on December 18, 2014 10:12 PM
Garland – Nhà thơ Trần Trung Đạo trong lần ghé
qua Dallas này mang theo tác phẩm “Chính Luận Trần Trung Đạo”.
Chính Luận Trần Trung Đạo là một tuyển tập luận văn
chính trị dày 600 trang gồm 42 bài chọn lọc từ các bài viết của nhà thơ Trần
Trung Đạo trong nhiều năm qua. Tác phẩm do Cổ Loa xuất bản, Uyên Nguyên trình
bày, công ty Amazon phát hành.
Chính Luận Trần Trung Đạo ra đời trong giai đoạn này
như một đóng góp kiến thức và lý luận vào cuộc đấu tranh chống độc tài CS tại
Việt Nam và chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán Trung Cộng tại Đông Nam Á.
Chính Luận Trần Trung Đạo tập trung vào 3 chủ đề
chính: Hiểm họa Trung Cộng, Hiện trạng Việt Nam và Bài học tẩy não.
Buổi giới thiệu tác phẩm được Hội Quảng Đà DFW tổ chức
lồng theo một chương trình văn nghệ rất đặc sắc vào lúc 2giờ30 chiều ngày Chủ
Nhật 07 tháng 12 năm 2014 tại Trung tâm Cao Niên Dallas, thành phố Garland,
Texas.
Chương trình do Bác sĩ Nguyễn văn Hào của hội Quảng
Đà điều khiển. Ông giới thiệu sơ lược về nhà thơ Trần Trung Đạo, người được ngưỡng
mộ với bài thơ “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười” đã in trong thi tập cùng tên.
Sau đó cụ Đỗ Đức An, Giám đốc Trung Tâm Cao Niên, Dallas lên chào mừng mọi người
tham dự, và cám ơn ban tổ chức đã chọn trung tâm này để ra mắt sách.
Phần chính của chương trình là nhà thơ Trần Trung Đạo
trình bày về chính mình, anh tốt nghiệp ngành điện toán và có cuộc sống tương đối
vững chắc. Anh thích làm thơ từ hồi còn trẻ và thường làm thơ khi có những biến
cố xảy ra tác động đến quê hương. Cho đến khi internet bùng nổ vào những năm
2000 làm thay đổi cả phương tiện truyền thông, tin tức đến với mọi người nhanh
chóng và dồi dào hơn, thì anh cũng bắt đầu sáng tác nhiều hơn, đặc biệt là những
vấn đề liên quan đến Việt Nam. Những kinh nghiệm cần phải đề phòng bọn bá quyền
Trung cộng. Một trong những điều đáng làm chúng ta giữ vững niềm tin là Do
Thái, một quốc gia mới được thành lập năm 1948, chỉ có 3 triệu dân mà trong một
cuộc chiến sống còn của dân tộc đã chiến thắng khối kẻ thù với nhiều nước Trung
Đông lớn hơn mình, có cả trăm triệu dân vào thập niên 60. Đó là nhờ ý chí quật
cường. Lịch sử Việt Nam là một chuỗi ngày dài tranh đấu để trường tồn trước nạn
Hán hóa trong vùng Đông Nam Á. Ngày nay, nếu không có tự do, dân chủ thì khó có
thể đứng vững trước họa xâm lăng của Trung cộng.
Sau đó Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích lên nói về tác phẩm
“Chính Luận Trần Trung Đạo” đã làm ông tâm đắc đọc liên tục không bỏ sót trang
nào. Ông kể về tác giả mất mẹ sớm, và mồ côi cha từ năm 13 tuổi, rồi được một
bà mẹ nuôi và tìm cách cho con đi vượt biên. Bài thơ “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ
Cười” là để nhớ về người mẹ nuôi của tác giả ở Việt Nam.
Trần Trung Đạo tin vào lẽ phải và sự thật về lịch sử
Việt Nam, và đã hướng vào đấy viết lên những tiểu phẩm để hoàn thành tác phẩm
Chính Luận dày ngót 600 trang này. Tác phẩm này chỉ rõ Trung cộng là then chốt
trong những bất ổn ở Á châu, và những thủ đoạn của họ ở Phi châu (thu tóm quặng
mỏ, viện trợ không hoàn lại, mướn rẻ nhân công, ủng hộ các chính phủ đàn áp
nhân dân…), dùng chế độ thân Trung cộng Hen Samrin tại Campuchia để bao vây Việt
Nam. Tác giả đã đưa ra những chi tiết cụ thể, những trình tự ngày tháng, bằng
những lập luận chính xác và những nhận định mới mẻ trong phần thuyết trình cũng
như trong tác phẩm. Tác giả rất tin tưởng vào công cuộc đấu tranh của giới trẻ ở
Việt Nam đã noi theo truyền thống anh dũng của dân tộc ta, không chịu khuất phục
trước sức mạnh của độc tài cộng sản.
Chương trình tiếp theo với phần trả lời câu hỏi của
khán giả dành cho anh Trần Trung Đạo và giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Trong đó có phần trả lời câu hỏi về ý nghĩa bài viết “Ánh
Sáng Điếu Cày” của Trần Trung Đạo, và được tác giả trả lời thẳng thắn rằng: “Hai chữ ánh sáng là ánh sáng của công cuộc
đấu tranh đòi tự do dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ của giới trẻ Việt Nam, chứ
không phải nhờ Điếu Cày mới có, tôi không quen biết và cũng chưa hề gặp mặt Điếu
Cày, nhưng ủng hộ tinh thần tranh đấu của anh. Nếu anh, một người gốc bộ đội miền
Bắc, mà đến phi trường Los Angeles, quỳ xuống ôm hôn lá cờ vàng và khóc sướt mướt,
thì tôi sẽ là người đầu tiên viết bài chống lại, vì đây là giả tạo”. Câu trả
lời này được mọi người vỗ tay đồng tình.
Văn nghệ là nhạc thính phòng do các anh, chị Trần Đại
Phước, Lan Hương, Lệ Hiền, Hoàng Chu… trình diễn, trong đó có một ca khúc phổ
thơ Trần Trung Đạo do Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh phổ nhạc chỉ trong một đêm, bài
“Xuân Đất Khách”.
Nguồn: baotreonline.com
No comments:
Post a Comment