Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày 16-02-2015 Sửa đổi ngày 16-02-2015 16:38
Tin
tức được thông tin chú ý quan tâm là sự lan truyền của khủng bố Hồi giáo cực
đoan đang gây lo lắng tại Châu Âu. Hơn một tháng sau vụ khủng bố đẫm máu tại
Paris, tới lượt Copenhagen trở thành đối tượng của một kẻ Hồi giáo cực đoan đơn
độc. Báo Le Figaro dành trọn trang nhất đưa tin dưới tựa đề : « Châu Âu đối mặt với sự lây lan của Hồi
giáo cực đoan ».
Bài
báo nhận định rằng cùng với cảm xúc đang dâng trào của người dân Châu Âu trước
những hành động khủng bố trên cũng là mối bận tâm hàng đầu của các chính phủ. Họ
bất lực chứng kiến những thảm kịch đang diễn ra mà không làm gì được để dập tắt
chuỗi bạo lực này. Như thể các quốc gia đang bị buộc hành động mà không hoàn
toàn đoán trước được, cho dù vẫn âm thầm phá vỡ một số âm mưu khủng bố.
Một
cựu quan chức chống khủng bố tại Pháp phát biểu : « Ngoài việc kiến nghị các
nguyên tắc, cần phải hành động ». Vì Châu Âu đang tiến theo hướng tản mát.
Ông cũng lên tiếng chỉ trích việc trì hoãn sử dụng danh sách hành khách hàng
không. Dữ liệu này cho phép phát hiện sớm việc đi lại của những kẻ khủng bố hay
tội phạm nguy hiểm. Các nước Châu Âu mới chỉ nhìn việc kiểm tra dữ liệu này như
một cách vi phạm quyền tự do cá nhân, mà không nhận ra khả năng theo dõi dấu vết
lộ trình của những chiến binh nước ngoài.
Dù
nước Pháp thể hiện là « một trò giỏi » trong vấn đề này, nhưng lại triển
khai chậm chạp. Phải mất ba năm để chính phủ hiện nay thông quan một luật mới
nhằm hoàn chỉnh vai trò của ngành tình báo Pháp. Thế nhưng, cần phải thêm ba
tháng sau khi luật này được thông qua vào mùa hè tới để áp dụng các sắc lệnh.
Một
khó khăn khác là việc xử lý và phân loại dữ liệu cá nhân. Bài báo đặc biệt chỉ
trích sự thiếu đồng bộ giữa các bộ phận. Mỗi bên đều cố bảo mật thông tin của
mình và chỉ chia sẻ một cách nhỏ giọt. Thêm vào đó là một số các bất cập khác
như, việc xóa bỏ biên giới Châu Âu, việc hạn chế truy cập dữ liệu những kẻ bị
truy nã và mặt trái của nhà tù nơi trở thành một số trung tâm Hồi giáo cực
đoan.
Tác
giả bài báo kết luận, thể chế tư pháp luôn do dự giữa việc cần phải loại bỏ và
đánh cược vào khả năng cựu tù nhân tái hội nhập vào xã hội, chính sách mà hiện
nay Bộ trưởng Bộ Tư pháp Taubira đang chủ trương. Giữa biện pháp đặc biệt và biện
pháp thông thường đối với những kẻ khủng bố, đã tới ngày phải đưa ra quyết định.
Hồi
giáo cực đoan : căn bệnh ung thư
Vụ
khủng bố cuối tuần vừa qua tại Copenhagen cũng là lời cảnh báo đối với các quốc
gia trong Liên Hiệp cần phải tăng cường chính sách hợp tác cảnh sát và tư pháp
không được sai sót. Bài xã luận của tờ Le Figaro đánh giá những hành động khủng
bố trên là « Căn bệnh ung thư của Hồi giáo cực đoan » đang lan truyền khắp
Châu Âu.
Những
kẻ khủng bố tại Paris và Copenhagen chọn lựa chính xác đối tượng để tiêu diệt :
một họa sĩ biếm họa, người Do Thái và cảnh sát. Nhìn lại những vụ khủng bố từ
trước tới nay, từ Pháp tới Bỉ, Đan Mạch, hay tại Canada và Úc, cùng với các nước
Trung Đông và Châu Phi, hàng ngày bị khủng bố, tất cả đều bị càn quét dưới danh
nghĩa của Hồi giáo cực đoan.
Tác
giả bài xã luận ủng hộ việc chia sẻ thông tin theo dõi hành khách hàng không mà
nước Mỹ đang thực hiện. Vì cho rằng, để chiến thắng Hồi giáo-phát xít, chỉ có
đoàn kết mới làm nên sức mạnh. Cuộc chiến đấu không cân sức này chỉ có thể
thành công nếu các quốc gia bị đe dọa chấp nhận chia sẻ thông tin và phương tiện
mình có.
Việc
cần làm khẩn cấp hiện nay, là phải vượt qua mọi cạnh tranh quốc gia. Đồng thời
các nghị sĩ Châu Âu phải thông qua việc chia sẻ dữ liệu theo dõi hành khách
hàng không. Và cuối cùng, Tòa án Châu Âu về nhân quyền cũng nên đưa ra những biện
pháp trước thách thức mà Liên Hiệp đang đối mặt.
Bài
xã luận của Libération cũng đồng tình ở quan điểm đoàn kết giữa các nước trong
Liên Hiệp và nhận định rằng điều tồi tệ nhất có lẽ là dùng thù hận chống lại
thù hận hay lấy vũ khí chống lại vũ khí. Đây chính là điều mà những kẻ sát nhân
tìm kiếm : gây hoang mang, phá hoại các xã hội Châu Âu bằng chiêu đe dọa khủng
bố không lường trước được. Chính vì thế, cần phải đoàn kết và không được nhượng
bộ trước sợ hãi và chia rẽ. Để người Do Thái rời khỏi các nước Châu Âu hay từ bỏ
biếm họa bất kì tôn giáo nào chính là trốn chạy và đồng nghĩa với việc chịu
thua khủng bố.
-
No comments:
Post a Comment