Tiến sỹ
Cù Huy Hà Vũ
Gửi
cho BBC từ Hoa Kỳ
15
tháng 2 2015
36
năm đã trôi qua nhưng cuộc đánh trả chiến tranh xâm lược được Trung Quốc phát động
vào ngày 17-2-1979 vẫn luôn hiện diện trong những người Việt Nam yêu nước, nhất
là vì nó mang tính thời sự sâu sắc khi Trung Quốc không ngừng xâm phạm chủ quyền
biển cũng như đe dọa dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Để
giải cứu đồng minh Khme Đỏ tại Cam Pu Chia sau khi chế độ diệt chủng của lực lượng
này bị quân đội Việt Nam đánh đổ vào ngày 7/1/1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu
Bình đã quyết định điều một lực lượng lớn quân đội đánh thẳng vào Việt Nam
trong khuôn khổ cái gọi là “chiến tranh hạn chế” hay “dạy cho Việt Nam một bài
học” nhằm buộc Việt Nam rút quân khỏi Căm Pu Chia, đúng kế sách “Vây Ngụy cứu
Triệu” mà Tôn Tẫn áp dụng 2.500 năm trước.
Khi
300 nghìn quân Trung Quốc đồng loạt tràn qua hơn 1000 km biên giới, phía Việt
Nam chỉ có khoảng 70 nghìn quân chủ lực, còn lại là dân quân bởi như đã rõ, đa
phần quân chủ lực Việt Nam đang chiến đấu ở Campuchia.
Chính
Đặng Tiểu Bình đã nói trong một bài phát biểu: “Lần đánh này vũ khí, quân số đều
gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là năm đánh một, sáu đánh một,
chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí sáu đánh một, bảy
đánh một”. Tất nhiên với so sánh lực lượng quân sự như vậy, Trung Quốc hoàn
toàn tin tưởng rằng mưu đồ của họ sẽ thành công.
Thế
nhưng ngày 5-3, tức chỉ sau 17 ngày tiến hành chiến tranh, Trung Quốc đã phải
tuyên bố chấm dứt cuộc chiến và rút quân khỏi Việt Nam cho dù quân đội Việt Nam
vẫn hiện diện ở Căm Pu Chia.
Nguyên
nhân thất bại
Phân
tích thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh này, người ta thường nêu những
nguyên nhân sau:
Thứ
nhất, quân đội Việt Nam cộng sản vừa thắng Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa
nên kinh nghiệm chiến trường của họ hơn hẳn quân đội Trung Quốc vốn không tham
gia cuộc chiến tranh lớn nào kể từ sau chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm
1953.
Thứ
hai, chiến tranh xảy ra ở vùng rừng núi nên quân đội và dân quân Việt Nam đã tận
dụng được địa hình hiểm trở để đánh trả hiệu quả, gây thiệt hại lớn cho quân
Trung Quốc.
Thứ
ba, Việt Nam được Liên Xô với tư cách đồng minh quân sự yểm trợ.
Thực
vậy, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện được ký giữa hai nước vào ngày
3/11/1978 là một hiệp ước liên minh quân sự vì Hiệp ước có điều khoản “Trong
trường hợp một trong hai bên bị tiến công, hoặc bị đe dọa tiến công thì hai bên
ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và
áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của
hai nước”.
Cũng
cần nói thêm rằng Hiệp ước chỉ là cái kết tất yếu của việc Việt Nam “nhất biên
đảo”, ngả hẳn sang Liên Xô trong tranh chấp Xô – Trung để đổi lấy sự bảo trợ cả
về kinh tế và quân sự của Liên Xô chống lại sự thù địch của Trung Quốc không
cam chịu chấp nhận một Việt Nam thống nhất từ 1975.
Vậy
nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
Trước
hết, cho dù Việt Nam có kinh nghiệm chiến trường hơn hẳn Trung Quốc thì với số
quân đông gấp bội Trung Quốc có thể dùng chiến thuật “biển người” để lấy lại thế
cân bằng chiến trận.
Còn
nói quân Việt Nam tận dụng được địa hình rừng núi để gây khó khăn lớn cho quân
Trung Quốc thì cũng không hẳn bởi không thể nói quân Trung Quốc không có kinh
nghiệm tác chiến nơi địa hình hiểm trở khi giáp giới với Việt Nam cũng là vùng
rừng núi.
Bằng
chứng là quân Trung Quốc cuối cùng cũng đã chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng
và Lạng Sơn là những mục tiêu mà Đặng Tiểu Bình ngay từ đầu đã đề ra.
Do
đó, sự yểm trợ quân sự của Liên Xô đóng vai trò quyết định trong việc buộc
Trung Quốc chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Vai
trò của Liên Xô
Trước
hết, trong gần một tháng chiến tranh Liên Xô đã cho một số phi đoàn vận tải
(An-12 AN-26, MI-8...) không vận 20 nghìn quân Việt Nam cùng các trang thiết bị
chiến đấu từ Campuchia trở về miền Bắc Việt Nam để tổ chức phòng thủ và phản
công.
Cũng
trong giai đoạn này bằng đường biển, Liên Xô đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe
tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp
pháo phản lực GradBM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa
phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy
bay tiêm kích.
Bên
cạnh đó, Liên Xô cũng đã tham chiến với việc điều 30 tàu chiến vào biển Đông để
ngăn hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tập kích Việt Nam.
Không
những thế, ngày 22 tháng 2, Tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam cảnh cáo: “Liên Xô sẽ thực hiện những điều khoản đã ký
kết trong Hiệp ước hữu nghị và hợp tác đã ký với Việt Nam. Nhưng xung đột vẫn
có thể giới hạn được, Liên Xô cũng không muốn có một cuộc chiến tranh”.
Như
vậy Trung Quốc đã nhận được một cảnh cáo rõ ràng từ phía Liên Xô rằng nếu quân
đội của họ không rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải đối mặt với một cuộc tấn công của
Liên Xô vào lãnh thổ Trung Quốc, đúng với cái cách Trung Quốc đã tấn công Việt
Nam để giải cứu đồng minh Khme Đỏ của nước này ở Cam Pu Chia đang bị quân đội
Việt Nam truy diệt.
Ngay
ngày hôm sau, 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến
tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn nhằm ngăn
Liên Xô tấn công vào Trung Quốc. Đến ngày 5/3 Trung Quốc chính thức tuyên bố
rút quân khỏi Việt Nam.
Để
gia tăng áp lực buộc Trung Quốc chấm dứt chiến tranh một cách thực sự, từ 12 đến
26 -3 - 1979, Liên Xô đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất
trong lịch sử quân sự thế giới với sự tham gia của các quân khu phía Đông áp
biên giới với Trung Quốc, các đơn vị đóng tại Mông Cổ và Hạm đội Thái Bình
Dương với tổng quân số lên tới hơn 200.000 quân. Kết quả là ngày 16/3/1979,
Trung Quốc về cơ bản đã rút quân khỏi Việt Nam.
Liên
minh quân sự
Như vậy, bài học lớn nhất cho Việt Nam
từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 là Việt Nam buộc phải có liên
minh với cường quốc quân sự thì mới bảo vệ được lãnh thổ của mình trước xâm lược
của cường quốc quân sự khác.
Bài
học này càng trở nên hiển nhiên trong bối cảnh cuộc xâm lược sắp tới của Trung
Quốc là nhằm vào quần đảo Trường Sa, tức diễn ra trên biển nơi mà học thuyết
“chiến tranh nhân dân” của Việt Nam gắn với địa hình hoàn toàn bị vô hiệu.
Nói
cách khác, Việt Nam không thể không khẩn cấp tìm cường quốc quân sự để liên
minh trước khi mọi cái trở nên quá muộn. Thực ra trong kịch bản này Việt Nam
không có sự lựa chọn nào khác ngoài Mỹ.
Thực
vậy, với chiến lược xoay trục quân sự sang châu Á mà Tổng thống Mỹ Obama đưa ra
đầu năm 2012 mà tôi gọi là “Obamasia”, Mỹ là cường quốc duy nhất chủ động ngăn
chặn bành trướng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Việc
Thượng viện Mỹ ra nghị quyết về Biển Đông theo đó Mỹ chống lại mọi hành vi dùng
vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và chủ trương
tự do hàng hải là bằng chứng nặng ký nữa về quyết tâm quân sự mới của Mỹ ở thế
kỷ XXI.
Thế nhưng liên minh quân sự với Mỹ sẽ
không bao giờ thực hiện được chừng nào Việt Nam còn duy trì chế độ độc tài cộng
sản.
Điều này có nghĩa để
bảo vệ thành công quần đảo Trường Sa nói riêng, lãnh thổ quốc gia nói chung trước
xâm lược và đe dọa xâm lược của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam không còn con
đường nào khác là phải dân chủ hóa chế độ chính trị mà khởi đầu là bảo đảm tự
do ngôn luận và các nhân quyền cơ bản khác được ghi trong Hiến pháp song song với
việc trả tự do vô điều kiện cho tất cả những người bất đồng chính kiến bị cầm
tù để rồi tiến tới tổ chức bầu cử tự do với sự tham gia của nhiều đảng phái,
tương tự những gì đã và đang diễn ra tại một nước Đông Nam Á khác vốn có cùng
chế độ độc tài là Myanmar.
No comments:
Post a Comment