Bùi Văn
Phú
Gửi
cho BBC Tiếng Việt từ California
6
tháng 2 2015
Vận động bầu cử của ứng
viên Lou Correa trên báo tiếng Việt ở Nam California
Bầu
cử tháng 11 năm 2014 qua đã khá lâu, nhưng không khí vận động tranh cử quanh
Little Saigon của hai miền nam, bắc California vẫn tiếp tục sôi động.
Trên
Thung lũng Hoa vàng San Jose đang có cuộc tranh cử chức nghị viên Khu vực 4,
thay thế Nghị viên Kansen Chu mới đắc cử dân biểu tiểu bang hồi tháng 11.
Gần
chục người loan báo ý định tranh cử. Hai ứng viên gốc Việt đã chính thức ra mắt
ban vận động là nhà truyền thông Nguyễn Mạnh và luật sư Diệp Thế Lân.
Ông
Nguyễn Mạnh làm báo, truyền thanh và truyền hình tiếng Việt từ ba thập niên qua
nên được nhiều người biết. Ngay sau khi loan báo ý định tranh cử, ông Mạnh soạn
thảo một bản cam kết những điều sẽ thực hiện nếu được tín nhiệm. Hành động này
của ông giống như ứng viên Sam Liccardo, mới đắc cử thị trưởng San Jose, đã làm
khi ra tranh cử.
Ông
Mạnh là người ủng hộ ứng viên Sam Liccardo nên đưa đến sự đổ vỡ tình đồng nghiệp
lâu năm với luật sư Đỗ Văn Quang Minh, một người ủng hộ ứng viên Dave Cortese
trong cuộc vận động tranh cử thị trưởng tháng 11 năm ngoái.
Sự
bất hòa giữa hai nhà truyền thông sẽ có ảnh hưởng đến lá phiếu dành cho ứng
viên Nguyễn Mạnh, vì luật sư Mạnh là nhà hoạt động cộng đồng đã cực lực phản đối
thành phố San Jose và chống lại các Nghị viên Madison Nguyễn, Sam Liccardo
trong những quyết định liên quan đến việc từ chối đặt tên Little Saigon.
Luật
sư Diệp Thế Lân còn xa lạ với cộng đồng người Việt ở đây. Cũng như ứng viên
Nguyễn Mạnh, ông quan tâm đến các nhu cầu của người Việt là cần có một trung
tâm sinh hoạt, một tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ và hoàn thành khu vườn lịch sử
văn hoá Lạc Việt.
Trước
đây đã có một ứng viên gốc Việt-Hoa ra tranh cử Khu vực 4 nhưng không thành
công.
Năm
2006, khi Nghị viên Chuck Reed từ khu vực này được chọn làm thị trưởng, trong kỳ
bầu cử điền khuyết ông đã đưa ra gà nhà là ứng viên Hon Liên làm xôn xao cộng đồng
vì gia đình cô có những cơ sở buôn bán ở Việt Nam. Nhiều cử gốc Việt không ủng
hộ Hon Liên nên cô thua ứng viên Kansen Chu, người gốc Đài Loan.
Năm
nay, ứng viên gốc Việt tại Khu vực 4 có nhiều cơ hội thắng vì sự tham gia bầu cử,
trong quá khứ, của cử tri gốc Việt ở mức khá cao so với các sắc dân khác, nhất
là trong các kỳ bầu cử bất thường.
Ở
cấp tiểu bang, chức dân biểu Địa hạt 27 cũng mở ra cho các ứng viên. Chính thức
tuyên bố tranh cử đã có kỹ sư Công Đỗ và Nghị viên Ash Kalra.
Ông
Công là một nhà hoạt động nhân quyền, được nhiều người Việt biết đến khi cách
đây một thập niên ông bị nhà nước cộng sản Hà Nội bắt giam trong một chuyến đi
Việt Nam. Tuy chưa có những kinh nghiệm chính trường Mỹ, ông Công tin rằng với
đông người Việt sinh sống trong địa hạt, khoảng 30%, người Việt cần có tiếng nói
đại diện tại lập pháp tiểu bang.
Nghị
viên Ash Kalra người gốc Ấn Độ, là một luật sư công và giáo sư luật. Ông đại diện
Khu vực 2 trong hội đồng thành phố từ năm 2008. Trong sáu năm qua ông đã có những
quan hệ tốt và thường xuyên tham dự các sinh hoạt của cộng đồng người Việt.
Năm
2011 Nghị viên Kalra gây dự luận vì bị cảnh sát bắt khi lái xe say rượu vào lúc
nửa đêm ở downtown San Jose.
Một
ứng viên mà nhiều người chờ đợi là cựu Phó Thị trưởng Madison Nguyễn. Sau khi
thất cử trong cuộc chạy đua chức thị trưởng vào tháng Sáu năm ngoái, bà Madison
nói với thân hữu là sẽ tranh cử chức giám sát viên hoặc dân biểu tiểu bang.
Nếu
bà Madison cũng ra tranh chức dân biểu tiểu bang Địa hạt 27, đây sẽ là cuộc bầu
cử sôi nổi giữa các ứng viên gốc châu Á.
Năm
1998 tại San Jose đã có một ứng viên gốc Việt, đại diện cho Đảng Cộng hòa, là
Tiến sĩ Patrick Du Long ra tranh chức dân biểu tiểu bang Địa hạt 23 nhưng không
thành công.
Vận động bầu cử của ứng viên Andrew Đỗ trên báo tiếng Việt ở Nam
California
Xuống
Quận Cam
Ở
miền Nam California, không khí vận động tranh cử mới thực sự lắng xuống vào tuần
qua với kết quả là Hội đồng Giám sát Quận Cam vẫn có một dân cử gốc Việt là ông
Andrew Đỗ, thay bà Janet Nguyễn mới vào thượng viện tiểu bang California trong
kỳ bầu cử tháng 11 năm ngoái.
Cuộc
bầu cử đặc biệt diễn ra hôm 27/1 với tất cả 5 ứng cử viên gồm 3 gốc Việt là
Andrew Đỗ, Chris Phan, Chuyên Nguyễn và 2 gốc Mỹ Latinh là Lou Correa và Lupe
Morfin-Moreno.
Kết
quả Andrew Đỗ được 18,905 phiếu, chỉ hơn ứng viên Lou Correa về nhì với 43 phiếu.
Đây là hai ứng viên có nhiều kinh nghiệm chính trường nhất. Ông Andrew từng là
nghị viên Garden Grove, nhưng từ nhiệm sau hai năm và sau đó làm chánh văn
phòng cho Giám sát viên Janet Nguyễn. Ông được sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa. Ông
Lou đã từng làm giám sát viên của địa hạt này, rồi làm thượng nghị sĩ tiểu bang
và được Đảng Dân chủ yểm trợ.
Ngay
sau khi kết quả sau cùng được công bố vào chiều thứ Sáu 30/1, ông Andrew Đỗ đã
tuyên thệ nhậm chức, dù ứng viên Lou Correa đã có yêu cầu cơ quan tổ chức bầu cử
đếm lại phiếu.
Tiến
trình đếm phiếu lại sẽ bắt đầu vào thứ Hai 9/3. Khi số phiếu chênh lệch giữa
người thắng và thua rất ít, nhưng trường hợp Andrew-Lou chỉ với 43 trong hơn 48
nghìn phiếu bầu thì việc đếm phiếu lại là cần thiết để đảm bảo tính trong sáng
và công bằng cho sự chọn lựa của cử tri.
Kỳ
tranh cử này, tuy kinh nghiệm chính trường non kém hơn ông Lou Correa và còn bị
chia phiếu bởi hai ứng viên gốc Việt, nhưng ông Andrew Đỗ đã thắng với tỉ số
khiêm nhường 39.1%.
Nếu
tính tổng số phiếu đã bầu cho cả ba ứng viên gốc Việt, con số là 59.3%. Giới
quan sát sinh hoạt bầu cử tại thủ phủ của người Việt rất chú ý đến con số này,
vì nó nói lên một sự thực là dù có nhiều ứng viên gốc Việt ra tranh cử và làm
chia phiếu của nhau, nhưng sự tham gia bầu cử đông của khối cử tri gốc Việt là
điều khiến các đảng phái, khuynh hướng chính trị phải quan tâm vận động.
Với
tân giám sát viên Andrew Đỗ, Hội đồng Giám sát Quận Cam có 5 dân cử thì ba người
là gốc châu Á, gồm Nhật Bản, Nam Hàn và Việt Nam. Đây là một quận hạt lớn và giầu
có của tiểu bang California với trách nhiệm tài chánh khoảng 3 tỉ đôla mỗi năm.
Tại
thủ phủ Little Saigon của người Việt tị nạn ở California, Westminster được biết
đến là nơi có dân cử gốc Việt đầu tiên từ năm 1992 là Nghị viên Tony Lâm. Thành
phố gần 100 nghìn dân này, với 45% gốc Việt, nay có thị trưởng gốc Việt đầu
tiên là ông Trí Tạ vừa tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào tháng 11 năm ngoái.
Nhưng
đưa người gốc Việt lên những bậc thang chính trị cao hơn là thành phố Garden
Grove, với dân số 175 nghìn, một phần ba là gốc Việt.
Tân
thị trưởng Bảo Nguyễn nguyên là ủy viên giáo dục Garden Grove. Dân biểu tiểu
bang đầu tiên Văn Trần từng là nghị viên Garden Grove. Rồi Janet Nguyễn, nay là
Andrew Đỗ cũng đều xuất thân từ nghị trường thành phố này.
Hiện
nay hội đồng thành phố Garden Grove có 5 vị dân cử, trong đó ba là gốc Việt gồm
Thị trưởng Bảo Nguyễn và hai nghị viên Chris Phan và Phát Bùi.
Giới
quan sát sinh hoạt chính trị tiên đoán trong vài năm tới sẽ có dân biểu gốc Việt
từ Quận Cam được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ.
Từ
Little Havana đến Little Saigon
Nếu
so sánh với những người cũng hoàn cảnh tị nạn cộng sản như người Việt, người Mỹ
gốc Cuba đã có những bước tiến nhanh hơn kể từ khi họ ào ạt đến Mỹ năm 1960.
Năm
1989, cộng đồng người Cuba tại Florida đã đưa được người vào Hạ viện Mỹ là bà
Ileana Ros-Lehtinen, một dân cử uy tín trong Đảng Cộng hòa.
Những
năm của thập niên 1990, cộng đồng người Việt đi vận động việc thành lập đài Á
châu Tự do RFA đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Dân biểu Ros-Lehtinen.
Quốc
hội Mỹ hiện nay còn có Thượng nghị sĩ gốc Cuba là Marco Rubio, 43 tuổi, được cử
tri Florida bầu chọn năm 2010. Ông là một ngôi sao đang lên của Đảng Cộng hòa
và có thể là ứng viên tổng thống năm 2016.
Ở
Mỹ có hai triệu người gốc Cuba thì 1 triệu 200 nghìn sống tập trung tại
Florida, đông nhất là khu vực Miami, nơi có Little Havana. Hơn chục thành phố ở
phía Nam Florida có trên 40% người gốc Cuba là cư dân. Với dân số Florida là 18
triệu, chưa bằng nửa California, nên hơn một triệu cư dân gốc Cuba đã trở thành
sức mạnh chính trị đáng kể ở Florida, một tiểu bang có kết quả quyết định trong
các kỳ bầu cử tổng thống.
Để
vào được chính trị dòng chính, người Việt có rất nhiều điều cần học hỏi từ cộng
đồng người Mỹ gốc Cuba.
Bài
viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả là một nhà báo tự do hiện sống
tại vùng Vịnh San Francisco, California
No comments:
Post a Comment