Nguyễn
Quang Duy
Posted by nguyenlieu01 on
December 22, 2014
Chung mục đích mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam,
nhưng 40 năm qua các cá nhân, các tổ chức chính trị ở hải ngọai vẫn sinh họat một
cách rời rạc thiếu liên kết và người Việt nói chung không mấy quan tâm đến các
sinh họat đấu tranh.
Câu hỏi được liên tục đặt ra: Tại sao người Việt hải
ngọai lại chia rẽ? Có nhiều lý do, nhưng chính yếu hải ngọai là một môi trường
sinh họat tự do và đa nguyên với nhiều cá nhân, nhiều tổ chức hướng đến các giải
pháp cho Việt Nam một cách khác biệt.
Khuynh hướng đấu tranh bất bạo động
Sử dụng bất bạo động như một phương tiện để từng bước
xói mòn khả năng kiểm soát của nhà cầm quyền Hà Nội. Bốn phương cách chính của
đấu tranh bất bạo động bao gồm:
· Thứ nhất, sử dụng
các phương tiện truyền thông mang thông tin đến với người dân;
· Vận động tự do
ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, thực hiện quyền con người;
· Tiến đến việc
xây dựng các nhóm sinh họat dân chủ, xây dựng thế liên kết, phân công và phối hợp
hành động; và
· Cuối cùng là vận
động người dân tạo sức ép lên chế độ buộc họ phải chấp nhận thay đổi hoặc sẽ bị
đào thải để thay bằng một chính phủ dân chủ do chính người dân bầu lên.
Bước chuyển biến quan trọng nhất là năm 1996, Khối
8406 đã chuyển Phong Trào Dân Chủ từ đấu tranh bí mật sang thế đấu tranh công
khai.
Cùng lúc một Phong Trào Yêu Nước bảo vệ biên giới biển
đảo công khai họat động. Cao điểm là giữa năm 2011 đã diễn ra nhiều cuộc biểu
tình tại Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố khác.
Từ đó hình thành một số các Tổ Chức Dân Sự như hiện
nay.
Mặc dù số người công khai đấu tranh đã và đang gia
tăng nhưng để có thực lực nhằm chuyển đổi thể chế độ cộng sản sang dân chủ rõ
ràng phải cần nhiều năm nữa.
Cần thời gian nên nếu tính đến cái giá mà người dân
và người đấu tranh trong nước đang tiếp tục phải gánh chịu, cái giá của đất nước
đang càng ngày càng lụn bại và cái giá của ảnh hưởng của ngoại bang càng ngày
càng gia tăng.
Thì đấu tranh bất bạo động không chắc là giải pháp
ít thiệt hại nhất cho đất nước.
Lại nữa, bất bạo động không chắc đã khả thi tại Việt
Nam vì nó cần một số điều kiện mà Việt Nam sau nhiều năm vẫn chưa có.
Điều
kiện đòi hỏi nhất là các tổ chức chính trị phải ra mặt công khai đấu tranh thay
vì vẫn họat động trong vòng bí mật. Có họat động công khai các tổ chức chính trị
mới có dân và dân là yếu tố quyết định sự chuyển đổi thể chế.
Bài học từ cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong
cho thấy cộng sản không bao giờ nhượng bộ, ngay cả khi có hằng trăm ngàn người
xuống đường biểu tình một cách ôn hòa bất bạo động.
Khuynh hướng cách mạng
Những người tin vào giải pháp này cũng sử dụng các
phương tiện truyền thông tân tiến mang thông tin đến cho đại chúng, xây dựng cơ
sở quốc nội, sách động người dân, nhất là thanh thiếu niên, đứng lên để lật đổ
cộng sản.
Vì chủ trương cách mạng các tổ chức theo khuynh hướng
này vẫn tiếp tục họat động bí mật tại quốc nội, nên khó có thể đánh giá một
cách khách quan.
Khuynh hướng thay đổi từ bên trong và bên trên đảng Cộng sản.
Nhiều người, bao gồm những người ngọai quốc quan tâm
đến tình hình Việt Nam, tin vào những thay đổi từ bên trong đảng Cộng sản.
Họ cổ vũ hay ngầm ngấm ủng hộ những thay đổi nhỏ,
làm tiền đề căn bản cho những thay đổi xa hơn và lớn hơn. Nhưng đến nay vẫn
chưa có được những chuyển đổi rõ rệt.
Khuynh hướng dựa vào Hoa Kỳ
Xuất phát từ thực tế chính trị Việt Nam và tin vào sự
thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ nhiều người đứng ra vận động thành lập chính phủ
lưu vong.
Việc làm của họ hòan tòan phù hợp với luật pháp của
Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế Hoa Kỳ luôn đặt quyền lợi của Hoa Kỳ với Cộng sản Việt
Nam cao hơn, nên chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ chính thức công nhận hay ủng hộ
các nỗ lực nói trên.
Khuynh hướng bảo vệ xây dựng hải ngọai và yểm trợ quốc nội
Đây có lẽ là khuynh hướng được nhiều người hải ngọai
ủng hộ nhất. Những người theo khuynh hướng này thường gắn bó với các sinh họat
cộng đồng, vừa bảo vệ, vừa xây dựng cộng đồng, vừa dựa vào sức mạnh cộng đồng vận
động yểm trợ quốc nội và quốc tế vận.
Cộng Đồng
Ở hầu hết các địa phương Cộng đồng là tiếng nói
chung hay tiếng nói của đa số người Việt. Tại Úc, Cộng đồng Liên Bang là một cơ
cấu điều hợp các Cộng đồng Tiểu Bang mang tiếng nói chung đến chính giới Úc.
Được biết hiện Luật sư Võ Trí Dũng chủ tịch Cộng đồng
Người Việt Tự Do Úc châu đang ở Hoa Kỳ vận động liên kết giữa các Cộng Đồng Bắc
Mỹ và Úc châu để có thể có một tiếng nói chung cho người Việt hải ngọai.
Điều cần nêu ra là các Ban Chấp Hành Cộng Đồng thường
thay đổi theo nhiệm kỳ và có nhiều công việc khác ưu tiên hơn. Vai trò của Cộng
Đồng cũng khác với vai trò của các tổ chức đấu tranh. Bởi thế các việc vận động
nhân quyền hay vận động yểm trợ quốc nội thường do các tổ chức đảm trách.
Quốc Tế Vận
Một trong những nỗ lực chính yếu của người Việt hải
ngọai là cất tiếng nói cho chính họ hay mang tiếng nói của những người quốc nội
đến chính giới và dân chúng địa phương.
Từ những khuynh hướng khác nhau phát sinh nhiều sinh
họat quốc tế vận khác nhau:
· Để mọi người
biết đến hay để vận động địa phương chính thức công nhận lá cờ, nhiều người sử
dụng lá cờ vàng trong mọi sinh họat tại địa phương;
· Vận động địa
phương để cấm các sinh họat của nhà cầm quyền cộng sản tại địa phương;
· Quảng bá những
sự thật như nỗ lực “Hành trình đến Tự do” của Thượng Nghị Sỹ Ngô Thanh Hải tại
Canada;
· Các cuộc biểu
tình tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam;
· Sử dụng các
phương tiện báo chí, truyền thông hay qua những trao đổi cá nhân, cũng đóng góp
vận động người ngọai quốc hỗ trợ cho một Việt Nam tự do.
Việc vận động nhân quyền cũng đã được liên tục thực
hiện, nhưng cũng có nhiều phương cách và mục đích vận động khác nhau:
· Chỉ tập trung
vận động cho thành viên trong tổ chức hay một số Tù nhân Lương Tâm;
· Tố cáo những
hành động vi phạm nhân quyền để các tổ chức quốc tế hay chính giới ngọai quốc nắm
được tình hình chung;
· Ảnh hưởng đến
chính sách các quốc gia sở tại. Như các cuộc điều trần, các nỗ lực gắn liền
nhân quyền với viện trợ nhân đạo hay ra những đạo luật buộc cộng sản phải cải
thiện nhân quyền mới được gia nhập TPP;
· Cả ba mục đích
trên được phối hợp một cách nhịp nhàng.
Quốc tế vận càng ngày càng trở nên quan trọng và hải
ngọai có thể dùng sức mạnh của lá phiếu để thực hiện một số công việc nhất định.
Nhưng mang lại tự do dân chủ vẫn phải được quyết định từ những họat động quốc nội.
Khách quan nhận xét khi thực hiện các công tác quốc
tế vận các cá nhân hay các tổ chức hải ngọai thường tương nhượng hay liên kết
làm việc.
Gần đây một số các sinh họat quốc tế vận cũng đã được
các anh chị quốc nội đứng ra đảm trách. Đây là một bước tiến quan trọng của
Phong trào dân chủ Việt Nam.
Nguyên nhân gây ra chia rẽ
Tình hình Việt Nam và tình hình thế giới khó cho
chúng ta thấy trước chuyện gì sẽ xảy ra và xảy ra ở lúc nào. Vì thế không thể
mang lý thuyết ra để tranh luận đúng sai.
Trong sinh họat các tổ chức có quy mô nhỏ thường sinh
họat cần sự đồng thuận hơn, ngược lại các tổ chức có quy mô lớn thường có sự chỉ
đạo từ trên xuống dưới.
Đó là chưa kể đến những người không sinh họat với bất
cứ tổ chức nào, nhưng cũng quan tâm đến tình hình Việt Nam và muốn đóng góp
thay đổi thời cuộc theo suy nghĩ của cá nhân.
Thực trạng nêu trên tạo các va chạm từ khuynh hướng
đến phương cách thực hiện công việc. Điều đáng tiếc một số người thay vì hướng
đến mục đích chung lại mở mặt trận “ai thắng ai” ngay tại hải ngọai, đấu tranh
với những người theo khuynh hướng khác.
Ở một mức độ sự cạnh tranh và việc tranh luận là điều
cần thiết, nhưng khi đã vượt quá làn ranh và thiếu người hòa giải, lại tạo ra bất
hòa không thể giải quyết.
Nhưng im lặng, thiếu giải thích và thiếu thực tế chứng
minh cũng không phải là một giải pháp khôn ngoan.
Đương nhiên, nhà cầm quyền cộng sản cũng không thể để
các cộng đồng hay tổ chức sinh họat một cách bất lợi cho họ.
Về mặt chìm khó có thể biết được chính xác sự can
thiệp, nhưng về mặt nổi như văn nghệ, dạy tiếng Việt, truyền thông sách báo
tuyên truyền… thì Nghị quyết 36 là một bằng chứng đảng Cộng sản đã trực tiếp
tài trợ (bao cấp) cho một số các sinh họat nói trên.
Điều đáng tiếc có người đã lợi dụng lý do để gán cho
người khác là Việt cộng hay Việt gian gây thêm nghi ngờ và chia rẽ trong các
sinh họat hải ngọai.
Nhiều người đâm ra chán nản và số người sinh họat
chính trị hay sinh họat cộng đồng vốn đã ít nay lại ít hơn.
Người dân hải ngọai xuất phát từ nhiều thành phần
khác nhau và vốn đã e dè với các sinh họat. Nay không thấy kết quả cụ thể, chỉ
thấy những mặt trái của sinh họat, nên càng trở nên e dè với các sinh họat đấu
tranh.
Liên kết trong ngòai
Ở hải ngọai làm việc với nhau đã khó việc liên kết với
trong nước lại càng khó hơn. Khách quan nhìn nhận, mặc dù mới phát triển các
sinh họat quốc nội đã làm được một số điều mà chính các tổ chức hải ngọai cần học
hỏi:
· các nhóm đã
liên kết làm việc chung;
· một số nhóm đã
sử dụng Facebook như một phương tiện công khai tài chánh;
· Trong buổi họp
cuối năm 2014 tại Dòng Chúa Cứu Thế đại diện các tổ chức Dân Sự đã trình bày
các ưu khuyết điểm của họ trong năm 2014 và định hình hoạt động cho năm 2015.
Những việc làm như vậy sẽ giúp các thành viên hiểu
rõ được thực lực và định rõ được hướng đi, cũng như giúp các tổ chức xây dựng
uy tín. Sự thực và minh bạch sẽ giúp xây dựng các giá trị lâu dài.
Kết
Mặc dầu 40 năm nhà cầm quyền cộng sản đã đưa ra nhiều
sách lược nhằm kiểm sóat, cộng đồng hải ngọai vẫn là một cộng đồng tự do. Nhưng
nỗ lực yểm trợ người dân trong nước đấu tranh mang lại tự do cho Việt Nam thì vẫn
còn bị giới hạn rất nhiều.
Cuối năm cũng là lúc để mỗi người chúng ta, mỗi tổ
chức tự xét xem làm thế nào để giảm bớt chia rẽ trong sinh họat chính trị hải
ngọai, gầy dựng lại niềm tin của người dân và gắn bó hơn với cuộc đấu tranh
chung.
Nguyễn
Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
22/12/2014
--------------------------
Giáo
Sư Nguyễn Xuân Vinh
September 7, 2013 11:05 AM
No comments:
Post a Comment