Mời các thân hữu xem phim Trở lại Sài gòn để thấy lại những hình ảnh thân thương ngày xưa.
Bộ
tài liệu này dành cho những ai yêu Sài Gòn, cả ngày trước và bây giờ.
Tác giả Frank Ford, một người lính Mỹ đã từng đứng bên kia chiến tuyến, qua serie này đã tái hiện một Sài Gòn cách đây hơn 30 năm rất đầy đủ, rất chân thật. Từ những quán ăn bình dân, những khu nhà ổ chuột, đến những khách sạn quốc tế, những nhà hàng nổi tiếng, những tượng đài kỷ niệm...
Chắc chắn trong đây có những con đường, ngôi nhà mà các bạn đi ngang qua hằng ngày, nay bỗng thấy chúng thật khác lạ... và có những nơi chỉ còn lại trong những bức ảnh và ký ức của người Sài Gòn...
Video chỉ mang tính chất cá nhân của tác giả, không có ý đồ chính trị hay đề cập đến những vấn đề nhạy cảm. Trình độ nghe dịch của tôi cũng chưa cao lắm nên có nhiều chỗ chưa hay, mong các bạn thông cảm và đóng góp để tôi hoàn thiện bộ tài liệu này.
Chân thành cảm ơn bác Frank Ford đã cung cấp tư liệu và giúp đỡ cháu hoàn thành seri này.
Tác giả Frank Ford, một người lính Mỹ đã từng đứng bên kia chiến tuyến, qua serie này đã tái hiện một Sài Gòn cách đây hơn 30 năm rất đầy đủ, rất chân thật. Từ những quán ăn bình dân, những khu nhà ổ chuột, đến những khách sạn quốc tế, những nhà hàng nổi tiếng, những tượng đài kỷ niệm...
Chắc chắn trong đây có những con đường, ngôi nhà mà các bạn đi ngang qua hằng ngày, nay bỗng thấy chúng thật khác lạ... và có những nơi chỉ còn lại trong những bức ảnh và ký ức của người Sài Gòn...
Video chỉ mang tính chất cá nhân của tác giả, không có ý đồ chính trị hay đề cập đến những vấn đề nhạy cảm. Trình độ nghe dịch của tôi cũng chưa cao lắm nên có nhiều chỗ chưa hay, mong các bạn thông cảm và đóng góp để tôi hoàn thiện bộ tài liệu này.
Chân thành cảm ơn bác Frank Ford đã cung cấp tư liệu và giúp đỡ cháu hoàn thành seri này.
------------------------
Nhạc & lời : Trần Lê Việt - Trình bày : Hạ My
Published on Nov 21, 2012
" T.Vấn & Bạn Hữu.....
.......Cuối năm 1983, sau gần 9 năm xa Sài Gòn, -- thành phố của cả một thời tuổi trẻ đầy ắp những mơ ước cho đời , cho mình -- tôi đặt lại bước chân mệt mỏi trên mảnh đất cũ với tâm trạng của một kẻ phụ tình, kẻ bất lực , kẻ đáng kiếp lưu đầy. Sau lưng tôi, những ngày tháng tù ngục thoang thỏang như một giấc ngủ trưa dậy muộn, bỗng bừng mắt, thấy mình như cái ông Hạ Trí Chương (1) nào đó bên Tàu . Ông này giã nhà ra đi tìm công danh sự nghiệp từ khi còn rất trẻ. Sau gần 50 năm trải qua bao thăng trầm trong bước công danh hoạn lộ, ông trở về thăm lại quê xưa, tìm kiếm bạn bè cũ, nhưng chẳng còn mấy người sống sót, duy chỉ có mặt hồ trong như gương trước ngõ vẫn còn nguyên vẹn những dợn sóng ngày xưa .Đếm bước chân buồn tênh trên hè phố cũ, tôi bùi ngùi nhớ lại giây phút cuối cùng chia tay với những người bạn vẫn còn mòn mỏi chờ đợi tấm giấy ra trại ( giấy tha tù cải tạo), và hình ảnh mình ôm cây đàn thô sơ tự chế, hát những lời nhạc tiên tri :
.......Cuối năm 1983, sau gần 9 năm xa Sài Gòn, -- thành phố của cả một thời tuổi trẻ đầy ắp những mơ ước cho đời , cho mình -- tôi đặt lại bước chân mệt mỏi trên mảnh đất cũ với tâm trạng của một kẻ phụ tình, kẻ bất lực , kẻ đáng kiếp lưu đầy. Sau lưng tôi, những ngày tháng tù ngục thoang thỏang như một giấc ngủ trưa dậy muộn, bỗng bừng mắt, thấy mình như cái ông Hạ Trí Chương (1) nào đó bên Tàu . Ông này giã nhà ra đi tìm công danh sự nghiệp từ khi còn rất trẻ. Sau gần 50 năm trải qua bao thăng trầm trong bước công danh hoạn lộ, ông trở về thăm lại quê xưa, tìm kiếm bạn bè cũ, nhưng chẳng còn mấy người sống sót, duy chỉ có mặt hồ trong như gương trước ngõ vẫn còn nguyên vẹn những dợn sóng ngày xưa .Đếm bước chân buồn tênh trên hè phố cũ, tôi bùi ngùi nhớ lại giây phút cuối cùng chia tay với những người bạn vẫn còn mòn mỏi chờ đợi tấm giấy ra trại ( giấy tha tù cải tạo), và hình ảnh mình ôm cây đàn thô sơ tự chế, hát những lời nhạc tiên tri :
Khi ta về, nhìn Sài Gòn thật quen
Ngày đêm nào ta chẳng thấy trong mơ
Sài Gòn ơi, sao nhìn ta xa lạ
Bao năm rồi, đâu phải mới hôm qua
Sài Gòn ngày trở lại -- Nhạc và lời :Trần Lê Việt)
Và cứ thế , trong cái ngậm ngùi khi nhìn lại thành phố tuổi trẻ và tấm thân xác " gìa háp" mới 33 tuổi, bài hát của anh bạn nhạc sĩ đã từng chia sẻ ngọt bùi với tôi hầu như gần 9 năm cuộc đọan trường thất thanh cứ đuổi theo từng nẻo đường tôi bước qua trong ngày đầu tiên tái ngộ Sài Gòn. Sự ra đi của ông Hạ Trí Chương là một cuộc ra đi lập thân. 50 năm xa quê của ông là 50 năm ông lao vào cuộc giành giựt những hư ảo đời người. Ông chỉ trở về lại quê hương sau khi đã chán chê mọi thăng trầm cuộc đời vốn nhẹ tênh như lá mùa thu. Còn sự ra đi của chúng tôi là một cuộc lưu đày, dẫu mới chỉ 9 năm, nhưng có khác gì hai chàng Lưu Nguyễn xưa, quên mất cả lối về :
Có mấy ngã đường, dẫn vào thành phố
Khi bước chân về, bối rối bơ vơ
Biết lối đường nào về vùng kỷ niệm
Tìm lại dùm ta dáng nhỏ quen xưa
(Sài Gòn ngày trở lại -- Nhạc và lời :Trần Lê Việt)
Sài Gòn những năm đó, là một thành phố chết. Người Sài Gòn thực sự, lớp bỏ nước ra đi từ tháng 4/75, lớp vượt biên, lớp tù cải tạo, lớp đi kinh tế mới. Người Sài Gòn còn lại ( lúc ấy ) chỉ sống dật dờ như những cái bóng. Và câu thơ Nguyên Sa bỗng như lời mai mỉa : Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Thế nên, người nhạc sĩ, dù bị che khuất bởi những hàng rào kiên cố của trại giam ở một nơi xa tít tắp tận miền trung du Bắc Việt , vẫn nhìn thấy được :
Sài Gòn nay, không còn áo lụa
Sao ta nghe xót bỏng trong lòng
(Sài Gòn ngày trở lại -- Nhạc và lời :Trần Lê Việt) . . . "
-------------------
NHẠC PHIM :
Sáng tác: Trầm Tử Thiêng
- Ca sĩ : Khánh Ly
Tác giả: Nam Lộc - Ca
sĩ : Ngọc Lan
Ca sĩ : Thanh Thủy
Ca sĩ : Lâm
Nhật Tiến
Sáng
tác : Nguyệt Ánh . Trình bày : ASIA + Ca Đoàn Ngàn Khơi
Tác
giá : Việt Dzũng - Ca sĩ
: Y Phương
No comments:
Post a Comment