất lượng thì XHDS độc lập được lắng nghe
hơn.”
Cuộc
nói chuyện của chúng tôi kết thúc lúc 2 giờ sáng ngày 5 tháng 4. Mai Văn Tám
cho biết anh vẫn đang một mình ở sân bay Nội Bài và chưa được trả lại hộ chiếu
cũng như vật dụng cá nhân.
Mai Văn
Tám là một nhà hoạt động dân chủ sống tại Quảng Bình, thành viên của Hội Anh Em
Dân Chủ - một nhóm xã hội dân sự độc lập trong nước. Anh Mai Văn Tám từng lên
tiếng bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ bị chính quyền đàn áp.
No comments:
Post a Comment