Jane
Perlez -
New York Times
Posted
by admin on February 16th, 2015
LẠNG
SƠN, Việt Nam – Chị mới 14 tuổi khi hỏa lực pháo binh Trung Quốc giã liên tục
lên những ngọn đồi xung quanh nhà của chị ở miền Bắc Việt Nam, và hàng trăm
ngàn lính Trung Quốc tràn qua biên giới. Chị nhớ lại cảnh chạy loạn cuống cuồng
cùng cha mẹ của mình xuyên qua những cây đào, mái tóc dài ngang lưng xõa bay
khi họ chạy trốn những kẻ xâm lược. Thật không may, họ chạy thẳng về phía quân
thù.
Mẹ
chị bị bắn chết trước mặt chị; liền phút sau, cha chị đã bị thương. “Tôi kinh hoàng. Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ
sống sót. Đạn bay loạn xung quanh. Tôi có thể nghe thấy và ngửi thấy tiếng
súng, “. Hà Thị Hiền, bây giờ 49 tuổi, dùng tay miêu tả những viên đạn đã
bay gần xung quanh đầu chị đến mức nào vào ngày đầu tiên của cuộc chiến tàn bạo
ngắn ngủi.
Cuộc
xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979 kéo dài chưa đầy một tháng.
Nhưng cuộc chiến thật hung tàn tới mức di sản của nó hôm nay vẫn thấm đẫm vào mối
quan hệ chua chát hiện nay giữa hai nước Cộng Sản mà giờ đây đang đối đầu trong
vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Cả
hai bên sau đó đều tuyên bố chiến thắng, mặc dù không bên nào chiếm ưu thế, và
cả hai quân đội đều chịu tổn thất khủng khiếp.
Nếu
một cuộc chiến nữa nổ ra bởi tranh chấp lãnh thổ quanh giàn khoan dầu của Trung
Quốc ngoài khơi bờ biển của Việt Nam ở Biển Đông, thì Trung Quốc, với lực lượng
hải quân ngày càng hiện đại hóa của nó, có khả năng sẽ giành chiến thắng, theo
đánh giá của các chuyên gia quân sự . Vì vậy, trong một tình huống phần nào giống
việc Mexico nằm sát Hoa Kỳ, Việt Nam phải thực hiện nghệ thuật sống cùng với một
quốc gia quyền lực, một kỹ năng mà Việt Nam đã thực hành qua hàng ngàn năm liên
tục bị xâm lược, đô hộ và hàng chục cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Ngôi mộ của mẹ chị Hiền,
đã bị quân Trung Quốc bắn chết ngày 17-2-1979, trong khi cha chị bị thương
Nhưng
đối đầu với một Trung Quốc, ngày nay giàu có hơn nhiều, quân đội mạnh mẽ hơn và
đầy tham vọng hơn bất cứ thời điểm nào mà hai nước đã từng đối mặt nhau trong kỷ
nguyên hiện đại, việc làm thế nào để chọc tức Bắc Kinh vừa đủ, khi nào cần giảm
áp lực, và làm thế nào để sử dụng nhân tố Hoa Kỳ đang trở nên phức tạp hơn .
Trong
tình trạng căng thẳng hiện nay, những tình cảm chống Trung Quốc của người Việt
Nam dường như đã đi trước dự trù của Bộ Chính trị, hiện đang trị vì đất nước.
“Toàn dân Việt muốn
được thoát khỏi tầm tay của Trung Quốc”, ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hiệp hội Văn
học Hà Nội, một trong những người phản đối các giàn khoan dầu ở bên ngoài Đại sứ
quán Trung Quốc tại Hà Nội cho biết. “Nhưng
người dân Việt Nam đang tự hỏi chiến lược của chính phủ là gì, và tự hỏi liệu
chính phủ có thực sự chống lại Trung Quốc hay là đang thỏa hiệp.”
Trong
năm 2012, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Leon E. Panetta đã đến thăm vịnh Cam
Ranh, một căn cứ lớn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nhưng cho đến nay quân
đội Việt Nam, vẫn còn lưu tâm đến chiến tranh và những năm tháng duy trì quan hệ
đối kháng giữa hai nước sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, vẫn giữ khoảng
cách với Mỹ.
Một
phần của xa cách là kết quả của một điều luật của Mỹ cấm bán vũ khí cho Việt
Nam, một di tích của chiến tranh Việt Nam. Nhưng Washington đang thể hiện sự
quan tâm ngày càng tăng trong quá trình dỡ bỏ lệnh cấm, và dự kiến mới đại sứ
Hoa Kỳ đến Việt Nam, Ted Osius, người đang chờ xác nhận của Thượng viện, cho biết
trong phiên điều trần tháng trước rằng việc nới lỏng lệnh cấm vận cần được xem
xét.
Cho
tới thời điểm này, Việt Nam mua vũ khí chủ yếu từ Nga, Israel và Ấn Độ. Việt
Nam đã nhận hai tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, và đã đặt đơn hàng cho bốn chiếc nữa.
Nhật Bản đã cam kết cung cấp một số tàu bảo vệ bờ biển. Trong một động thái nhằm
khuyến khích Việt Nam chấp nhận sự thân cận với Washington hơn, Ngoại trưởng
John Kerry công bố 18 triệu đôla viện trợ không gồm vũ khí cho an ninh hàng hải
của Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng Mười Hai năm ngoái.
“Việt Nam không mong
đợi, hoặc muốn, sự can thiệp của Hoa Kỳ”, ông Đặng Đình Quý, hiệu trưởng của Học
viện Ngoại giao Việt Nam bày tỏ. “Chúng
tôi không mong đợi sự giúp đỡ từ bất cứ ai,” ông nói. “Chúng tôi tin tưởng chúng tôi có thể tự làm điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp
tục các chiến lược hiện tại , nỗ lực nhằm ngăn chặn một cuộc đụng độ, và nếu điều
đó xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng để tự đối phó với nó. Chúng tôi chào đón tất cả
các bên ở Biển Đông như miễn là họ có thiện chí giữ gìn hòa bình, ổn định và trật
tự pháp lý trong khu vực. “
Cuộc
chiến năm 1979, theo lệnh của lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nhằm trừng phạt
Việt Nam đã xâm lược Campuchia, diễn ra dọc đường biên giới giữa hai nước. Những
ký ức còn hằn sâu không chỉ vì số người chết mà còn vì lính Trung Quốc đốt phá
tan hoang các thị trấn và làng mạc khi rút chạy, phá hủy các trường học và bệnh
viện, những thứ mà về sau lính Trung Quốc gọi là “ nụ hôn tạm biệt”.
Lạng
Sơn, sau đó được xây dựng lại, và những tòa nhà cao tầng khiêm tốn được trang
trí với đèn neon tạo cho cảm giác một địa điểm buôn bán thịnh vượng. Nhưng người
dân ở đây vẫn còn nhớ tới con sông đầy những xác người, cả Việt Nam lẫn Trung
Quốc, và đã mất biết bao lâu để thứ mùi khủng khiếp ấy phai nhạt. Tổng số người
chết của cả hai bên được ước tính ít nhất 50 nghìn lính, cùng với mười ngàn thường
dân Việt Nam.
Những
người lính Trung Quốc được ra lệnh là phải thật tàn bạo và đã phải viện đến sự
“điên cuồng của những cảm xúc cực đoan”, theo một cựu sĩ quan tình báo Trung Quốc,
Xu Meihong, người di cư đến Hoa Kỳ và xuất hiện trong cuốn sách lịch sử chiến
tranh, “Chiến lược quân sự của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương lần thứ
ba” của Edward C. O’Dowd.
Quyết
định của Trung Quốc tiêu diệt Lạng Sơn đã để lại dấu ấn vĩnh viễn đối với một học
sinh trung học lúc đó, tên là Lương Văn Lang, hiện đang làm nhân viên bảo vệ.
“Trái tim tôi đầy hận
thù, toàn bộ thành phố đã bị phá hủy, tất cả mọi thứ là đống đổ nát”, ông nói. Hai năm sau
khi Trung Quốc rút đi, ông được chọn để đào tạo bắn tỉa trong lực lượng dân
quân tự vệ ở địa phương nhằm chống lại các cuộc tấn công lẻ tẻ của Trung Quốc
còn tiếp diễn cho tới cuối những năm 1980.
“Tôi thường thức dậy
lúc 2 giờ sáng,chọn vị trí trên một sườn núi cao, và tôi có thể thấy lính Trung
Quốc đào đường hầm”,
ông nói. “Đồi của họ thấp hơn so với
chúng tôi, và đôi khi họ sẽ di chuyển cao hơn. Chúng tôi sẽ chờ đợi cho đến thời
điểm khi họ di chuyển và khai hỏa.“
Ông
đã giết chết sáu lính Trung Quốc trong mười ngày, ông tự hào nói.
Để
tưởng thưởng cho sự dũng cảm và độ chính xác của mình, ông Lang giành được ba
huy chương mà ông cất giữ trong một hộp lót xa tanh.
Sau
khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, chính phủ xóa
bỏ tất cả các kỷ niệm chính thức của cuộc chiến năm 1979, một sự tương phản với
vô số các đài tưởng niệm chiến tranh thời chống Pháp và Mỹ, mà trong đó Trung
Quốc đã cung cấp những hỗ trợ quan trọng.
Khi
quan hệ giữa hai đảng cộng sản anh em tan băng, kinh doanh qua biên giới phát
triển mạnh mẽ và những ký ức đã bị lu mờ.
Những
ký ức ấy lại nổi lên hai vài tháng trước đây với sự xuất hiện của các giàn
khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển của Việt
Nam. Đã có những cuộc đụng độ hàng ngày giữa các tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ
biển Trung Quốc và Việt Nam, dẫn đến cuộc bạo loạn chống Trung Quốc tại Việt
Nam để lại bốn công dân Trung Quốc bị chết và làm hư hỏng các nhà máy nước
ngoài.
Chị
Hiền, hiện đang điều hành một nhà khách và đón chào khách hàng Trung Quốc, nói
rằng chị vẫn sống với những ký ức kinh hoàng thời thơ ấu. Sau khi mẹ chị bị giết,
những người lính tìm một người phụ nữ lớn tuổi để chăm sóc chị, và sau đó chỉ
cho hai người phụ nữ đau thương ấy tới chỗ trú ẩn cùng với những ngườ sống sót
khác trong một hang động đá vôi.
“Nhưng
hàng trăm người đã bị giết chết “, chị nói. “Tôi thấy một người phụ nữ với đôi
chân của cô bị đứt lìa, nằm trên mặt đất. Nhìn vào đôi mắt của cô, chúng tôi biết
cô vẫn còn sống và muốn giúp đỡ, nhưng chúng tôi chẳng có thể làm gì cả. Chúng
tôi chẳng có gì cả. Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh ấy”.
Nguồn:
FB Tin Việt
----------------------------------
No comments:
Post a Comment