4.02.2015
Điều hợp: Nguyễn Lệ
Uyên
Tham dự: Luân Hoán, Trần Doãn Nho, Trần văn Nam, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Vy Khanh, Lữ Quỳnh, Phạm văn Nhàn, Trần thị Nguyệt Mai
Tham dự: Luân Hoán, Trần Doãn Nho, Trần văn Nam, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Vy Khanh, Lữ Quỳnh, Phạm văn Nhàn, Trần thị Nguyệt Mai
.
Tạp
chí TQBT số 63, dành phần lớn số trang cho chủ đề 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM, để một
lần nữa, khẳng định sự đóng góp của các nhà văn nhà thơ trong giai đoạn máu lửa
cùng giá trị nhân văn, tự do lẫn các khuynh hướng sáng tạo của họ trong giai đoạn
đất nước lâm vào cuộc nội chiến tàn khốc nhất.
Văn
học miền Nam 54-75 không hề mang tính chất độc hại của một loại sản phẩm văn
hóa mà nhà cầm quyền CSVN gán cho cái nhãn nô dịch, phản động, đồi trụy. Ngược
lại, nó đã làm tròn sứ mệnh của người cầm bút trước lịch sử văn học Việt Nam.
Những
gì mà giới văn hóa văn nghệ miền Bắc, dưới sự chỉ huy của đảng CSVN đã và đang
tiếp tục bức tử một nền văn học chói sáng ở một nửa đất nước, trong một cụm từ
mang tính thóa mạ, báng bổ: “Văn học đô thị miền Nam” (?!), là điều không thể
chấp nhận, đi ngược lại xu hướng phát triển đa chiều về văn hóa dân tộc của bất
kỳ một quốc gia nào!
Đề
cương văn hóa văn nghệ mà ông Trường Chinh chấp bút cách đây mấy chục năm chính
là sự mù lòa của lãnh đạo CSVN du nhập từ một loại tư tưởng lạc hậu, rập khuôn
và sắt máu gieo rắc vào đầu óc nhiều thế hệ, mang tính triệt tiêu ý thức tự do
sáng tạo ở mỗi cá nhân và hơn hết biến những người cầm bút và người đọc thành một
bầy cừu giữa vài con sói già xác xơ lông, thiết lập xã hội trên nền tảng một loại
học thuyết mục ruỗng, lỗi thời, hoang tưởng.
Chúng
tôi, những người cầm bút cùng một thế hệ, chịu nhiều thiệt thòi nhất, trong cuộc
nội chiến tương tàn, đã cùng nhau nêu lên những ý kiến xoay quanh đề tài này để,
một lần nữa xác quyết về tính nhân bản, tự do… trong sáng tạo, không bị bất kỳ
một thế lực nào định hướng và ít nhiều đã góp phần cho dòng chảy sáng rực của
văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975, và đang tiếp tục nối dài bởi các nhà văn
trẻ thế hệ hậu chiến, trong lẫn ngoài nước, làm cho nền văn học dân tộc rực rỡ
hơn, phong cách và tư tưởng đa chiều hơn trong mỗi tác phẩm.
Sau đây là ý kiến của
các nhà văn, nhà thơ, nghiên cứu phê bình: LUÂN
HOÁN, TRẦN HOÀI THƯ, NGUYỄN VY KHANH, LỮ QUỲNH, PHẠM VĂN NHÀN, TRẦN DOÃN
NHO, TRẦN VĂN NAM, TRẦN THỊ NGUYỆT MAI, NGUYỄN LỆ UYÊN xoay quanh chủ đề
này.
(TQBT)
*
LUÂN
HOÁN: Trước hết chúng ta cần khẳng định
chiều dài văn học miền Nam từ đâu đến đâu, trước khi bàn sâu đến các giá trị của
nó?
-Trần
Hoài Thư: Theo tôi nghĩ từ 1955 đến năm 1975. Gồm hai thời kỳ: Thời bình và
thời chiến. Cái mốc là năm 1962, lúc chiến tranh bắt đầu thật sự bùng nổ.
-Nguyễn
Lệ Uyên:
Văn học miền Nam là sự nối dài từ dòng văn học tiền chiến. Riêng dòng văn học
miền Bắc thì bị gẫy lìa sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, nghĩa là phủ nhận
toàn bộ giá trị văn học nghệ thuật trước đó, hướng theo dòng văn chương vô sản
hiện thực xã hội hổ lốn, một loại văn chương mang tính rập khuôn, tuyên truyền.
Duy nhất ở miền Nam, dòng văn học này được nối dài với di sản văn chương cha
ông để lại, tuy không lâu để sau đó phát triển theo chiều hướng mới, khởi đi từ
tạp chí Sáng Tạo. Giai đoạn từ 54 tới 75, có thể chia dòng văn học này làm 2
phân kỳ: giai đoạn 54-63 và 63-75. Ở phân kỳ trước, là sự làm mới văn học hôm
nay, theo cách gọi của Mai Thảo với hàng loạt tên tuổi luôn là những đề tài cho
các công trình biên khảo văn học. Phân kỳ sau, từ 63-75 là dòng văn chương của
chiến tranh, thuộc về chiến tranh mà hầu hết các tác phẩm được công bố đều là
các nhà văn nhà thơ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến, hầu hết họ đều thuộc lớp
trẻ. Tôi chia làm 2 phân kỳ và nhấn mạnh đến phân kỳ sau, như sự lưu ý về một
góc nhìn khách quan hơn trong các công trình biên khảo sau này.
-Nguyệt
Mai:
Tôi cũng có cách nhìn giống anh NLU. Theo tôi, văn học miền Nam lấy cột mốc từ
1954 -1975 là những năm đất nước bị chia cắt. Miền Bắc có nền văn học riêng của
họ. Đó là nền văn học XHCN, mà tất cả các nhà văn thơ nghệ sĩ đều bị buộc phải
viết một chiều: ca ngợi lãnh tụ và đảng cộng sản, tuyên truyền cho chế độ và
cho cuộc chiến tranh mà họ gọi là "chống Mỹ cứu nước". Họ không được
tự do viết về thân phận, tình yêu… của riêng họ, mà người cộng sản cho đó là những
"lãng mạn tiểu tư sản". Sau vụ dập tắt "Nhân Văn Giai Phẩm",
nhà cầm quyền miền Bắc đã "trói" tay của các văn nghệ sĩ.
Hãy
nghe nhà văn Võ thị Hảo viết về nhà văn Bùi Ngọc Tấn để từ đó suy luận được đời
sống của các nhà văn miền Bắc:
“Tôi
đã quên tên tôi dưới mặt trời.” Câu thơ xuất sắc này của Bùi Ngọc Tấn thể hiện
nhiều điều về thân phận của một con người – một nhà văn bị buộc phải sống trong
một đám đông như một con kiến trong một đàn kiến, như một con cừu cúi mặt đi
trong một đàn cừu. Để thích ứng, người ta phải tự mắc bệnh nhòa, cố gắng quên bản
ngã, cá tính, chính kiến của mình, để được tồn tại.
(Võ
thị Hảo – Ai đã giật băng tang trên vòng hoa người chết).
Nguồn:
http://www.rfa.org/ – ngày 24.12.2014
Ở
miền Nam, được hưởng bầu không khí tự do, các văn nghệ sĩ được tự do sáng tạo.
Họ có thể trải lòng viết bất cứ những gì họ muốn, không theo đơn đặt hàng. Nên
trăm hoa đua nở. Miền Nam đã có những sáng tác về mọi thể loại: văn, thơ, âm nhạc,
dịch thuật, triết học….
-Nguyễn
Vy Khanh:
Về các giai-đoạn văn-học, chúng tôi phân chia văn học miền Nam 1954-1975 thành
hai thời kỳ chính: 1954-1963 và 1964-1975. Vào giai đoạn đầu 1954-1963, một nền
văn nghệ tự do sinh hoạt trong một không khí văn hóa, tin tưởng, thì đến giai
đoạn sau 1964-1975, văn nghệ đa dạng hơn nhưng cũng đa tạp hơn với những người
làm văn nghệ phân hóa, cả bạo động, trong một xã hội thời chiến giá trị phong
hóa mất dần. Giai đoạn đầu có thể nhận ra hai thời, thời đầu 1954-1960 tự tạo
niềm tin và là thời xây dựng hậu chiến và thiết lập nền chính trị cộng hòa, dân
chủ, tự do; sinh hoạt văn-hóa và văn-học hồi sinh, lý thuyết cùng ảnh hưởng Âu
Tây nhập dòng văn-học Việt từ miền Bắc di cư vào và dòng văn-học miền Nam bản địa
(Sáng Tạo, Thế Kỷ Hai Mươi, Hiện Đại đều đình bản năm 1960 hoặc 1961).
Thời sau, 1961-1963, báo chí và ấn phẩm phục vụ giai đoạn đầu dần tự cập nhật lại.
Cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 không những đóng lại nền Đệ nhất Cộng hòa mà còn
thay đổi cả sinh hoạt cùng não trạng văn hóa. Giai đoạn hai của nền văn-học miền
Nam, 1964 -1975, đã tiến triển qua ba thời: 1964 -1968, đa nguyên văn hóa và
văn chương nở rộ, văn-học chiến tranh dần rõ nét với các nhà văn thơ trẻ, thời
1968-1972 hốt hoảng sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 và cuối cùng
là "Mùa Hè đỏ lửa" 1972, văn-học chiến tranh "sung mãn" một
cách bi thảm theo cuộc chiến, khuynh hướng phản kháng và phản chiến ngày càng nặng
nề với nguồn gốc và động cơ khác nhau. Và thời cuối 1973 -1975 với hiệp định
đình chiến Paris 27-1-1973, sinh hoạt văn-học phần nào trầm hơn bên cạnh những
đấu tranh chính trị.
-Trần
Doãn Nho:
Cho đến bây giờ, khi nói VHMN tức là nói đến văn học VNCH, một chế độ xuất hiện
sau hiệp định Genève chia đôi đất nước từ năm 1954 đến 1975, lấy vĩ tuyến 17
làm ranh giới. Văn học miền Nam là nền văn học từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau, khác
với văn học Nam Bộ chỉ giới hạn ở vùng đồng bằng Nam phần. Do điều kiện chính
trị, xã hội cũng như lãnh thổ, VHMN có những đặc điểm riêng biệt, khác hẳn với
văn học miền Bắc tính từ vĩ tuyến 17 trở ra Ải Nam Quan, cùng một thời kỳ.
*
TRẦN
VĂN NAM: Tôi xin đặt vấn đề rằng,
Văn học Miền Nam giai đoạn 1963 đến 1975, giai đoạn nửa triệu quân Mỹ tham chiến
trực tiếp ở Miền Nam, có phải văn chương không nổi trội bằng âm nhạc của Phạm
Duy và Trịnh Công Sơn và vài nhạc sĩ khác? Hay vì hoàn cảnh chiến tranh ác liệt
làm văn học vẫn phong phú nhưng không đủ điều kiện để phổ biến những sáng tác,
nhất là của các nhà văn nhà thơ đồng thời là quân nhân tác-chiến hoặc đang ở xa
đô-thị?
-Trần
Hoài Thư:
Âm nhạc trội hơn bộ môn văn chương vì tiết tấu trầm bổng du dương dễ đi vào
lòng người nghe. Ngày trở về có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ có gì văn
chương đâu mà Ngày Trở Về của Phạm Duy lại được phổ biến rộng rãi.
Nhờ
radio. Nhờ quán nhạc. Nhờ cây đàn. Nhờ ca sĩ. Còn văn chương thời chiến, dù
phong phú cách mấy, nhưng chỉ thu hẹp trong sách vở tạp chí, và thành phần độc
giả.
Thời
nào cũng vậy, xã hội nào cũng vậy. Hai bộ môn khác nhau. Và có thể đối tượng
cũng khác nhau. Một đàng dùng tai. Một đằng dùng mắt nhưng mắt cần phải biết chữ,
phải có trình độ, kiến thức, hay tuổi tác…
-Luân
Hoán:
Âm nhạc vốn là một chuyển đạt tình cảm, thông tuệ trực tiếp và hữu hiện đến đại
quần chúng, nên tôi không ngạc nhiên sự lấn lướt của bộ môn nghệ thuật này so với
văn thơ… Một đôi khi âm nhạc chỉ cần nhắc lại, mở rộng ra một ý thơ đẹp, đủ được
chào đón thưởng thức hơn hẳn ý thơ đó nằm im trong một thi tập. Trường hợp của
Vũ Hữu Định và Linh Phương có thể so sánh khả năng phổ quát trong quần chúng giữa
hai bộ môn thi nhạc như thế nào.
-Lữ
Quỳnh:
Dù chiến tranh khốc liệt đến đâu, thì âm nhạc vẫn có ưu thế hơn văn học, cho nhạc
sĩ sáng tác hơn là cho nhà văn, nhất là những nhà văn ngoài chiến trường. Người
ta, dù bất cứ ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn nghe dễ hơn đọc.
Đã
có những người lính miền Bắc trong lúc ngồi hầm tránh bom B52 vẫn kề radio vào tai
để nghe Trịnh Công Sơn, Phạm Duy… cơ mà.
Anh
Trần Văn Nam nói các nhà văn, nhà thơ đồng thời là quân nhân tác chiến, không đủ
điều kiện để phổ biến những sáng tác của họ. Tôi nghĩ điều này chưa hẳn đúng
(dĩ nhiên là họ không có điều kiện như những nhà văn ở thành phố rồi). Điều mà
tôi thấy và cảm phục ở họ, là họ viết được trong những phút dừng quân giữa rừng,
đôi khi những trang bản thảo bị nhòe nước mưa và vấy cả máu. Sáng tác của họ vẫn
gửi đều về và được đăng tải trên Khởi Hành, Văn, Bách Khoa… Điều mà tôi muốn
nói là có những kẻ tưởng mình là nhà văn, nhà phê bình để có quyền lên tiếng,
phát biểu này nọ; thực ra họ chỉ lặp lại, dựng lên những gì đã có sẵn từ trước,
không có gì gọi là khám phá, mới lạ cả.
-Nguyễn
Lệ Uyên:
Tôi cũng có ý như Lữ Quỳnh, chưa thật tán đồng cách đặt vấn đề của anh Trần Văn
Nam, bởi âm nhạc, hội họa có tiếng nói riêng, đời sống riêng của nó… khác
với thơ văn về phương diện truyền tải đến người thưởng ngoạn. Đã đành nhờ âm nhạc,
thơ được vang xa hơn (phổ thơ), nhưng không phải vì vậy mà thơ tự nó mất đi giá
trị nội hàm. Những bài thơ không được phổ nhạc như Chiến tranh VN và tôi của
Nguyễn Bắc Sơn hay Biên Cương Hành của Phạm Ngọc Lư ai dám khẳng định là nổi trội
hay không nổi trội bằng những ca khúc của Ngô Thụy Miên, Phạm Duy, Phạm Đình
Chương?
Văn
học ở giai đoạn máu lửa này, từ các nhà văn nhà thơ trẻ, tác phẩm của họ được
công bố rộng rãi từ nhật báo, đến tuần san chuyên biệt, đến các tạp chí văn
chương… Đó, thơ của Phạm Ngọc Lư, Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương, Lâm Hảo Dũng, Trần
Kiêu Bạt, Lâm Chương, … hay văn của Trần Hoài Thư, Hồ Minh Dũng, Kinh Dương
Vương, Lương Thái Sỹ, Lê Văn Thiện… vẫn đều đặn xuất hiện trên báo chí và lập tức
tạo sự chú ý cho độc giả, mọi thành phần. Những người lính là nhà văn, nhà thơ
khi viết, họ viết về những gì họ sống với, chứng kiến… Họ viết lúc dừng quân,
viết trong hầm, viết khi nghỉ chân trên đường hành quân. Sống và chết trong
gang tấc, viết được và hay đã là điều kỳ diệu và khi tác phẩm của họ được đưa
lên mặt báo đã là sự kỳ diệu lớn hơn. Bởi nó đã đánh động vào tâm não của độc
giả, của xã hội thậm chí cả chính quyền, phần nào cảm thông được thân phận lớp
trẻ thời ấy, hiểu được nỗi hẩm hiu, số phận của dân tộc nhỏ bé, hứng lấy những
tai họa từ những sắp đặt của kẻ lớn.
-Trần
Doãn Nho:
Âm nhạc là âm nhạc, văn chương là văn chương, cũng như hội họa là hội họa, đó
là những hình thái nghệ thuật hoàn toàn khác nhau. Âm nhạc, chủ yếu là hát và
nghe; văn chương chủ yếu là viết và đọc. Mỗi hình thái nghệ thuật có một ảnh hưởng
nhất định nào đó trên quần chúng. Âm nhạc chủ yếu nhắm đến cảm tính, ảnh hưởng
của nó đôi khi ta có thể nhìn thấy ngay, cho nên nó “nổi trội”; văn chương chủ
yếu nhắm đến tri thức, nhận thức và kiến thức, ảnh hưởng của nó tiềm ẩn, không
thấy ngay, nhưng có tác động lâu dài về sau. Quần chúng của âm nhạc rộng và dễ
dãi hơn độc giả của văn chương. Tuy nhiên, theo tôi, nhạc Phạm Duy và Trịnh
Công Sơn, sở dĩ nổi trội hơn tất cả các nhạc sĩ khác vì lời nhạc của hai tác giả
này có tính chất văn chương. Ưu thế của họ, nếu có, xuất phát từ đặc điểm này.
-Trần
Văn Nam:
Tôi nghĩ rằng, như đã xác nhận hàm chứa trong câu hỏi, vì tôi cũng đã có viết về
điều này trong bài “Các Thời Kỳ Văn Học Miền Nam Từ 1963 Đến 1975”. Nay tôi có
dịp bổ túc những điều được biết như sau: Qua những ý kiến của nhà văn Trần Hoài
Thư, ta mới nhận ra sáng tác văn thơ về chiến tranh của nhiều tác giả (quân
nhân hoặc dân sự) đã có hiện diện thật nhiều trong các tạp chí Văn, Khởi Hành
và Bách Khoa thời gian ấy, đa phần là những mô tả hiện thực trong khói lửa. Vì
điều kiện thời tao loạn, các tác phẩm truyện ngắn hiện thực chiến tranh của họ
chưa được xuất bản thành sách, chưa được các nhà phê bình lưu tâm, nên phải nằm
trong âm thầm. Một phần nào nay được lưu giữ trong 4 bộ sách “Văn Miền Nam” và
2 bộ sách “Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến” của nhà xuất bản Thư Ấn Quán. (Và
cũng có hiện diện trong vài bộ sách văn học xuất bản tại hải ngoại mà tôi không
nhớ hết). Nhân đây, thêm một câu hỏi của tôi và cũng xin tự trả lời nhằm mục
đích ghi nhận một sự kiện văn học: Tại sao có ít nhóm văn chương ở giai-đoạn
1963-1975 hơn là ở giai-đoạn 1954-1963 trong Văn Học Miền Nam (thời Việt Nam Cộng
Hòa)? Câu hỏi xem chừng dễ trả lời: Sở dĩ có nhiều nhóm quy tụ bạn văn
chương vì thời Đệ Nhất Cộng Hòa là thời chiến tranh chưa đến hồi khốc liệt,
chưa ở vào giai đoạn nửa triệu quân Mỹ trực tiếp tham chiến. Tình hình tương đối
an ninh trên toàn thể lãnh thổ Miền Nam. Giới văn chương quy tụ ở Sài Gòn, hoặc
ở các thành phố. Họ không bị phân tán khắp nơi như thời chiến tranh cao điểm: mỗi
người theo nhu cầu chiến sự phải công tác ở một nơi nào đó theo chuyên môn nghiệp
vụ. Được quây quần nhờ điều kiện yên ổn trong thành phố, họ dễ liên lạc nhau để
tổ chức hội thảo hoặc nhắn nhủ đóng góp kịp thời bài sáng tác cho tạp-chí văn
chương nào đó, nhờ thế tạo nên điều kiện hình thành nhóm. Câu hỏi và tự hồi đáp
này mong được coi như một ghi nhận sự kiện thời Văn học Miền Nam. Nhân sự trong
nhóm kể ra ở đây chắc không đầy đủ hoặc không đúng, mong được bổ túc và sửa sai
từ giới làm văn có nhiều thân cận và hiểu biết. Những nhóm văn chương giai đoạn
1954-1963 gồm có: Nhóm Sáng tạo (Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Thanh
Tâm Tuyền) – Nhóm Hiện Đại (Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca) – Nhóm Hành Trình
(Nguyễn Văn Trung, Trịnh Viết Thành, Thảo Trường) – Nhóm Quan Điểm (Mặc Đỗ, Vũ
Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng) – Nhóm Phổ Thông (Nguyễn Vỹ, Tôn Nữ Hỷ Khương,
Lâm Vị Thủy, Tuệ Mai) – Nhóm Tao Đàn (Đinh Hùng, Tô Kiều Ngân) – Nhóm Tinh Việt
Văn Đoàn (các nhà văn và học giả Công Giáo) – Nhóm Văn Nghệ (Lý Hoàng Phong,
Quách Thoại) – Nhóm Nhân Loại (Anh Đào, Tam Ích, Sơn Nam) – Nhóm Mùa Lúa Mới
(Võ Phiến, Đỗ Tốn)… Qua giai đoạn 1963-1975, các nhóm văn chương trở nên ít
hơn, nhường chỗ cho các tạp chí quy tụ rộng rãi các nhà văn thơ từ khắp nơi và
không phân biệt khuynh hướng, như Tạp chí Bách Khoa, Tạp chí Văn, Tạp chí Thế Kỷ
20, Tạp chí Thời Tập; Tuần báo văn chương Khởi Hành, Tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ.
Đây là thời chiến tranh khốc liệt, các truyện ngắn và thơ hiện thực chiến tranh
sáng tác từ những nơi khói lửa và xa đô thị có được những diễn đàn để bày tỏ cảm
nghĩ. Chỉ có ít nhóm văn chương thời kỳ này, như nhóm Trình Bầy (Nguyễn Văn
Trung, Thế Nguyên, Diễm Châu); và vài nhóm cách xa Sài Gòn như nhóm Khai
Phá ở Châu Đốc (Ngô Nguyên Nghiễm, Lâm Hảo Dũng), nhóm Ý Thức ở Miền Trung
(Nguyên Minh, Lữ Kiều, Lữ Quỳnh).
-Nguyễn
Lệ Uyên:
Tôi nghĩ, giai đoạn 63-75, chiến tranh bắt đầu lên tới cao trào, khốc liệt. Các
nhà văn trẻ, hầu hết đều ở ngoài mặt trận, và tác phẩm của họ thường trên các tạp
chí văn chương Sài Gòn. Trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, phần nào giới hạn sự
phát triển của các nhóm văn nghệ mang màu sắc, tiếng nói riêng biệt, nhưng điều
này không có nghĩa rằng các nhà văn trẻ chỉ chịu lệ thuộc vào các tạp chí văn học
lớn ở thủ đô. Trong chừng mực nào đó, họ vẫn cố gắng qui tụ những gương mặt có
cùng một hoài bão, cùng một khuynh hướng sáng tác trên một tờ báo do anh em
trong nhóm chủ trương. Có thể kể ra đây:
-Huế
có tờ Việt, tờ báo vận động văn học nghệ thuật về nguồn, dưới hình thức in
ronéo do Nguyễn Văn Ban, Tần Hoài Dạ Vũ, Kiều Trung Phương coi sóc.
-Quảng
Nam, Quảng Ngãi có tờ Trước Mặt do Luân Hoán, Thành Tôn, Phan Nhự Thức… chủ
trương, bên cạnh còn có thêm Ngưỡng Cửa cũng của nhóm này.
-Qui
Nhơn có Nhìn Mặt do Trần Hoài Thư, Đặng Hòa chủ trương. Ngay đến một thị trấn
nhỏ như An Nhơn Bình Định cũng có tờ Vỡ Đất.
-Tuy
Hòa có tạp chí Sóng do Hoàng Đình Huy Quan, Nguyễn Phương Loan, Nguyễn Lệ Uyên,
Phạm Cao Hoàng, qui tụ nhiều cây bút thành danh sau này, như Y Uyên, Cung Tích
Biền, Lôi Tam, Đỗ Tiến Đức, Luân Hoán, Đinh Trầm Ca, Thành Tôn, Hoàng Ngọc
Châu, Tần Vy, Võ Hồng, Từ Thế Mộng… Mấy năm sau, Trần Huiền Ân, Phan Việt Thủy,
Mang Viên Long cho ra mắt Hiện Diện.
-Nha
Trang thì có Dựng Đất của nhóm Nguyễn Âu Hồng, Lê Minh, qui tụ nhiều cây bút
tên tuổi: Võ Hồng, Dương Kiền, Thạch Trung Gỉa, Duy Năng, Chu Trầm Nguyên Minh…
-Phan
Rang có Ý Thức, tờ báo in ronéo đẹp nhất miền Nam của nhóm Nguyên Minh, Lữ Quỳnh,
Lữ Kiều, Lê Ký Thương, Ngy Hữu…
-Miền
Tây có tờ Khai Phá của nhóm Ngô Nguyên Nghiễm, Lưu Nhữ Thụy, Lâm Chương, Hà
Nghiêu Bích… Và còn nhiều nhóm khác nữa…
Những
liệt kê trên, cho thấy rằng, không phải các nhà văn trẻ thiếu ý hướng lập ra những
nhóm riêng lẻ, mang các khuynh hướng khác nhau, từ văn học nghệ thuật đích thực
đến tình tự dân tộc, đến về nguồn… Tuy nhiên, như đã phân tích, chiến tranh cuốn
hút tất cả mà hệ quả là lực bất tòng tâm, khác hơn, vấn đề tài chính và chiến
tranh là hai yếu tố nhấn chìm mọi tham vọng, ước mơ của những cây bút trẻ mong
có được một nhóm như trước đó thế hệ đàn anh đã từng. Duy nhất chỉ có Ý Thức là
vẫn duy trì cho đến ngày nay, đổi tên Ý Thức ra Quán Văn. Điều này cũng khẳng định
rằng, chỉ có miền Nam mới có tự do sáng tác, tự do đưa ra mọi khuynh hướng,
chính kiến vào tác phẩm văn chương.
-Phạm
Văn Nhàn:
Như tôi đã từng nói, văn học miền Nam sau năm 1954 cho đến năm 1975 là một nền
văn học đích thực. Tại sao gọi là một nền văn học đích thực; vì nó không mị
dân, không tuyên truyền cho một chế độ. Người cầm bút có quyền viết bày tỏ sự
suy nghĩ, sáng tạo, hay dựng truyện tùy theo cảm nghĩ của mình. Không lệ thuộc
vào một tổ chức chính trị nào. Không ảnh hưởng đến một ai cả, đứng đằng sau chỉ
đạo. Và còn nữa, chỉ có Văn Học Miền Nam mới phát huy hết được tính sáng tạo
trong văn, thơ của từng tác giả.
Tuy
nhiên trong 20 năm văn học Miền Nam cũng có loại văn thơ dùng cho tuyên truyền,
tâm lý chiến của chế độ. Nhưng, thường những thể loại này (văn, thơ, nhạc, hội
họa) đều là dở. Ít ai đọc và không đi vào lòng người.
*
TRẦN
HOÀI THƯ: Một điểm chung mà văn học miền
Nam cống hiến là tình thân như ruột thịt giữa những người cầm bút trẻ trong thời
chiến, dù người này có khuynh hướng thiên Cộng, viết cho Đối Diện, dù người kia
trốn lính hay đào ngũ. dù kẻ nọ chống Cộng cực đoan… Ví dụ Thái Ngọc San chửi
THT là lính đánh thuê, nhưng khi TNS đào ngũ bị bắt, tôi và Phạm Văn Nhàn vẫn đến
trại trưng binh ở Ghềnh Ráng để thăm nuôi… Hoặc dù không bao giờ thấy mặt nhau
nhưng ngỡ như thân lắm…
Tại sao vậy? Văn học
miền Bắc có chuyện này không?
Riêng tôi (THT), một
điểm phải ghi nhận là chính những tạp chí văn học như Văn, Bách Khoa, Khởi
Hành, Ý Thức v.v… đã giúp chúng tôi gần gũi nhau hơn bao giờ. Chúng tôi cùng đọc
và cùng viết. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng tên bút hiệu thì xem như thân nhau
lắm.
Trong hoàn cảnh của
chiến tranh, đưa đẩy mỗi người một phương trời, chính các tạp chí ấy là gia
đình.
Đặc tính này còn tìm
thấy trong hàng ngũ chung của người cầm bút ở miền Nam. Một ví dụ là việc can
thiệp của giới viết văn/làm báo tại Saigon đòi chánh quyền phải thả Vũ Hạnh, dù
ai cũng biết Vũ Hạnh là một thành phần nguy hiểm…
Còn những nhà văn nhà
thơ miền Bắc ra sao? Tôi nghĩ tội nghiệp cho họ. Họ không có độc giả, hay bạn
bè. Bởi vì, họ đâu có viết cho họ để mà có cái thân tình như tác giả miền Nam.
Họ viết cho đảng, cho giai cấp, cho mục tiêu tối hậu là xâm chiếm miền Nam mà.
-Luân
Hoán:
Điều anh Trần Hoài Thư nêu ra gần như là một xác nhận rõ nét tính chất nhân bản
của hai bên đối đầu của hai chế độ. Điều này không phải lỗi của văn nghệ sĩ miền
Bắc chỉ bởi hoàn cảnh thiếu tự do của họ. Tài hoa và lòng nhân ái của những cây
bút miền Bắc có thừa. Và sự có thừa này ngày nay có thể vì ít nhiều tự ái và bảo
thủ về đường hướng phục vụ lâu năm, mà họ chưa thể có những tác phẩm lớn hơn
cho đại quần chúng.
-Trần
Văn Nam:
Thời chiến 1954-1975, không những hai phe khác quan điểm đã đả kích nhau trong
chữ nghĩa mà còn khác chiến tuyến với súng đạn, thì cách đối xử lịch sự chỉ là
những trường hợp cá nhân do biết nhau qua văn thơ, trong đó có thể hàm chứa sự
tán thưởng về nghệ thuật sáng tác. Tấm lòng của ông (Trần Hoài Thư) đối với
văn-hữu tử trận, đối với thi-tài một thời bị lãng quên, đối với dịch giả dành
trọn tuổi trẻ chuyển-ngữ những tác phẩm lừng danh thế giới… đã thể hiện cụ thể
trong những số tạp chí in-ấn thủ-công do ông cố gắng làm ra để tưởng niệm họ.
“Văn Học Miền Nam 1954-1975” gắn bó với công-trình “Di Sản Văn Chương Miền Nam”
do ông thực hiện.
-Nguyễn
Lệ Uyên:
Với những người viết trẻ (cách gọi của cố nhà văn Trần Phong Giao), họ có sự đồng
cảm về thân phận của những thanh niên trong hoàn cảnh tàn khốc nhất của chiến
tranh. Mới vừa là học sinh cuối bậc trung học, sinh viên chưa ngồi ấm ghế giảng
đường, đã vội vã lên đường cầm súng. Sự sống và cái chết luôn treo lơ lửng trên
đầu họ. Vì vậy, đối với họ, viết là sự bày tỏ, là thái độ đồng thời cũng là
trách nhiệm với chính những dòng chữ mình viết ra trước độc giả, xã hội. Họ có
cùng một tâm trạng, suy nghĩ tuy lối sống có khác nhau, cách nhìn, cảm nhận
khác nhau… đã là một sợi dây nối kết với nhau.
Một
cái tát của LC dành cho Thái Ngọc San ở tòa soạn Ý Thức, hay một câu “chửi” của
San với Thư hay anh em khác, không phải phát xuất từ những hằn học đã được định
vị từ một thái độ chính trị, mà trong tâm thế đang bị lôi kéo, bị rỉ tai cộng với
nhận thức hời hợt của tuổi trẻ, như Milovan
Djilas từng viết trong Giai cấp mới rằng: “20 tuổi mà không đến với
chủ nghĩa cộng sản là người không có trái tim; 40 tuổi mà không từ bỏ chủ nghĩa
cộng sản là người không có cái đầu”! Tôi nghĩ thái độ của San chỉ là ý thức phản
kháng hèn đớn và nhất thời.
Nên
nhớ rằng lúc đó chúng ta chỉ đang ở ngưỡng “Nói với tuổi Hai Mươi” của Nhất Hạnh.
Một lớp trẻ bơ vơ vừa bị ném ra mặt trận! Tôi coi khinh Cộng Sản nhưng khi thấy
Thái Ngọc San co ro trong tòa soạn Ý Thức giữa trưa không còn bóng người, tự
dưng tôi cảm thấy chạnh lòng…
Ngay
trong lòng thủ đô Sài Gòn, bên cạnh Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, Nguyễn văn
Bông… thì có Vũ Hạnh, Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Lan, Lê Văn Ngăn, Thái Ngọc San;
có Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy bên cạnh Lê Khắc Minh Nhựt, Đoàn Văn Toại… Một
bên văn chương gắn liền với chính trị, nói khác là chính trị hóa văn chương bên
kia là tự do hoàn toàn. Không ai không biết họ là những người cộng sản nằm
vùng, sử dụng văn học và báo chí như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho những mưu đồ.
Ở miền Nam, nhà văn chân chính chỉ có trách nhiệm với ngòi bút và độc giả.
Chính trị đã có chính quyền và luật pháp. Thật rạch ròi.
Vì
vậy, cho nên trong cùng một thế hệ, dù cho sự chọn lựa thái độ và cách hành xử
và hành ngôn của mỗi người có khác nhau, nhưng trên văn đàn họ vẫn ngồi đứng
trong cùng một con tàu văn học, và tạo cho dòng văn học miền Nam đa dạng đa chiều
hơn.
Điều
này càng không thể so sánh với lớp trẻ miền Bắc bị bắt buộc viết theo sự chỉ đạo
một chiều. Rồi bởi khi họ lên đường, họ ra đi là một đi không trở lại? Nhưng
tôi vẫn tin tình người vẫn có nơi họ, trừ phi họ là những “ông chính ủy”!
*
NGUYỄN
LỆ UYÊN: Tôi nghĩ, một lần nữa, chúng ta
nên khẳng định giá trị nhân văn, tự do trong các tác phẩm văn học ở giai đoạn
này?
-Trần
Hoài Thư:
Giá trị nhân văn và tự do thì 100% trong ý niệm, suy nghĩ, đường lối, khuynh hướng
của người viết, nhưng khi nói đến tác phẩm thì tự do chỉ là tương đối. Chỉ có
chăng là giá trị nhân văn bao trùm cả nền văn học miền Nam.
Bởi
vì, muốn có tác phẩm ra đời thì phải xin kiểm duyệt. Mà một khi được cán bộ ghé
mắt, với lưỡi dao, cái đục bên mình thì còn gì là tự do?
Tôi
nghĩ, trong cuộc chiến vừa qua, có nhiều tác phẩm bị cấm xuất bản. Riêng bản
thân tôi mỗi lần gởi bài, phải tìm đúng báo mà gởi. Những bài có vẻ “nhạy cảm”
thì gởi cho tuần báo Khởi Hành là chắc ăn.
Tôi
nghĩ chúng ta phải cám ơn tuần báo Khởi Hành. Nếu không có KH thì chắc chúng ta
sẽ không bao giờ đọc được “Chiến Tranh VN và tôi” của Nguyễn Bắc Sơn.
Và
cũng phải cám ơn Sở Kiểm Duyệt Vùng Bốn tại Cần Thơ, nếu không có nơi này thì
chắc gì những thi phẩm của Nguyễn Bắc Sơn, hay của Linh Phương (Kỷ vật cho em)
được giấy phép xuất bản, trong khi ở Saigon, chúng bị loại.
Tôi
có một tác phẩm bị loại bởi Saigon vì nó viết về thời kháng chiến chống Tây. Đó
là truyện vừa “Rặng núi ở bên kia sông” dựa vào chất liệu của gia đình tôi. Tiếc
là bản thảo truyện đã bị thất lạc. Phải chi mà tôi biết sự dễ dãi của Sở
Kiểm duyệt vùng bốn, thì tôi có một tác phẩm truyện dài đầu tay mà tôi rất ưng
ý rồi.
Thật
nực cười, trong khi các tác giả ngoài Bắc đang hì hục nặn óc đào trí để kích động
thế hệ trẻ ngoài Bắc vào Nam giết “Mỹ Ngụy”, lại được ghi vào trong chương
trình học ở miền Nam, thì một tác phẩm chỉ viết về một thời kháng Pháp, lại bị
cấm.
Như
vậy, giá trị của văn học miền Nam là nhân bản: đúng, nhưng tự do thì chỉ ở ngòi
bút chứ không phải ở tác phẩm.
-Trần
Văn Nam:
Câu hỏi của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên bao hàm trong đề-nghị hồi đáp những “Giá Trị
Văn Chương Về Mọi Mặt” của 20 năm Văn Học Miền Nam như thế nào? Đây là một đề
nghị hồi đáp rất bao quát cả hai giai đoạn 1954-1963 và 1963-1975, không dễ nói
hết trong đôi dòng cho mọi mặt gồm Thơ, Truyện Ngắn, Tiểu Thuyết, Kịch Bản,
Biên Khảo… Vậy, tôi có đôi điều cố gắng vắn tắt thuộc về Sáng Tác mà
thôi: trong giai đoạn Đệ Nhất Cộng Hòa (Miền Nam Việt Nam) thì nổi bật ở sáng tạo
Hình Thức Văn Chương và Nội Dung thì nghiêng về Triết Lý. Về thơ có Thơ Tự Do,
Thơ Tình Từ Ngữ Hiện Đại, Thơ Lục Bát Từ Ngữ Tân Kỳ, Thơ đề cập Siêu Hình hoặc
Dục Tính. Truyện Ngắn và Tiểu Thuyết cũng nghiêng về Triết Lý Hiện Sinh. Hình
Thức trong văn xuôi có lẽ chỉ có nhà văn Mai Thảo ở thể Truyện Ngắn. Kịch bản
chỉ ở nhóm Quan Điểm với Vũ Khắc Khoan và Nghiêm Xuân Hồng. Kịch Nói chắc thuộc
về Nghệ Thuật Trình Diễn Sân Khấu hơn là Văn Chương. Giai đoạn văn học này
(1954-1963) được bàn đến nhiều. Giai đoạn Đệ Nhị Cộng Hòa 1963-1975, thời chiến
tranh ác liệt: Truyện Ngắn và Thơ lưu dấu nhiều về cuộc chiến, Hiện Thực hoặc Cầu
Nguyện Hòa Bình. Giai đoạn này có lẽ còn là một kho văn chương chưa khám phá hết.
-Nguyệt
Mai:
Văn học miền Nam, như đã nói trên là một nền văn học nhân văn, tự do… Các nhà
văn, nhà thơ, nghệ sĩ có tự do sáng tạo. Văn chương nghệ thuật miền Nam không bị
“mặc” bộ đồng phục. Văn chương nghệ thuật thể hiện tinh thần yêu đời, yêu người,..
không nhất thiết phải yêu lãnh tụ hay người cùng chung chí hướng.
Như
nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương đã viết:
Người lính miền Nam đi đánh giặc
Ba lô mang theo hồn thơ văn
Người lính miền Nam đi đánh giặc
Ba lô mang theo hồn thơ văn
(Người
lính làm thơ trên đỉnh núi – Nguyễn Phúc Sông Hương)
Họ
không mang lòng hận thù, như nhà thơ Phan Xuân Sinh đã viết và ông còn bày cuộc
rượu uống cùng người lính phương Bắc
"những
thằng lính thời nay không mang thù hận
bạn hay thù chẳng có một lằn ranh
thôi hãy uống, mọi chuyện bỏ lại sau
nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu
bày làm chi trò chơi xương máu
để đôi bên nuôi mầm mống hận thù
ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu
chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc"
bạn hay thù chẳng có một lằn ranh
thôi hãy uống, mọi chuyện bỏ lại sau
nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu
bày làm chi trò chơi xương máu
để đôi bên nuôi mầm mống hận thù
ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu
chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc"
(Uống
rượu cùng người lính phương Bắc – Phan Xuân Sinh)
trong
khi nhà thơ Linh Phương đã tha chết cho một nữ du kích bên kia chiến tuyến:
Nhớ
hôm bắt được em Việt Cộng
Xinh đẹp như con gái Sài Gòn
Ta nổi máu giang hồ hảo hán
Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân
Xinh đẹp như con gái Sài Gòn
Ta nổi máu giang hồ hảo hán
Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân
(Hành
quân – Linh Phương)
Chúng
ta sẽ mỏi mắt mà không bao giờ gặp những vần thơ như thế của miền Bắc.
Có
chăng là:
Máu
kêu máu trả thù.
Súng đâu, anh em đâu.
Bắn nó thủng yết hầu,
Bắn tỉa nó dài lâu!”
Súng đâu, anh em đâu.
Bắn nó thủng yết hầu,
Bắn tỉa nó dài lâu!”
(Xuân
Diệu)
Về
văn, ta có thể gặp trong Buổi Dừng Quân của Lê Bá Lăng hoặc những truyện
ngắn của nhà văn Trần Hoài Thư (trong Truyện từ Văn – Thư Ấn Quán tái bản 2012)
như Bệnh xá cuối năm, Về Thành, v.v…
-Nguyễn
Vy Khanh:
Ngoài đặc tính nhân bản mà quí anh chị đã trình bày, nhân bản của con người hôm
nay, ở đây với những vấn nạn, thân phận thực hữu, văn-học miền Nam còn mang
thêm tinh thần khai phóng và đa nguyên. Mở cửa tiếp nhận (và gạn lọc) các
khuynh hướng văn-học Âu Mỹ cả Nga, Đông Âu, Mỹ latinh, Nhật, v.v…, góp phần đa
dạng hóa văn-học, tức không minh họa, một chiều như “văn-học” miền Bắc CS cùng
thời. Khai phóng còn ở tinh thần làm văn-học, ở sáng tác, ở thái độ và chủ
trương khám phá tài năng trẻ, mới. Nhờ vậy mà văn-học miền Nam có nhiều tiếng
nói, già trẻ, địa phương, “chiếu” lớn, “chiếu” nhỏ, thiên hữu cạnh thiên tả,
“hôm nay” cạnh “dân tộc”, v.v… và có những khuynh hướng tâm linh, tôn giáo, triết
lý cùng tham gia trường văn trận bút. Văn-học miền Nam với những đặc điểm nhân
bản, khai phóng, đa dạng, bên cạnh tinh thần dân-chủ, tự do, đã là môi trường
thuận lợi cho việc phát triển tài năng văn-chương, và đã có những tài năng thật
sự, những tác-phẩm lớn. Dĩ nhiên chiến-tranh và văn-hóa tính của con người Việt-Nam
đã bôi đen một số công trình cũng như gây một số thiệt hại cho nền văn-học
dân-tộc!
-Nguyễn
Lệ Uyên:
Những nhận định và dẫn chứng minh họa của THT, TVN, NM và NVK đều chính xác.
Và, về vấn đề này, đã được các nhà phê bình văn học khẳng định.
Trong
các tác phẩm văn học tự nó đã được xuôi theo dòng chảy sáng tạo đa chiều như một
lẽ tự nhiên mang giá trị nội hàm về tính nhân văn trong một thế giới không có
rào cản, không có sự cấm kỵ. Mọi hiện thực xã hội đều được phơi bày theo cảm
quan chân thật của từng tác giả mà ý thức tự do và nghệ thuật được hiểu như
luôn là những tìm tòi và đứng về phía cái mới được tôn trọng, đặt lên hàng đầu.
Với anh bạn thiết, nhà văn Đỗ Hồng Ngọc, tôi đã từng nói: làm thầy thuốc là
để cứu người, làm nhà văn là để cứu đời. Cứu đời ở đây, nằm trong nghĩa văn
chương đưa đến cái đẹp cho mọi người dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Truyện Kiều
của Nguyễn Du đã đưa tác phẩm vào đời sống thật vượt thời gian, vượt mọi thiết
chế chính trị. Mỗi một nhân vật trong đó đều mang một bộ mặt khác nhau, tiêu biểu
cho các tầng lớp khác nhau, để tạo thành bức tranh xã hội thu nhỏ một cách hoàn
hảo trong mọi thời đại. Thời phong kiến, dưới áp lực của Khổng Nho, nhưng Nguyễn
Du đã có sự tự do tuyệt đối trong sáng tạo.
Trong
20 năm văn học Miền Nam, chúng ta chưa có những tác phẩm toàn bích như Truyện
Kiều, nhưng mỗi một tác phẩm, tác giả cũng đã xây dựng nhân vật, bối cảnh xã hội
riêng biệt và hoàn hảo không kém. Mỗi một nhà văn khai thác đề tài ở một góc nhỏ,
nhưng nếu gộp chung lại những tác phẩm ấy tạo nên sự đa dạng sắc màu như một vườn
hoa nở rộ giữa mùa xuân. Chính sự tự do sáng tạo, tính nhân văn trong tác phẩm
đã làm nên sắc màu và hương thơm trong vườn văn ở một giai đoạn ngắn ngủi nhưng
rực sáng, đáng tự hào, nếu như mang ra so sánh với dòng văn học cùng giai đoạn
này với ngoài kia.
-Trần
Doãn Nho:
Về điểm này, tôi có trình bày khá kỹ trong bài thuyết trình của tôi tại tòa soạn
nhật báo Người Việt ngày 6/12/2014, được in lại trong số báo này.
*
NGUYỄN
VY KHANH: Về VHMN 1954-1975, vẫn còn nhiều
đề tài, và vấn đề để nhìn lại lắm. Gần đây tôi muốn xem lại bộ phận "phản
chiến" (kiểu thực chất và huyền thoại) và cái CSVN vẫn đề cao và gọi là
"văn học Mác-xít ở miền Nam" và đã ghi lại được một số ý tưởng. Tạm thời tôi xin nhắc lại để anh em thảo luận*:
-Lữ
Quỳnh:
Tôi coi trọng ý kiến của anh Nguyễn Vy Khanh, khi cho rằng Văn Học Miền Nam
1954-1975 vẫn còn nhiều đề tài, vấn đề để nhìn lại lắm. Mong rằng ghi nhận của
anh về bộ phận "phản chiến" và cái mà Cộng Sản Việt Nam vẫn đề cao và
gọi là "văn học Mác-xít ở miền Nam", được làm rõ. Bên cạnh đó, đánh
giá giòng văn học Miền Nam giai đoạn 1963-1975, là thời điểm bắt đầu cuộc nội chiến
cho đến ngày kết thúc, đã giết hàng triệu thanh niên hai miền một cách oan uổng,
trong đó có bạn bè và gia đình chúng ta. Một nhà văn tử trận khi còn rất trẻ là
Y Uyên với nhiều tác phẩm để lại, một Doãn Dân chết mất xác ở Đại lộ Kinh Hoàng
– Quảng Trị năm 1972, một Trần Hoài Thư khốn khổ với những tháng năm hành quân ở
Bình Định; và còn nhiều nhà văn khác nữa đã ra đi.
Những
tác phẩm của họ chưa đủ tầm để được nhắc đến, được nằm trong giòng văn học Miền
Nam 20 năm hay sao, bởi các nhà phê bình, trong các cuộc hội thảo?
Tôi
tin anh Nguyễn Vy Khanh hiểu những trăn trở này, và, vì anh là nhà phê bình,
mong anh hãy tìm hiểu, để trả lại sự công bằng, bình đẳng cho những nhà văn
không đủ, không còn điều kiện để lên tiếng.
-Nguyễn
Vy Khanh:
Từ những năm 1964, văn-chương miền Nam dần rời vùng đất hiện sinh, con người
văn-nghệ dấn thân đi đến thái độ đối kháng rồi phản kháng – chống Thượng đế, chống
thẩm quyền, thượng quyền, nhóm bảo thủ, từ đó có thể thành vô chính phủ hoặc bi
quan tột cùng.
Trước
hết có những danh xưng cần thẩm định, định nghĩa: Phản-kháng: hiếm
có tính nghệ-thuật (ngoài nhạc của TCS), đa phần có tính chính-trị (Nguyên
Vũ,…). Phản kháng liên hệ và nhắm một chế độ chính-trị (cũng như phản kháng chống
cộng-sản Việt-Nam của văn-học hải-ngoại sau 1975!), nhà văn phải can đảm tỏ bày
thái độ chính-trị của mình đối với chế độ chính-trị đó. Và chế độ bị phản đối
cũng sẽ sử-dụng thứ văn-chương phản kháng để lèo lái, cài người, để tranh thủ
‘chính nghĩa’ hay phần thắng. Nếu không có hậu ý chính-trị, đảng phái, thì thứ
văn-chương phản kháng đích thực sẽ được đón nhận, hoan nghênh. Mà ở đâu có thể
có phản kháng có nghĩa là ở đó đã có tự do tư tưởng; nhà văn thơ phản kháng chống
cái tưởng là xấu, là tiêu cực, sự việc đó đã chứng tỏ bề mặt tích cực của chế độ!
Phản-chiến: –1, chống chiến-tranh
vì chiến-tranh tàn phá đất nước và con người. Phản chiến theo nghĩa này là tiếng
nói chân thật của lương tâm và lý trí con người (Thảo Trường, TCS,…); –2, chống
chiến-tranh do người cộng-sản Hà-nội đưa vào miền Nam, với ý đồ thống nhất và cộng-sản
hóa đất nước Việt-Nam, chiến-tranh Hà-nội thực hiện ở miền Nam với người của miền
Nam (MTGP Dân tộc/ MTGPMN thực ra chỉ là chiêu bài cốt tuyên truyền, cổ võ chiến-tranh);
–3, chống chiến-tranh do Mỹ và Việt-Nam Cộng Hòa chủ trì (thực ra là chiến-tranh
tự vệ chống lại ý đồ xâm lăng miền Nam của Hà-nội cộng-sản, và mang ý nghĩa bảo
vệ miền Nam, bảo vệ tự do, bảo vệ và cổ võ cho dân chủ). Nếu phản chiến mà nhục
mạ quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa, thì không còn là phản kháng nữa, mà là một hành
động chính-trị đội lốt báo-chí, văn-học, lạm dụng dân-chủ tự do mà chế độ cho
phép, để ‘phản bội’, có thể là do tập đoàn, đảng phái giật giây.
Hòa-bình: chiêu bài, biện
minh cho việc cổ võ chiến-tranh; còn con người nói chung và người Việt nói riêng
đều mơ ước hòa-bình.
Sau
khi chế độ đệ nhất cộng hòa bị đảo chính, miền Nam rơi vào hỗn loạn, bạo động.
Từ mất chủ quyền khó tránh mất "chính thống" khi tuyên truyền, chiến
tranh tâm lý và chiến tranh lạnh bủa vây. Giới trẻ không kinh nghiệm cộng sản
đâm ra hoang mang, mất niềm tin hoặc bất cần hoặc sống hiện sinh cho đã cái hôm
nay. Từ khi chiến tranh trở nên khốc liệt cho đến cuối cuộc chiến, một dòng văn
chương phản chiến càng phát triển mạnh. Càng về cuối cuộc chiến, phong trào phản
chiến càng mạnh vì đồng minh Hoa kỳ đã để lộ một số bộ mặt không mấy lịch sự,
"đồng minh" cho lắm, rồi Việt Nam hóa chiến tranh, xã hội đồi trụy và
lãnh đạo càng lộ liễu tham nhũng, đái nát.
Theo
thiển ý cần phân biệt loại phản chiến hay cấp tiến chân thành của những
người làm văn hóa, những tiếng nói của lương tâm (ít ra là của họ) không thể
không nói vì muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn có thể lịch sử sẽ phê bình họ
sai, như Nguyễn Văn Trung, Nhất Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín (chủ trương Đối
Diện, công khai chống chính phủ Sài-Gòn theo kiểu “sống thẳng, nói thật”,
“cúi ngửa theo người quyết chẳng theo”), v.v… – với loại phản chiến có bàn
tay điều khiển của Việt cộng nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh, Lữ Phương, Lưu
Nghi, Vân Trang, Minh Quân, v.v… Những người này ồn ào giả lên tiếng "bảo
vệ văn hóa dân tộc" như Lực Lượng cùng tên với tờ báo Tin Văn (1966) nhưng
thực chất là gây rối ngay trong lòng "địch". Các tạp chí Hành Trình
(1964), Đất Nước (1967), Trình Bầy (1968), Đối Diện (7-1969), v.v… là đất trổ
cho thứ văn học phản chiến này, Văn và Bách Khoa cũng đăng nhiều thơ truyện phản
chiến của các cây viết mới như Ngụy Ngữ, Hồ Minh Dũng, Trần Hoài Thư, v.v… Vấn
đề là người lãnh đạo phải biết chấp nhận sinh hoạt dân chủ lắng nghe, phải tạo
những cơ hội nhìn thẳng sự kiện và sự thật thường muôn mặt. Nước Việt Nam ngày
nay có thể khác và hàng triệu sinh linh có thể hãy còn bên cạnh chúng ta nếu những
tiếng nói "thiên hữu" thời Nhân Văn Giai Phẩm và sau đó trong lòng chế
độ Hà Nội cũng như những tiếng nói "thiên tả" ở miền Nam Cộng
hòa đã được nghe!
Trở
lại dòng văn học phản chiến, nói chung là những phẫn uất của trí thức nhưng
không tiếng nói, những người dấn thân chính trị nhưng không có đất đứng. Xã hội
điêu tàn, giá trị văn hóa đảo lộn, người miền Nam nạn nhân của chiến-tranh
nhưng kêu gọi tình huynh đệ, (vô tình) đòi giải quyết chiến-tranh và chuẩn bị
hòa bình.
Nhóm
Trình Bầy gồm nhiều giáo-sư, trí thức và văn-nghệ sĩ ‘dấn thân’ "tiến
bộ", với bích chương “chống Mỹ cứu nước,” khi ông ra ứng cử dân biểu quốc
hội, như Trần Tuấn Nhậm… Nhóm Trình Bầy cổ xúy một loại văn-chương phản chiến,
chính trị nhập cuộc, văn chương không thể thờ ơ trước những vấn đề lớn lao của
đất nước như chiến tranh, như sự có mặt của quân đội Mỹ và đồng minh ở miền
Nam… Vì thế có lúc Trình Bầy đã tấn công nhà văn Mai Thảo, người đứng đầu nhóm
Sáng Tạo và gọi khuynh hướng văn chương của nhóm Sáng Tạo là “khuynh hướng văn
chương…viễn mơ”, khuynh hướng văn chương chạy theo phong trào văn chương hiện
sinh, quay lưng lại những khổ đau của đồng bào, đất nước!
Ngày
Mai
rồi Bút nhóm Việt ở Huế với Trần Hữu Lục, Trần Duy Phiên, Võ Quê, Đông
Trình, Bửu Chỉ, Võ Trường Chinh, Tần Hoài Dạ Vũ, Nguyễn Phú Yên, Trần Hồng
Quang, Huỳnh Ngọc Sơn, Trường Sơn Ca, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành…
Trước 1975, họ viết theo chỉ thị, mệnh lệnh để tố cáo chế độ miền Nam, xuyên tạc
hay làm tuyên truyền, trên các báo Đối Diện, Bách Khoa, v.v… Là một nhóm trẻ
theo Cộng "đánh Mỹ" và công khai chống chế độ cộng hòa miền Nam, được
chế độ cộng-sản đánh bóng gọi họ là những "thanh niên trí thức đô thị miền
Nam". Họ sử dụng chuyện nhỏ, tiểu tiết, ngoại lệ (ức hiếp, lợi dụng, ‘chuồng
cọp’, v.v…) để tổng quát hóa làm lớn chuyện tuyên truyền. ‘Chuồng cọp’ của
trại tù miền Nam – do thực dân Pháp làm ra, nhưng làm sao có thể so sánh được với
nhà tù Hỏa Lò ở Hà-nội và những trại tù ‘cải tạo’ trên khắp nước Việt-Nam sau
1975 của cộng-sản? Nếu có thống kê thì những tù nhân của ‘chuồng cọp’ có mấy
người đã chết vì tù hay gần như tất cả đều trở ra sau 1975 và nhiều người được
chế độ thưởng công cho giữ những chức vụ trưởng, phó đầu ngành văn nghệ, thông
tin của Nhà Nước? Còn thống kê về những kẻ sống ở miền Nam bị đòn tù ‘cải tạo’
thì sao, bao nhiêu chết trong trại tù (có thể trên 100 ngàn) và bao nhiêu được
thả về để chết ở nhà hoặc lê lết bệnh tật chết mòn?
Nhóm
Ý Thức ở Phan Rang và các tỉnh miền Trung có tờ báo in ronéo Ý Thức và
nhà xuất bản cùng tên tụ tập những cây viết Trần Hoài Thư, Võ Tấn Khanh, Mang
Viên Long, Kinh Dương Vương, Hồ Mạnh Dũng, Ngụy Ngữ, Trần Hữu Lục, Trần Hữu
Ngũ, Châu Văn Thuận, Phạm Văn Nhàn, Nguyên Minh, Lữ Kiều, Lữ Quỳnh, Nguyễn Lệ
Uyên, Chu Trầm Nguyên Minh, v.v… Cũng phản đối chiến-tranh nhưng nhóm Ý Thức của
những người cùng tuổi với nhóm Việt, tỏ ra phẫn nộ với lương tâm và ý thức công
dân khác nhóm ở Huế. Thơ truyện của họ viết chống các cấp chỉ huy xôi thịt, những
cách điều khiển chiến-tranh phi lý, phí phạm, tả những cảnh cực hình lao công
chiến trường (Kinh Dương Vương, Trần Hoài Thư) hay cảnh tòa án quân sự, hay trốn
lính, đào ngũ, trình diện trễ, bất tuân thượng lệnh, v.v… Các cây viết thuộc
khuynh hướng này nói lên cái tiêu cực nhưng đồng thời họ đang cầm súng chống cộng-sản
và bảo vệ miền Nam. Sự có mặt của họ cùng với các nhà văn khác như Nguyên Vũ,
Phan Nhật Nam, Ngô Thế Vinh, các nhóm Thái Độ của Thế Uyên, Hành Trình của Nguyễn
Văn Trung, Trình Bầy của Thế Nguyên, Diễm Châu, Giữ Thơm Quê Mẹ của văn nghệ sĩ
và tu sĩ Phật giáo, Đối Diện của trí thức tu sĩ Công giáo (Nguyễn Ngọc Lan,
Chân Tín, …), v.v..; chứng tỏ miền Nam đã trưởng thành về chính trị, chấp nhận
đối lập và tiêu cực dù trong tình cảnh chiến tranh khốc liệt, dù rằng đức tính
đó (và nhân đạo) đã bị lạm dụng và trong nhiều trường hợp đã tỏ ra yếu kém (Vũ
Hạnh, Lữ Phương, Tin Văn, nằm vùng, gián điệp, v.v…). So với nhóm Việt,
nhóm Ý Thức nhiều người cầm súng, để bảo vệ miền Nam tự do, không lựa chọn, hay
nói cách khác họ phải bảo vệ đất nước của họ, dù họ biết cấp trên có người
không tốt, chính quyền có thành phần lợi dụng, phung phí tài nguyên. Lời của Trần
Hoài Thư: “Tôi đang viết về một thảm kịch, cho con cháu chúng ta trong tương
lai, để sau này khi lớn lên chúng sẽ hiểu về cuộc chiến này. Đêm qua, cả làng
bên sông, nơi mà bọn tôi đã đến và gìn giữ, sau đó bàn giao lại cho nghĩa quân
và xây dựng nông thôn, đã bị pháo dập. Địch kéo về cả đại đội chọc thẳng vào
làng. Từ lâu những người bên kia đã coi cái làng như một cái gai cần phải nhổ bằng
bất cứ giá nào. Những người ngồi ở Sài Gòn hay Hoa-thịnh-đốn thì muốn coi ngôi
làng như một thành công trong chính sách bình định phát triển. Nhưng đó chỉ là
lý thuyết. Họ đã ngu xuẩn để hiểu về kế hoạch bảo vệ dân làng về lâu về dài. Một
trung đội nghĩa quân làm sao đủ sức che chở cả ngôi làng. (…) Tôi đã đến cùng với
bãi hoang tàn để hiểu rõ hơn về sự thật của cuộc chiến. Cuối cùng cũng vẫn là
dân vô tội. Rõ ràng chúng ta đã bị thua. Chúng ta đã đến với họ, mang lại niềm
tin cho họ, nhưng chúng ta không thể bảo vệ họ…"(Nhật Ký Hành Quân). Cuộc
chiến đã khiến con người đánh mất phẩm giá, trở thành biện minh dễ dãi cho mọi
hành động: “Chiến tranh, tôi phải cảm ơn nó, để tôi có thể dẹp bỏ hết những sự
ghê tởm, khinh bỉ cái quá khứ rục mửa của tôi. Chiến tranh đã giúp cho tôi thấy
rõ rằng mọi sự là vô nghĩa, là hư vô. Đừng bận tâm và thắc mắc. Đừng tự ái và
ghê tởm. (…) Xã hội này thối nát này phải cảm ơn chiến tranh…”. Người lính của
Trần Hoài Thư đáng tội, chỉ vì anh có suy nghĩ, biết nhìn thấy những bất nhân
và bất công, những tâm địa và tư cách của những kẻ cùng chiến tuyến!
Cần
phải nhận định lại khuynh hướng này qua các tác giả Thảo Trường, Phan Nhật Nam,
Ngô Thế Vinh, Thế Uyên, Trần Hoài Thư, Nguyên Vũ, Hoàng Khởi Phong, Luân Hoán,
Thái Lãng, Nguyễn Bắc Sơn,… cũng như Kinh Dương Vương, Trần Hữu Lục, Thế Vũ, Trần
Duy Phiên, Cung Tích Biền,…
Văn-nghệ
phản chiến
đã xuất hiện – và chỉ có ở miền Nam vì miền Bắc từ sau biến cố Nhân Văn Giai phẩm
đã không có tiếng nói khác với điệp khúc cổ võ chiến-tranh của Đảng và Nhà Nước,
và khuynh hướng văn-nghệ này lan rộng ở miền Nam từ những năm 1965, 1966 cho đến
cuối cuộc chiến tháng Tư 1975. Đây là do ảnh hưởng và là hậu quả của phong trào
phản chiến ở Hoa-kỳ và một số diễn đàn thiên tả ở Âu châu, phong trào “make
love, not war”, khởi từ cuộc biểu tình cho hòa bình (Mother’s day Peace March)
tại Hoa Thịnh Đốn ngày 14 tháng 4 năm 1965 sau khi Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng. Các
sinh viên du học như Ngô Vĩnh Long, cùng các giáo-sư thiên tả như Noam Chomsky
và Howard Zinn đi đến nhiều đại học thuyết trình về sự hiện diện của Mỹ ở Việt
Nam cũng như tác động các cuộc biểu tình phản chiến của sinh viên Hoa-kỳ. Phong
trào phản chiến được nuôi dưỡng thêm với những trí thức thiên tả như Bertrand
Russell, Jean-Paul Sartre,… Và dĩ nhiên có ảnh-hưởng của nhạc phản chiến, bên cạnh
phong trào sống hippy ở Âu Mỹ. Những phong trào nghệ-thuật cổ võ hòa bình ở Âu
Mỹ đã tạo ra dòng nhạc phản chiến với những nhạc phẩm của Bob Dylan và Joan
Baez. Nhạc phản chiến của Bob Dylan đã vào Việt-Nam qua những ca khúc với những
lời lẽ tả thực chiến tranh cốt để chống đối, phản kháng. Còn ca sĩ Joan Baez từng
đến hát Hà Nội năm 1972.
Người
nghệ sĩ Việt-Nam nhảy vào cuộc chống đối qua âm nhạc với khuynh hướng nhạc “tâm
ca” của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Khác với phong trào Du Ca (chính thức thành
lập 19-12-1966 tại đại học Ðà Lạt) và một số phong trào Thanh niên thiện chí,
Sinh hoạt học đường, CPS, …, Tâm ca kêu gọi hòa bình, tình đồng bào, còn nhạc
Trịnh Công Sơn thì công khai tố cáo chiến tranh (nội chiến), kêu gọi hòa bình
bên cạnh những ca tụng tình người, nô lệ da vàng, thân phận nhược tiểu:
Một
buổi sáng mùa xuân / Một đứa bé ra đồng
Đạp
trái mìn nổ chậm / Xác không còn đôi chân.
Nhạc
Trịnh Công Sơn đã trở thành hiện-tượng và huyền thoại Trịnh Công Sơn vào những
năm 1966-1972 vì nhạc của ông đã đáp ứng lại một số khát vọng của con người thời
đại, nhất là ở chốn thị tứ, học sinh, sinh viên và một số trí thức. Ông diễn tả
buồn đau trong thân phận làm người. Nhạc tình và nhạc tranh đấu kêu gọi
hòa-bình và thân phận con người trong chiến tranh; những ca khúc chống chiến
tranh nổi tiếng như Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, Ðại Bác Ru Ðêm, Tình Ca của
Người Mất Trí, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời,… Chiến tranh không còn từ
xa vọng về mà nay đang ở trước mắt và với ông, đó chỉ là một cuộc nội chiến
tương tàn mà chính người Việt Nam đôi bên đều là nạn nhân. Dù sao cũng phải
nhìn nhận Trịnh Công Sơn đã làm mới ngôn ngữ qua cấu trúc, hình ảnh cũng như những
"ý tại ngôn ngoại" bí ẩn của con chữ! Từ năm 1968 tiếp đó nảy lên một
khuynh hướng nhạc đấu tranh do Việt-cộng điều động với những Phạm Thế Mỹ, Miên
Đức Thắng, Tôn Thất Lập, … cùng Trịnh Công Sơn.
-
Trong khi đó, ấn phẩm cộng-sản Việt Nam cổ động, hô hào chiến-tranh
– Văn học phản kháng, chống đối thẩm quyền miền Nam để hỗ trợ chiến-tranh chống
Mỹ và xâm chiếm miền Nam. Nếu văn-nghệ sĩ miền Nam vì ước mơ hòa-bình mà phản
chiến thì văn công miền Bắc cổ võ trường kỳ chiến-tranh nhưng lại nhân danh
“hoà-bình”! Ấn phẩm cộng-sản cổ võ chiến-tranh đến cùng, không ngừng nghỉ,
nêu đủ lý do để chiến-tranh (chống phong kiến, phát xít, ngoại xâm, thực dân mới,
v.v…) với thơ văn chiến-tranh của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, … Hà-Nội chú
trọng nhiều đến việc in tài liệu tuyên truyền và báo-chí trong bưng: cổ võ chiến-tranh,
giết ‘kẻ thù’, … Tóm một chữ, thơ văn sát khí, cổ võ hờn căm, phân bạn chia
thù. Một văn học của chiến tranh, chống Mỹ mà họ gọi là “sen đầm quốc tế”; văn
học muốn “cứu nước” và cứu người miền Nam khỏi tay thực dân mới cũ (!). Đối với
Cộng Sản mà cầu hòa là đầu hàng vô điều kiện, phản chiến là từ bỏ khí giới cho
địch thủ ám sát mình. Những người trí thức, dù họ là ai, cũng chỉ nhìn vấn đề
trong suy luận, chứ không thể nhìn trong thực tại, mà thực tại ở Việt Nam với
cuộc chiến này nó khác hẳn với các cuộc chiến tranh trên thế giới. [Trong một
bài trên tạp chí Sông Hương sau này, Lê Xuân Việt cho rằng, văn học trước 1975 ở
miền Bắc “tập trung xây dựng hình tượng giàu tính lý tưởng về người anh hùng”
do đó “yêu cầu phản ánh kịp thời, động viên tinh thần quần chúng đôi khi lấn át
cả những đòi hỏi của chất lượng hình tượng văn học đáng ra cần phải đạt được mà
người nghệ sĩ phải cần mẫn, miệt mài trong sáng tác” (“Kết cấu của tiểu thuyết
Việt Nam về chiến tranh”. Sông Hương 10-1996. Tr. 57)].
*
Về “Mảng” văn-nghệ Mác-xít, cộng-sản 1954-1975:
Trong
hơn 20 năm văn-học miền Nam, đã có sự hiện diện của một khuynh-hướng văn-nghệ
Mác-xít hay Mác-Lê và cộng-sản – chúng tôi phân biệt Mác-xít hay/và Mác-Lê
thiên lý thuyết chính-trị và cộng-sản khi áp dụng vào đấu tranh cách-mạng và đời-sống
cụ thể.
Từ
thời đầu 1954 cho đến 1975 đều có những nỗ lực đến gần chủ nghĩa Marx, nhất là
đối với một số trí thức, nhà văn Công-giáo thiên về đấu tranh cho công bằng xã
hội, vì tự bản chất, đạo Thiên chúa đến với trần gian (qua Jesus) để đem đến
công bằng xã hội, tình người, … chống lại người Do Thái đạo đức giả, v.v… Các
tu sĩ các dòng Phanxicô, anh em hèn mọn (Phước sơn), v.v… sống gần và sống vì,
sống với người nghèo, khốn khó, có những cá nhân tu sĩ và hội đoàn như Thanh
sinh công (trụ sở ở chợ Cầu Ông Lãnh, Sài-Gòn). Nghĩa là chủ nghĩa Marx vào miền
Nam qua các trí thức, sinh viên, tu sĩ du học ở Pháp, Bỉ, Ý về. Ông cố vấn Ngô
đình Nhu (thời 1954-63) có những bài viết, diễn văn theo chiều hướng thiên tả
này (chủ nghĩa Cần Lao, tạp-chí Xã Hội). Sau 1963 có những hội đoàn,
nhóm trí thức, nhà văn thiên tả hay xã hội như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh
Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Thanh Lãng, Thế Nguyên, v.v… Những mảng
văn-hóa này được tự do phát triển, công khai – dĩ nhiên mảng văn thơ, sách báo
cách-mạng do miền Bắc và Mặt trận Giải Phóng miền Nam điều động thì bị hạn chế
nhưng không bị cấm đoán (chỉ bị kiểm duyệt phần nào). Nghiên cứu mảng văn-học
này cần tham khảo các tạp-chí xuất-bản thời miền Nam, nhất là Trình Bầy,
Hành Trình, Đối Diện, Đất Nước, Tin Văn, Văn Học,… cũng như báo-chí
sinh viên từ các phân khoa Văn, Sư phạm Sài-Gòn, đại học Vạn Hạnh, v.v…
Khác
với miền Bắc mà nền văn-nghệ cùng lý luận văn nghệ Mác-xít trong thực tế là một
phó bản của thẩm mỹ học Liên Xô cộng-sản, ở miền Nam khuynh-hướng này tự do đi
từ lý thuyết đến phát biểu cụ thể trong sáng-tác văn-nghệ. Miền Bắc cộng-sản đã
lập “khung tri thức” định hướng cho các sinh hoạt sáng tác và lý luận phê bình
văn học, mà gần đây nhiều nhà lý luận văn-nghệ đã nhận chân và chứng minh những
hạn chế hiển nhiên của phản ánh luận Mác-xít trong phiên bản Xô Viết, dưới ánh
sáng của “nhóm Bakhtin, lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực của G. Lukacs, v.v…
Phó bản thẩm mỹ học Mác-xít Xô-Viết mà nền lý luận văn nghệ Việt Nam tiếp thu
thời này đã không tránh khỏi nhiều hạn chế, với những Vũ Hạnh, Lữ Phương, Nguyễn
Nguyên, …
Trong
khi đó, ở miền Nam, nói đến triết lý và văn-nghệ Mác-xít và cộng-sản là người
ta nghĩ ngay đến điểm khởi hành với các giáo-sư Trần Văn Toàn, Nguyễn Văn
Trung, Lý Chánh Trung, v.v… Nếu giáo-sư Trần Văn Toàn trình bày giới thiệu chủ
nghĩa Mác gần như thuần túy giáo khoa, triết lý – qua Tìm Hiểu Triết Học
Karl Marx (Nam Sơn, 1965. 160 tr.), thì giáo-sư Nguyễn Văn Trung vừa giới
thiệu vừa áp dụng vào lý luận văn-nghệ và sáng-tác. Bộ Hành Trình Trí Thức của
Karl Marx chỉ mới xuất-bản tập 1 “Con người và cuộc đời” (Nam Sơn, 1969.
150 tr.), trong Lời Nói Đầu đã khởi đi từ nhìn nhận rằng “chủ nghĩa Mác chưa
lỗi thời, phong trào Cộng-sản chưa trở thành một sự kiện lịch-sử đã qua vì
phong trào Cộng-sản vẫn đang làm lịch-sử và trên bình diện tư tưởng, chủ nghĩa
Mác vẫn cống hiến một số phạm trù, lược đồ xác đáng để lãnh hội và phân tách những
thực tại chính-trị, xã-hội, văn-hóa…“ (Tr. II). Lời cuối tập là một lời
thán phục con người, cuộc đời và hành trình trí thức của Karl Marx, dù có thể
không đồng ý với quan niệm và chủ trương của ông ta. Có thể các lập luận này
đưa đến hiện-tượng nghiên cứu, thảo luận về chủ nghĩa Mác-xít lúc bấy giờ;
Mác-xít hết còn là cấm kỵ?
Giáo-sư
Nguyễn Văn Trung còn soạn các giáo trình Nhận Diện Marx (Cours
1970, 212 tr.) và Lê-nin (Lý luận cách-mạng) (Giảng văn dùng cho sinh
viên các trường đại học, niên khóa 1972-73). Ở cuốn trước, giáo-sư đặt vấn-đề
nhận diện, còn trong cuốn sau, viết năm 1970, năm kỷ niệm 100 sinh nhật Lênin,
và thể theo “yêu cầu của mấy trường Đại học, đặc-biệt trong những khóa nghiên cứu
học hỏi về Chủ nghĩa Mác-Lênin”, giáo-sư cụ thể nói đến các chiến lược chiến
thuật làm cách-mạng và những bài học cách-mạng mà Lênin đã để lại.
Các
tác-phẩm và giảng văn nói trên đã giúp sinh viên và người đọc hiểu hơn tư tưởng
và ý thức hệ Mác-Lê và có thể đã góp phần can thiệp một cách trí thức và ý thức
vào những vận động cách-mạng và chính-trị ở miền Nam lúc bấy giờ. Có sinh viên
đã tham gia các phong trào thiên tả, thiên cộng cả ngay ở môi trường đại học
(ra báo, in tài liệu gọi là ‘học tập’ có lợi cho cộng-sản), cả vào “bưng” theo
“cách-mạng” (khi bị lộ hoặc tự nguyện, như thư-từ gởi cho giáo-sư Trung từ mật
khu – trường hợp Trường-Kháng Lê P.Đ.,…** ) và có sinh viên trở nên triệt để
hơn trong việc chống Cộng và có người đã trở thành nạn nhân của người cộng-sản
Việt-Nam (Ngô Vương Toại, Lê Khắc Sinh Nhật, Bùi Hồng Sĩ,…).
Người
Cộng sản VN có lối nhìn khác, xem chiêu bài ‘văn-nghệ dân-tộc’ là văn-nghệ
Mác-xít, như các giáo-sư Trần Hữu Tá, Trần Hoài Anh,… Đây là một chủ nghĩa
Mác-xít bị/được các Đảng cộng-sản và chính quyền cộng-sản sử-dụng như là công cụ,
phương-tiện tranh đấu, chứ không còn là một triết lý nguyên thủy. Nay thì đã
rõ, đấy chỉ là chiêu bài và Vũ Hạnh theo cộng-sản từ trước đã tiếp tục ‘nằm
vùng’ thi hành mặt trận văn-hóa của Việt-cộng. Mỹ học hay văn-chương đều
không/khó có thể tìm thấy trong những gì Vũ Hạnh, Lữ Phương,.. đề cao, cổ động
trong suốt thời-gian này. Còn quan điểm mỹ-học Mác-xít là gì? Phê-bình Mác-xít
trong văn-học là gì? Chỉ là quan điểm văn-học cách-mạng dùng cho mặt trận đấu
tranh tư tưởng, để đối chọi với cái được gọi là ‘cuộc xâm lăng văn-hóa’ của ‘chủ
nghĩa thực dân mới’.
Thứ
nữa, họ hay nhắc nhở, nói đến vai trò, trách nhiệm, sứ mạng của nhà văn! Phải đứng
về phía đông đảo, phía những người bị thiệt thòi trong xã-hội! Phải đấu tranh
cho tự do, dân-chủ! Phải yêu nước, phải ý thức về dân-tộc và ‘tổ quốc,
quê-hương’! Phải hướng về nguồn cội! Từ đó, Vũ Hạnh phê-bình tác-phẩm của Chu Tử
là thác loạn, sa đọa, ích kỷ, Vũ Khắc Khoan ảo tưởng,… Còn Lữ Phương đề cao
tinh thần yêu nước và cách-mạng nhất là giới trí thức, và tác-phẩm phải gắn liền
với thực tại xã-hội, từ đó phê phán nặng nề Hồ Hữu Tường, Lê Xuyên, Minh-Đức
Hoài-Trinh, Chu Tử, Nguyễn Thị Hoàng, Dương Nghiễm Mậu,… Nguyễn Trọng Văn cũng
theo con đường đó phê phán Nguyễn Văn Trung, Đỗ Long Vân,…
Trong
một chiều hướng nào đó, nói đến dân-tộc là kéo lùi văn-nghệ, biến văn-học thành
ca dao, truyện cổ,… Ngoài đặc tính dân-tộc, văn-học bình dân có tính giai
cấp, văn-chương có tác-giả và đặc tính riêng và thường là của một tầng lớp xã-hội
nào đó (trí thức, tiểu tư sản,…). Khi Pháp chiếm miền Nam lục-tỉnh đã sử-dụng
Nho giáo và luân lý, phong hóa Việt xưa để thu phục nhân tâm với mục-đích yên bề
thống trị. Lực lượng Bảo vệ Văn-hóa Dân-tộc được thành hình từ bưng biền của
MTGPMN, mặt công khai với nhóm Tin Văn và những Vũ Hạnh, Lữ Phương,…
cũng sử-dụng những cái gọi là “văn-hóa dân-tộc” để gây chống đối ở miền Nam.
Lữ
Phương viết Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam
Việt Nam (Hà-nội: Văn hóa, 1981, tái-bản 1985) dựa trên một thứ đạo đức (giả
hiệu) và dân-tộc (tức tổ quốc thành đồng) để lý luận, phê bình chống văn-nghệ
miền Nam. Tập sách của ông ta do đó khá chi tiết và có cơ sở lý luận cộng-sản.
Ông ta đã chứng minh "thực dân mới Mỹ" và các chính quyền miền Nam
dùng "chiến-tranh và bạo lực văn-hóa tư tưởng" để "xâm lược"
và "bành trướng" cùng "chiến-tranh tâm lý là đòn bẩy của mọi hoạt-động
văn-hóa – tư tưởng" (tr. 31, 37), trong đó các viện đại học cũng như nhóm
văn-hóa văn-nghệ như Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn Hữu Á-Châu, Quan Điểm,…
được đưa lên bàn mổ. Ông gọi tập thể các nhà văn hóa và văn-nghệ sĩ miền Nam là
"đội quân văn-hóa phản động", là ‘tay sai của đế quốc Mỹ’, trong đó
có Nguyên Sa, Nguyễn Mạnh Côn, Lý Đại Nguyên, Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến,
Doãn Quốc Sỹ, LM Hoàng Sỹ Quý, v.v… Văn-hóa dân-tộc chủ trì bởi những Kim Định,
Nguyễn Đăng Thục, Lê Văn Siêu, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Sĩ Tế,… là những nhà lý
thuyết theo ông là "bản địa" và lạc hậu, thần bí,… không … khoa học
như … Mác-Lê cộng-sản. Ông còn có âm mưu và triệt để hơn khi bàn đến các khuynh-hướng
triết lý văn-học hiện sinh, cấu trúc trong chương về lối sống Mỹ hoặc
văn-chương đồi trụy, tình dục,… Không riêng gì LP, các giáo-sư và giới nghiên cứu
của miền Bắc trước 1975 và cho đến nay vẫn gán ghép Sartre và thuyết hiện sinh
với lối sống họ gọi là ‘tiêu cực, suy đồi, công cụ của đế quốc, kẻ thù’ của một
số thanh niên Pháp ở St-Germain-des-Prés là hình ảnh phụ vào ngay sau chiến-tranh
1945, từ đó gán ghép trùm lên đầu sách báo của miền Nam muốn hiện đại, cập nhật
với Âu Mỹ! Từ những năm đầu thập niên 1960, giới trí thức và chính-trị ở miền
Nam đã phê phán chủ nghĩa hiện sinh làm nhụt nhuệ khí chống Cộng (báo Văn
Đàn…). Người cộng-sản miền Bắc cũng phê phán nặng nề Sartre và thuyết hiện
sinh: Đỗ Đức Hiểu trong Phê Phán Văn-Học Hiện Sinh Chủ Nghĩa (Văn Học,
1978) đã phê phán nặng nề mảng văn-học này, như muốn làm … tiêu tan ý chí chống
đế quốc, thực dân mới và tay sai.
-Trần
Hoài Thư:
Nếu xem văn chương đích thực là văn chương vì con người, cho con người, tôi
nghĩ hầu hết nhà văn nhà thơ – trừ một số ít chủ chiến- đều ít nhiều mang tư tưởng
chống chiến tranh hay nói nôm na là phản chiến.
Có
điều nếu kết án một tác phẩm chống chiến tranh thì lời kết án nhẹ hơn nếu kết
án tác phẩm là phản chiến. Tại sao? Có lẽ xã hội VN đã bị cái chữ “phản” này
hành hạ quá nhiều nên đâm ngán. Nào là phản động, phản đảng, phản bội… Để cuối
cùng là những cái chết ghê rợn như tố khổ, chôn sống, trấn nước… hay cho một
phát súng cùng với bản án treo quanh cổ…
Nhưng
mà, một câu hỏi là tư tưởng có thể hiện qua hành động hay không? Có bỏ ngũ để
nhập vào hàng ngũ địch? Có quay mặt với trách nhiệm hay không? Có chưa đánh đã
đầu hàng không? Có chu toàn nhiệm vụ hay không?
Xin
nhớ hành động phản chiến khác với tư tưởng phản chiến. Hành động có thể là làm
thầy tu bất đắc dĩ, trốn lính, chấp nhận ở tù hay phá hủy thân thể. Nhưng tư tưởng
thì ở trong đầu và được trút ra trên giấy. Ra trận dù rét run, dù phản chiến nặng,
nhưng không chạy, không bò, không hò hét xung phong, không ném lựu đạn, không
bóp cò, thì một là hắn bị đưa ra tòa án quân sự, hai là hắn bị kẻ thù giết trước.
Chứ không biện hộ là tôi chống cuộc chiến nhơ bẩn này, tôi không hành quân. Ở
đó mà biện hộ.
Nếu
kết án thì giữa những tiếng nói trầm thống bi thiết phát xuất từ những người có
mặt thật sự trong cuộc chiến như thế này: “Cuộc chiến lan rộng rồi. Cuộc chiến
đã vượt qua biên giới Việt Nam, đã vượt khỏi biên giới Cam-pu-chia, đã tràn
sang tới Hạ Lào.
Tôi
ù tai vì tiếng động cơ, vì tiếng nổ của các thứ máy móc giết người mà tôi biết
không phải là sản phẩm kỹ nghệ Việt Nam. Tôi choáng váng trước cái cảnh từng lớp
người gục xuống. Về tới đơn vị, hình ảnh ghê rợn, hãi hùng của cả một tấm thảm
nhiều màu dệt bằng xác người đó, đêm đêm vẫn ám ảnh tôi, chắc sẽ ám ảnh tôi đến
khi thôi sống. Tôi không thể phân biệt được đâu là xác người chiến sĩ Quốc Gia,
đâu là xác người Cộng Sản. Điều chắn chắn, ông ơi, thì đó chỉ là xác của người
Việt. Và là những người chưa kịp sống. Nghĩa là những người trẻ. Phải làm một
cái gì. Chậm quá rồi chăng?
(một
lá thư, một vấn đề, tạp chí Vấn Đề số 49 tháng 8-1971)
Và
một đoạn trong truyện “Phố miền Nam” của Ngụy Ngữ đăng trên Vấn Đề số 50
tháng 9-71, chủ trương Vũ Khắc Khoan & Mai Thảo: “Thành phố đang sinh hoạt
bình thường, chợt có tin lính rằn ri đổ đến, tất cả nhốn nháo sợ hãi và những
cánh cửa tiếp theo nhau khép nhanh lại, chợ tan, người thưa thớt tới lui khép
nép, khắp các đường lớn đường nhỏ không còn một bóng gái trai…” (Phố miền
Nam – Vấn đề 50 tháng 9-71).
Hay
một đoạn truyện ngắn khác cũng trên Vấn Đề: “Những hình ảnh thoáng hiện, tan
nhanh đi, rồi lại thảng thốt hiện ra lại, tiếp vào những hình ảnh khác: những mặt
trận đêm, những trại đồn, những vách tường trơ trọi cháy đen, những thằng Đại
Hàn man rợ cắm cái đầu người trước xe jeep, những xâu chuỗi kết bằng tai người
khô queo, những họng súng bắn vào dân tị nạn…(Theo những đường bay đi xa –
Vấn Đề 46 tháng 5-1971).
Hay
trong truyện “Với trăng hạ tuần lên” của Ngụy Ngữ mà tựa truyện, tên tác giả được
“vẽ thêm một lớp sơn bóng ngời” trên trang bìa, ngay phía dưới là tên hai người
chủ trương Vũ Khắc Khoan và Mai Thảo: “… Không. Vâng, không phải người
ta quay lại cảnh khốn nạn đó để đám thanh niên Nam Việt sợ không dám đầu quân
đi lính để chết mất xác bên Miên bên Lào hoặc để lên án cuộc chiến tranh phi
nhân đang thiêu sống cả một thế hệ thanh niên trên khắp bán đảo Đông Dương này,
mà trái lại, là đang hỗ trợ thêm cho chiến tranh, đang vẽ thêm một lớp sơn bóng
ngời trên cái vóc dáng biệt kích của bọn lính Nam Việt, ve vuốt vào cái kiêu
hãnh bệnh hoạn của chúng, kéo chúng ở lại trong hàng ngũ để bảo vệ cái dải đất
tăm tối thời Mỹ này khỏi rơi vào "vòng nô lệ của Cộng Sản" (Vấn Đề
số 52 tháng 11-71).
Như
vậy giữa tư tưởng phản chiến và những tội ác, xấu xa mà Ngụy Ngữ đã chụp trên
những người lính miền Nam chúng tôi, thì cái nào mới là đáng buộc tội, lên án?
Tôi
cũng tự hỏi, sau khi các truyện này đăng, không biết có phản ứng nào về phía độc
giả hay nhà văn/nhà thơ/ mang áo lính tại Saigon mà sao Vấn Đề càng ngày càng
thừa thắng xông lên?
Tôi
tự hỏi tại sao Mai Thảo và Vũ Khắc Khoan là nhà văn xem như chống Cộng, lại chấp
nhận cho đăng? Chẳng những thế còn quảng cáo ngoài trang bìa?
Hay
là vì miền Nam có tự do, tôn trọng quyền tự do trong ý thức sáng tác mà tạp chí
Vấn Đề chủ trương?
Tôi
cũng tự hỏi, nếu người dân miền Bắc đọc các đoạn này thì họ nghĩ gì? Giữa một bản
nhạc TCS: Khi đất nước tôi thanh bình tôi sẽ đi thăm… và 3 đoạn này
(cùng nhiều đoạn trong hầu hết các truyện của Ngụy Ngữ), cái nào tác hại cho
công cuộc chống Cộng hơn?
-Nguyễn
Lệ Uyên:
Đây là đề tài rộng, cần rất nhiều trang giấy. Trong khuôn khổ một tạp chí giới
hạn trên dưới 300 trang thì không thể tải hết.
Vắn
tắt thì thế này: Phản chiến? Từ này khó xác định. Theo tôi phản chiến dành để
chỉ cho một hành động tích cực của một hay nhiều chủ thể (và ngược lại với phía
đối lập) một cách rõ ràng. Hành động phản chiến của nhóm J. Fonda trong chiến
tranh Việt Nam là một hành động có ý thức và tích cực đối với bọn họ và ngược lại
rất dối trá với sự thật hiển nhiên đối với bên bị phản đối. Những ca khúc phản
chiến của Bob Dylan và gần hơn với chúng ta là Ca khúc da vàng của TCS, thì đó
là những âm thanh và ca từ mang ý thức phản kháng bắt nguồn từ nghệ thuật (kể cả
những bức tranh của Picasso vẽ về cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha chẳng hạn) hướng
về mục tiêu phơi bày bộ mặt phi nhân tính đối với các bên tham gia, không thiên
về phe nào, bên nào.
Giai
đoạn 54-75, ở miền Nam không thiếu các tờ báo núp dưới danh “đối lập, phản chiến”,
thực chất là do CS giật dây. Những Lê Văn Ngăn, Ngô Kha, Thái Ngọc San, Võ Trường
Chinh, Võ Quê, Lê Gành… chỉ là những kẻ theo đóm ăn tàn, chưa phải và cũng chưa
xứng đáng gọi là phản chiến hay danh giá hơn theo cách gọi của CSVN là văn học
Mác-xít. Đơn giản thơ văn của họ đơn điệu ở chỗ kêu gào, khi sử dụng văn vần để
chuyển tải nội dung, và thiếu hẳn tính chất nghệ thuật, thiếu cả chiều sâu lắng
của nội tâm. Chúng không hề là nghệ thuật, mang tính tố cáo một chiều, trái với
bản chất nghệ thuật chân chính.
Giai
đoạn 63-75 đặc biệt phức tạp, kể từ khi nền đệ nhất Cộng Hòa bị lật đổ và quân
Mỹ kéo vào miền Nam. Xã hội bị xáo trộn, bị lật tung lên, mọi giá trị văn hóa
truyền thống nhấp nhổm như làm xiếc, có nguy cơ tiêu vong từng phần. Lợi dụng
tình thế này, CSVN tung cán bộ vào các bộ phận xã hội miền Nam, từ kinh tế,
chính trị, tôn giáo đến văn hóa văn nghệ. Những tạp chí Đất Nước, Đối Diện,
Hành Trình, Trình Bày, Tin Văn… với hàng loạt các khuôn mặt giả danh yêu nước nổi
lên công kích một chiều. Hiệu ứng của nó phần nào có kết quả bởi sự có mặt của
quân đội đồng minh (Nam Triều Tiên, Úc, Thái Lan) của Mỹ tại miền Nam, như hiện
thân của kẻ đi xâm lược, và là nỗi ám ảnh nặng nề của người dân vừa mới thoát
khỏi sự cai trị của thực dân Pháp. Chiêu bài thực dân kiểu mới được CSVN dựng
lên, rồi được sự tiếp sức của những Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Lữ
Phương… trên những tạp chí phát hành công khai tại Sài Gòn!
Thực
chất, thì với những tạp chí này, với các nhà văn này, không hề đối lập trên
bình diện phản biện xã hội mà là sự lợi dụng tự do dân chủ ở miền Nam để khuấy
rối xã hội, chính trị, làm nhiễu chính nghĩa cần được phát huy, bảo vệ: Tự Do,
Dân Chủ.
Như
vậy, vấn đề anh Nguyễn Vy Khanh đặt ra, tôi không nghĩ nó là dòng văn học
Mác-xít bên cạnh dòng văn học tự do của Miền Nam; bởi dòng văn học nào, thì ít
nhất nó cũng phải mang chút ít tính nghệ thuật, đằng này chỉ là những lời rao
tuyên truyền, dựng đứng những sự việc không thật một cách trắng trợn để làm
phân rã ý thức là mục đích cuối cùng của họ để chiếm lĩnh, nhuộm đỏ miền Nam.
Nghệ thuật chưa bao giờ mang tính chất đó.
Trường
hợp tạp chí Vấn Đề cho đăng những mẩu truyện của Ngụy Ngữ như anh Trần Hoài Thư
vừa dẫn, tôi nghĩ là một trường hợp biệt lệ. Hai ông Vũ Khắc Khoan và Mai Thảo,
là những người từng hiểu cộng sản hơn ai hết. Vậy có phải chăng người phụ trách
thư ký tòa soạn đọc văn bản không kỹ, vì cứ cho Ngụy Ngữ là nhà văn đã quen thuộc
với độc giả rồi, xem qua loa và ném cho bộ phận sắp chữ? Thứ đến, khi nộp bản,
các quan chức bên Sở kiểm duyệt tin ở hai ông VKK và MT chăng? Đây là trường hợp
khá lạ lùng, xuất hiện vào thời điểm Sở kiểm duyệt bắt đầu siết chặt các tạp
chí, bắt đổi thành “giai phẩm”.
-Trần
Văn Nam:
Câu hỏi của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Vy Khanh, thực ra là câu gợi ý cho ta
tìm hiểu “thực chất và huyền thoại” của tính phản chiến trong chiến tranh
1954-1975, nhất là sau khi nửa triệu quân Mỹ tham chiến trực tiếp tại miền Nam
thời Đệ Nhị Cộng Hòa (Miền Nam Việt Nam). Chắc còn lắm “thực chất và huyền thoại”
mà ta chưa được biết. Riêng tôi có vài ý kiến về ba dạng phản chiến. Thứ nhất
là “Phản Chiến Địch Vận” của phe Cộng Sản nhắm làm chán chường chiến tranh
trong hàng ngũ Miền Nam. Thứ hai là “Phản Chiến Nhân Bản”: Công kích chiến
tranh rộ lên từ dư luận thế giới, họ xót đau cho nhân dân Việt Nam, chủ yếu là
công kích Hoa Kỳ. Và thứ ba, “Phản Chiến Thở Than Thân Phận Đất Nước”: Do có lệnh
cấm rồi cứ để mặc cho phổ biến văn thơ và âm nhạc phản chiến lưu hành rộng rãi,
nên ta nghĩ có thể đây là sách lược Tâm Lý Chiến của chính quyền Miền Nam. Phải
chăng đó là cách động viên quần chúng Miền Nam đừng ngả về phe Xã Hội Chủ
Nghĩa: ngầm nhắn nhủ người Việt ở Miền Nam đằng nào cũng phải ở về một phía
trong thế kình địch giữa Cộng Sản và Tư Bản, số phận đất nước đã an bài trên
bàn cờ quốc tế.
Trần
Doãn Nho:
Về điểm này, tôi cũng đã trình bày khá kỹ trong bài thuyết trình của tôi tại
tòa soạn nhật báo Người Việt ngày 6/12/2014, mời xem lại trong số báo này.
(Xem
tiếp PHẦN 2)
No comments:
Post a Comment