VOA
26.12.2014
http://www.voatiengviet.com/content/the-interview-van-de-nghiem-tuc-dang-sau-tieng-cuoi/2573922.html
Steve
Herman, Trưởng văn phòng Đông Nam Á của VOA, trước đây tường trình tin tức về
bán đảo Triều Tiên từ Seoul. Năm 2012, Herman đến Bắc Triều Tiên 10 ngày và được
tiếp xúc rộng rãi với những viên chức thuộc một đơn vị tinh nhuệ của Quân đội
Nhân dân Triều Tiên. Herman xem phim The Interview" trực tuyến vào ngày thứ
Năm. Lưu ý một số thông tin trong bài viết có thể cho biết trước kết cục bộ
phim.
Hàng triệu người sẽ bỏ ra 5,99 đôla để dành 1 tiếng 52 phút trong ngày Giáng Sinh để xem trực tuyến bộ phim hài gây tranh cãi đã khiến Bắc Triều Tiên giận dữ và có thể bị nước này coi là nhằm mục đích lật đổ chế độ.
Hàng triệu người sẽ bỏ ra 5,99 đôla để dành 1 tiếng 52 phút trong ngày Giáng Sinh để xem trực tuyến bộ phim hài gây tranh cãi đã khiến Bắc Triều Tiên giận dữ và có thể bị nước này coi là nhằm mục đích lật đổ chế độ.
Bề
ngoài, "The Interview" (Cuộc phỏng vấn), là một bộ phim của hãng Sony
Pictures về hai nhà báo được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyển mộ để
ám sát Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, có thể coi là một phim hài nhố
nhăng với lời lẽ thô tục mà thanh niên mới lớn thích xem.
Hãng
tin AFP mô tả phim này là sự pha trộn của một loại "phim James Bond chọc
cười dễ dãi và phim "The Hangover," nói về nhóm đàn ông trẻ tuổi uống
rượu say khướt đến độ không còn nhớ gì về những sự kiện xảy ra sau đó.
Tuy
nhiên, việc Bình Nhưỡng lên tiếng phản đối trước khi bộ phim phát hành và những
cuộc tấn công mạng tiếp sau đó nhắm vào Sony Pictures, mà Cục Điều tra Liên
bang Hoa Kỳ quy trách cho những tin tặc của Bắc Triều Tiên, đã đẩy bộ phim hạng
B này lên hàng tít của truyền thông và khiến những nhà phê bình săm soi kỹ vì
những hệ quả địa chính trị của nó.
Cốt
truyện của bộ phim là, một người dẫn chương trình trò chuyện trên TV ở Mỹ tên
Dave Skylark (do James Franco thủ vai) và nhà sản xuất của anh, Aaron Rapoport
(Seth Rogan), có được một cuộc phỏng vấn đầu tiên từ trước tới nay với Kim Jong
Un (Randall Park), "nhà lãnh đạo cô lập nhất trên hành tinh này."
CIA
can thiệp, thuyết phục bộ đôi này ám sát Kim bằng một dải băng dán da tẩm chất
độc ricin chậm phát tác để giải thoát "quốc gia nguy hiểm và khó lường nhất
trên Trái đất" khỏi lãnh tụ tối cao của mình.
Một phim hài châm biếm điển hình
Như
những phim hài châm biếm điển hình của Hollywood, mọi thứ diễn ra không hề suôn
sẻ trước khi hai người Mỹ, hợp sức với một nữ sĩ quan Quân đội Nhân dân Triều
Tiên (KPA) phản bội lãnh tụ của mình, bắn hạ máy bay trực thăng của Kim khi nhà
độc tài chuẩn bị phóng phi đạn hạt nhân.
Lời
thoại nhắc tới những trại tập trung, nạn đói và những đội xử bắn. Hai nhân vật
chính tranh luận với nhau về việc ám sát Kim liệu có thay đổi được gì hay
không. Điều được khẳng định là người dân Bắc Triều Tiên "phải thấy ông ta
không phải là thần thánh."
Cuộc
phỏng vấn trong phim, được phát sóng trực tiếp khắp thế giới (trong đó có cả
người dân Bắc Triều Tiên – một điều không thể hình dung nổi trong đời thực) bắt
đầu với những câu hỏi nhẹ nhàng, kiểu như "vào lúc căng thẳng cao độ ông
có hát karaoke không?"
Cuối
cùng, Skylark lấy hết can đảm để đặt một câu hỏi chính xác cho nhà lãnh đạo mà
bất kỳ nhà báo thực thụ nào có cơ hội trong đời thực cũng sẽ hỏi. Kể từ đó cuộc
phỏng vấn trực tiếp đột nhiên trở nên u ám và cuối cùng là đầy bạo lực, dẫn tới
việc "một phe nhỏ trong giới lãnh đạo hiện thời muốn thay đổi" ra
tay, phát động cuộc nội chiến.
Kết
thúc có hậu của bộ phim là người dân nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
chuẩn bị cho cuộc bầu cử thực sự đầu tiên của mình.
Tổng
thống Mỹ Barack Obama, không cho biết đã xem bộ phim hay chưa, nói với các nhà
báo hôm thứ Tư trong kỳ nghỉ lễ ở Hawaii rằng ông "mừng vì phim được phát
hành." Có lẽ chỉ có một số ít ỏi những người xem phim trực tuyến là người
Bắc Triều Tiên. Truy cập vào Internet cực kỳ bị hạn chế ở đất nước ẩn dật này
và không biết có mấy người có được thẻ tín dụng để truy cập xem video theo nhu
cầu.
Họ sẽ không thích thú
Hầu
hết những người Bắc Triều Tiên (ngoại trừ những người đã đào thoát) mà thông
tín viên này đã trò chuyện ở Bình Nhưỡng và ở những nơi khác dường như thực sự
tin những gì họ đọc ở truyền thông nước họ: rằng Mỹ và các đồng minh đang tìm
kiếm mọi cơ hội để làm suy yếu hệ thống xã hội chủ nghĩa của đất nước họ và
ngăn chặn những nỗ lực của nước họ tiến lên phía trước, về mặt quân sự và vật
chất.
Tóm
lại, họ sẽ không thích thú.
Có
phần chắc họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm trầm trọng và hết sức phẫn nộ, cũng như vô
cùng rối trí. Nhưng liệu bộ phim này có thể gieo mầm hoài nghi và có tác dụng
như một chất xúc tác làm suy yếu chế độ?
Người
dân Bắc Triều Tiên sống trong một xã hội toàn trị với một thế hệ lãnh đạo
chuyên quyền đời thứ ba, và bất kỳ sự bất kính hoặc thậm chí chế giễu triều đại
họ Kim có thể gánh chịu những hậu quả thảm khốc.
Trong
hệ thống giáo dục và truyền thông do nhà nước kiểm soát, người dân Bắc Triều
Tiên không có bối cảnh văn hóa để hiểu được bộ phim hài châm biếm của James
Franco-Seth Rogan, một bộ phim đi xa hơn việc chỉ đem lãnh đạo của họ ra để
châm chọc. Bắc Triều Tiên đã tuyên bố phát hành "The Interview" sẽ là
một "hành vi chiến tranh" và dọa đưa ra những biện pháp đối phó
"kiên quyết và không thương tiếc."
Giáo
sư Đại học Kookmin Andrei Lankov, người trước đây từng sống ở Bình Nhưỡng, viết
trong bài báo đăng trên tờ Wall Street Journal trong tuần này, giải thích rằng
"những thành viên gia đình Kim như là những vị thánh sống ở đất nước họ,
vì vậy bộ phim là một hành vi báng bổ. Nếu hành vi đó không bị trừng trị thì họ
có thể lý luận rằng nó đặt ra một tiền lệ nguy hiểm."
Tuy
nhiên đã có tiền lệ được đặt ra.
Một
thập niên trước, Hollywood chế giễu lãnh tụ Bắc Triều Tiên khi đó là Kim Jong
Il trong phim "Team America: World Police." Nhưng trong phim châm biếm
này, trong đó 270 nhân vật là những con rối, Kim Jong Il qua mặt kẻ thù không
may của mình, Hans Blix, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
Vào
thời điểm đó, Bình Nhưỡng không có phi đạn, vũ khí hạt nhân và không gian mạng
khiến những đe dọa của họ có sức nặng. Lần này, Bắc Triều Tiên "có khả
năng tìm kiếm thậm chí những phương cách mang tính phá hoại lớn hơn để tấn
công, kể cả thông qua việc phát triển hạt nhân và phi đạn đang diễn tiến,"
theo dự đoán của ông Scott Snyder, giám đốc Chính sách Mỹ-Triều Tiên tại Hội đồng
Quan hệ Đối ngoại.
Không hiểu biết gì về chính phủ Mỹ
Những
quan chức Bắc Triều Tiên mà thông tín viên này đã gặp gỡ vào những dịp riêng biệt
ở Bình Nhưỡng và Tokyo cho thấy họ không HIỂU biết gì về sự phức tạp của hệ thống
chính quyền của Mỹ, với ba nhánh quyền lực kiểm tra và cân bằng và Hiến pháp bảo
đảm những quyền như tự do ngôn luận.
Ở
Bắc Triều Tiên, tất cả mọi thành viên của giới truyền thông truyền tải lời của
nhà nước. Họ cho rằng ở Mỹ cũng giống hệt như vậy. Do đó, nhiều người Bắc Triều
Tiên coi việc sản xuất và phân phối phim "The Interview" là một sản
phẩm của chính phủ Mỹ, bất kể suy nghĩ này rõ ràng là nực cười đối với hầu hết
phần còn lại của thế giới.
Kim
Jong Un, được biết là có thể tiếp cận được truyền thông phương Tây, trong đó có
phim ảnh Hollywood, sẽ nghĩ về mình bị xây dựng hình ảnh là một thằng hề sướt
mướt, có những vấn đề với người cha, và quyết muốn khơi mào chiến tranh hạt
nhân?
Cựu
cầu thủ bóng rổ NBA Dennis Rodman là người Mỹ có tiếng nhất từng gặp ông Kim và
có lẽ là người ngoài cuộc có cái nhìn sâu sát nhất. Rodman, từng gọi ông Kim là
"bạn thân nhất," gần đây tỏ ra dịu giọng bất thường về phim "The
Interview", trong tuần này nói rằng ông ta không có ý kiến gì vì "đó
chỉ là một bộ phim."
Kể
từ khi nền điện ảnh chào đời, phim đã cho thấy sức mạnh của mình hơn là một
hình thức giải trí.
Hollywood
được mô tả như là một công cụ quyền lực mềm của Mỹ, truyền bá văn hóa, những
giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của Mỹ
"The
Interview" mang tính tự ý thức nhiều hơn so với khi ta mới xem thoáng qua.
Các nhân vật trong phim nhận định rằng họ có thể châm ngòi cho một cuộc cách mạng
ở Bắc Triều Tiên với "không gì nhiều hơn vài máy quay phim và một câu hỏi."
Một
câu hỏi khác mà bộ phim hỏi và trả lời trong cảnh quay khác là: "Thứ gì có
tính hủy diệt hơn một quả bom hạt nhân? Lời nói."
Tin
liên hệ
--------------------------
Mai Vân - RFI
Đăng
ngày 26-12-2014 Sửa đổi ngày 26-12-2014 15:14
Vụ
tin tặc tấn công vào hệ thống máy tính của Sony Pictures là một trong những vụ
tin tặc lớn nhất mà một công ty ở Hoa Kỳ phải chịu đựng. Vụ này đã dẫn đến việc
công bố trên internet dữ liệu bí mật của 47.000 nhân viên của hãng phim, trong
đó có nhiều nhân vật nổi tiếng. Washington đã cáo buộc Bình Nhưỡng, Bắc Triều
Tiên đã phủ nhận và đề xuất một cuộc điều tra chung.
Diễn
biến mới nhất này có khả năng làm quan hệ giữa hai nước căng thẳng thêm lên
không ? François Durpaire, giảng sư tại Đại học Cergy-Pontoise đã trả lời phỏng
vấn của phóng viên Ban Pháp ngữ RFI Alexandra Cagnard, ngày 22/12/2014.
RFI : Barack Obama hứa
sẽ trả đũa mà không rõ là như thế nào. Ông cũng cho biết đã xác định trở lại sự
kiện này thành hành vi "phá hoại trên mạng", thay vì "hành động
chiến tranh". Phải chăng đó là một cách để giới hạn thiệt hại ?
François
Durpaire
: Barack Obama không muốn vạch ra một đường màu đỏ trên cát, (tức là ra vẻ hùng
hổ rồi sau đó không làm gì). Đó là điều mà người ta đã trách ông sau vụ vũ khí
hóa học do Bashar al-Assad sử dụng.
Do
đó, ông đã có những lời lẽ rất cứng rắn, nhưng cùng một lúc lại tự nhủ "mình
có thể làm được gì một quốc gia sống hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài
?". Điều đó có nghĩa là không có quyết định nào giống như những trừng
phạt mà người ta đã dùng đối với Nga hay Iran có thể có tác dụng đối với Bắc
Triều Tiên. Ngay cả một cuộc phản công về mặt công nghệ chống lại một đất nước
đang bị cô lập về công nghệ sẽ không đạt hiệu quả.
Câu
hỏi đặt ra là phải phản ứng thế nào ? Và xung quanh ông Barack Obama, nhiều người
đã phải gãi đầu và tự nhủ rằng đây là một vấn đề có khả năng rất phức tạp. Có lẽ
Mỹ phải nhờ đến Trung Quốc, nhưng điều đó rất phức tạp.
Tình
cảnh lúc này chưa phải là một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nhưng cũng gần là
như thế. Cứ thử nghĩ xem : Dù sao thì hãng Sony Pictures cũng từng quyết định
không tung bộ phim "Cuộc phỏng vấn chết người" ra chiếu ngoài
rạp, và đó là một hình thức tự kiểm duyệt, điều chưa từng thấy trong lịch sử
văn hóa của năm mươi năm nay !
RFI
: Sự
việc phải chăng cũng có một sắc thái hơi điên rồ vì tất cả các rắc rối như đều
xuất phát từ bộ phim "Cuộc phỏng vấn giết người", vốn chỉ là một tác
phẩm hư cấu ?
François
Durpaire
: Các dữ liệu của Sony Pictures hiện đang nằm trong tay của nhóm tự nhận là
"Người bảo vệ hòa bình", nhưng mọi người đều biết rằng kẻ đứng
phía sau là Bắc Triều Tiên. Điều đó có nghĩa là Sony thừa biết rằng có những bức
thư riêng nhân viên của họ không nên bị tiết lộ công khai.
Người
ta chẳng hạn đã nói đến một số thư mang nội dung phân biệt chủng tộc. Vì danh
tiếng của mình, Sony không thể để cho các bức thư trên được công bố. Kịch bản của
bộ phim James Bond sắp tới ở trong tay của Bắc Triều Tiên quả là một cái gì đó
hi hữu.
Một
số chuyên gia chống khủng bố tại Hoa Kỳ cho vụ tin tặc tấn công Sony này còn tệ
hại hơn cả Daesh - tức là tổ chức Nhà nước Hồi giáo - bởi vì có một sự bất đối
xứng lực lượng thiên về phía Bình Nhưỡng. Mọi người đều biết là Bắc Triều Tiên
có một đạo quân tin tặc gồm khoảng 1200 người, để chống lại Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Lực lượng này đông hơn nhiều so với phía Mỹ.
Giả
dụ rằng RFI nói xấu Bắc Triều Tiên trong vòng một tuần lễ, hệ quả sẽ là quý vị
sẽ mất hẳn trang web ! Dĩ nhiên là không có chuyện các nhà báo bị bắt cóc,
nhưng tất cả các thư từ điện tử nội bộ có thể bị một thế lực nước ngoài kiểm
soát, họ sẽ cố gắng hủy diệt danh tiếng của bạn. Chúng ta không hẳn là đang sống
trong một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, nhưng đó là những gì đang xảy ra với
hãng Sony Pictures tại Mỹ.
RFI
: Thế
nhưng dường như ông Obama đang cố gắng để "giảm nhẹ tầm mức nghiêm trọng"
của các sự kiện ?
François
Durpaire
: Thì đó là những gì tôi đã nói lúc đầu. Ông ấy biết rằng thực tế rất nghiêm trọng
nhưng đồng thời cũng hiểu rằng cái khó đối với ông nằm ở chỗ : Đây không phải
là một cuộc tấn công vào nước Mỹ, mà là vào một công ty tư nhân. Mà quan hệ giữa
tư nhân và Nhà nước rõ ràng là một cái gì đó khá đặc biệt.
Nhưng
mặt khác, ông Obama không thể cho thấy là ông lùi bước, ông đã tỏ ra rất kiên
quyết để sau này không ai có thể nói rằng rốt cuộc điều gì đã xẩy ra ? Hành động
phản công như thế nào ? Nước Mỹ đã làm gì để đáp trả ? Và đấy cũng là những gì
chúng ta đang muốn biết.
Tuy
nhiên, có vấn đề trước mắt và lâu dài. Trước mắt, coi như không làm được gì nhiều,
nhưng về lâu về dài, thì phải xác định trở lại các mối đe dọa, coi xem đe dọa đến
từ các cuộc tấn công mạng trong tương lai là gì, phải chăng các cuộc chiến
trong tương lai sẽ là chiến tranh trên không gian mạng ?
RFI
: Biện
pháp trừng phạt kinh tế có rất ít ảnh hưởng đến Bình Nhưỡng. Có ý kiến cho rằng
phải đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách các nước khủng bố. Điều đó có nghĩa
lý gì không ?
François
Durpaire
: Điều đó sẽ ghi thêm tên của Bắc Triều Tiên vào một danh sách, nhưng vấn đề là
hệ quả cụ thể đối với người Triều Tiên sẽ ra sao ? Tại đấy, người dân đang phải
sống trong tình trạng nghèo khó. Họ không thể nghèo hơn được nữa vì đã nghèo
khó cùng cực rồi. Vậy thì các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Bắc Triều
Tiên sẽ là gì ? Một lần nữa điều đó cho thấy sự bất lực của chính phủ Mỹ trong
việc xử lý hồ sơ này.
RFI
: Một
phản ứng quân sự có nằm trong khả năng hay không, hay đó chỉ là một điều hoàn
toàn không tưởng ?
François
Durpaire
: Không, đó là một điều không tưởng. Bắc Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân.
Lẽ dĩ nhiên Mỹ đã tính đến khả năng tấn công tin học vào các cơ sở hạt nhân của
Bắc Triều Tiên. Nhưng việc đó, có thể lôi kéo thế giới vào vòng nguy hiểm và
Barack Obama không muốn leo thang như thế.
RFI
: Ông
có đề cập đến việc Washington đã kêu gọi Bắc Kinh giúp đỡ trong hồ sơ này. Đây
quả là một điều khó hiểu vì lẽ chính Bắc Kinh đã từng phát động cuộc tấn công
tin học vào Washington ?
François
Durpaire
: Vâng, đúng thế. Đây chính là giới hạn trong hợp tác Mỹ-Trung trên vấn đề này.
Điều gì sẽ được ưu tiên ? Liệu Trung Quốc lần này sẽ thấy là nên chấp nhận hợp
tác với Hoa Kỳ để chống lại chế độ của Bắc Triều Tiên.
Mọi
người đều rõ là một phần các cuộc tấn công tin học vào Sony được thực hiện từ
lãnh thổ Trung Quốc. Còn cuộc tấn công mà chúng ta đang nói đến thì xuất phát từ
một khách sạn sang trọng ở Thái Lan.
Hiển
nhiên, hành vi khiêu khích tột cùng của Bắc Triều Tiên là đề nghị Mỹ cùng hợp
tác điều tra. Đó chẳng khác gì hành động của một kẻ sát nhân đề nghị với cảnh
sát để cùng điều tra về những gì đã xảy ra !
Khiêu
khích của Bắc Triều Tiên là một khiêu khích kép : Đồng thời với đề nghị hợp tác
họ lại nói : "Chúng tôi sẽ hợp tác với quý vị, nhưng chúng tôi sẽ không
làm như quý vị là sử dụng tra tấn".
Và
trước hành vi khiêu khích đó, người Mỹ có vẻ như bất lực.
No comments:
Post a Comment