Các
bị cáo tại tòa án Giang Tây
Tòa
án tại tỉnh Giang Tây của Trung Quốc ngày 10/8 đã tuyên phạt tổng cộng 12 người
trong đường dây mua bán thận của 23 nạn nhân, trục lợi bất chính hơn 1,5 triệu
nhân dân tệ (250.000 USD) trong 2 năm 2011 và 2012, trong đó có không ít bác sỹ,
nhân viên y tế.
Theo
cáo trạng của tòa án quận Thanh Sơn Hồ, Trung Quốc, tổng cộng đã có 40 người bị
bắt do tham gia vào đường dây mua bán thận. Băng nhóm này bị tuyên án từ 2
đến 9,5 năm tù giam sau hơn một năm bị bắt từ năm 2012.
Hàng
chục quả thận người được đóng trong thùng cấp đông và dán nhãn hàng hải sản gửi
bằng đường hàng không từ thành phố Nam Xương (tỉnh Giang Tây) đến Quảng Châu (tỉnh
Quảng Đông) để bán cho những bệnh nhân đang cần cấy ghép với giá mỗi quả thận từ
22.000 – 25.000 nhân dân tệ (3500 – 4000 USD).
Tuy
nhiên, chuyến hàng cuối năm 2012 đã không trót lọt khi hải quan sân bay Quảng
Châu phát hiện những kiện hàng đáng ngờ và chặn lại kiểm tra. Mạc Vĩnh Thanh,
người trực tiếp gửi những thùng thận, và băng nhóm của y lần lượt bị đưa ra ánh
sáng, trong đó trùm băng nhóm là Trần Phùng, chủ tịch Công ty thương mại Mãnh Gia
Địa Quảng Châu.
Thủ đoạn thu hút người hiến thận
Thủ
đoạn của băng nhóm Trần Phùng là đăng quảng cáo tìm người bán thận hoặc cho thận
trên Internet với những lời rao sẽ kiếm được nhiều tiền một cách dễ dàng mà
không phải chịu đau đớn hay lao động cực nhọc. Lời rao này đã thu hút khoảng 40
thanh niên trong độ tuổi 20-30 đến hang ổ của đường dây ở Nam Xương.
Sau
khi chấp nhận vụ giao thương, người bán được đưa đi nghỉ dưỡng ở những khách sạn
nhỏ ở Nam Xương nhằm tránh tai mắt công an. Thời gian nuôi dưỡng mỗi “con mồi”
để cắt thận là khoảng 5 tháng. Theo báo Tân Kinh, đã có 23 người bị lấy
thận và chỉ được trả 22.000-25.000 NDT (3.573-4.061 USD).
Các nạn nhân bị nuôi như thú vật
Theo
lời kể của nạn nhân, Uông Hổ, một thanh niên 21 tuổi, người quyết định bán thận
chỉ vì muốn chứng tỏ với gia đình rằng mình cũng biết làm ra tiền. Sau khi nhận
được tin nhắn qua mạng rằng có thể được trả tới 25.000 nhân dân tệ, Uông đã quyết
định tới thành phố Nam Xương vào tháng 10/2011.
Tại
đây, Uông được những người trong đường dây trên đưa vào một phòng trọ chật chội,
ẩm thấp và bị canh gác trong điều kiện không thể bỏ đi. Thật ra, chính những
người canh gác này sau này được xác định cũng là một người từng bán thận.
Nhớ
lại quãng thời gian kinh hoàng, Uông khẳng định tất cả những gì mình làm là ăn
và ngủ “như thể là một con quái vật cho đường dây mua bán thận”.
Sau
20 ngày bị giam giữ ở đó, Uông bị bịt mắt và đưa tới một bệnh viện để làm xét
nghiệm. Tuy nhiên do không phù hợp với người tiếp nhận đang chờ mua thận, Uông
lại phải về căn phòng ẩm thấp, nhếch nhác nằm chờ. Một tuần sau, cuối cùng cũng
có người tiếp nhận phù hợp.
Lần
này, Uông bị băng nhóm ép phải ký vào một hợp đồng, trong đó có điều khoản miễn
trừ mọi trách nhiệm cho băng nhóm mua bán thận: “Tôi đồng ý tự nguyện hiến tặng
một quả thận, và chấp nhận mọi hậu quả từ quyết định này, và không một ai khác
phải chịu trách nhiệm”.
Mặc
dù có chữ ký của Uông, nhưng các luật sư cho biết tài liệu
này không có giá trị do việc mua bán nội tạng người là hành vi phi pháp tại
Trung Quốc, nơi luật pháp quy định việc hiến tặng chỉ hợp pháp giữa vợ chồng, bố
mẹ với con cái, hoặc những họ hàng trong phạm vi 3 đời.
Ngoài
ra, một nạn nhân khác là Trịnh Tây Bình, một thanh niên khỏe mạnh ở tỉnh Hồ Nam
đến Quảng Châu kiếm sống. Trong thời gian ở đây, Trịnh đã theo lời quảng cáo
trên mạng tìm cách bán một phần cơ thể kiếm tiền nhằm trả nợ bài bạc. Đường dây
mua bán thận đã tổ chức đưa Trịnh từ Quảng Châu đến Nam Xương vào tháng 11/2011
và trả cho Trịnh 22.000 NDT.
Bác sĩ tiếp tay đường dây
Điều
đáng chú ý nhất là các bác sĩ tiếp tay Băng nhóm này đã trả cho bệnh viện Hoa
Trung Nam Xương 35.000 NDT trong mỗi lần thuê phòng phẫu thuật lấy thận. Khi bị
bắt, trùm Trần Phùng khai với cảnh sát rằng ông ta biết nhiều bác sĩ ở Quảng
Châu có liên quan đến các phi vụ mua bán thận.
Năm
2011, Trần bắt đầu tìm những người hiến thận sau khi bác sĩ Chu Vân Tùng ở bệnh
viện quân khu Quảng Châu tiết lộ đang khan hiếm nguồn thận để cấy ghép. Trần
Phùng liên hệ với Tác Hán Đông, người chuyên mua thận từ những bệnh nhân đã chết
não ở một bệnh viện của tỉnh Giang Tây.
Ngay
sau đó, Trần và Tác đã lập đường dây chuyên mua bán thận của người sống. Khi có
nhiều người muốn bán thận, Trần cắt cử Mạc Vĩnh Thanh đi thu gom và gửi dưới vỏ
bọc “hàng hải sản” cho bác sĩ Chu.
Bác
sĩ này trả cho Trần 120.000 NDT mỗi quả thận. Trần lấy 10.000 NDT và phần còn lại
chia đều cho các thành viên của băng nhóm. Đường dây này còn có bác sĩ Tưởng
Chính Lâm của bệnh viện Hoa Trung, người chuyên cắt thận của những thanh niên
do đường dây của Trần đưa đến. Mỗi ca Tưởng nhận 10.000 NDT. Các y tá phụ việc
được bác sĩ thuê từ những bệnh viện trong vùng với tiền công khoảng 4.000 NDT
cho mỗi ca.
Thực
tế, trên thế giới có rất nhiều đường dây mua bán nội tạng người khác. Theo thống
kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 70.000 quả thận
được ghép cho các bệnh nhân trên toàn cầu, trong đó có khoảng 15.000 quả thận
có nguồn gốc từ nguồn mua bán nội tạng bất hợp pháp.
Nguồn:
tổng hợp từ các báo
-------------------------
No comments:
Post a Comment