Evan A. Feigenbaum, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Hoa Kỳ)
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM - Tài liệu tham khảo đặc biệt - Thứ tư, ngày 8/2/2012
TTXVN (Niu Yoóc 2/2)
Posted by basamnews on 09/02/2012
Ngày 2/2, mạng tin của “Hội đồng Quan hệ Đối ngoại” (Mỹ) công bố bài viết “Triển vọng châu Á năm 2012″ của nhà phân tích Evan A. Feigenbaum, trong đó cho biết năm 2011 thế giới chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của châu Á khi khu vực này thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu phục hồi. Nhưng khó khăn của khu vực trong năm 2012 sẽ nhiều hơn khi cuộc cạnh tranh chính trị nội bộ nổi lên ở nhiều nước, kèm theo các thách thức mới đối với tăng trưởng kinh tế. Một số rủi ro, cơ hội và hình thức mới nổi sẽ ảnh hưởng lớn đến châu Á trong 12 tháng tới và những năm sau đó.
Một bài học từ các cuộc đấu tranh hiện nay ở châu Âu là tình hình chính trị có ảnh hưởng sâu sắc đến các lựa chọn tài chính và kinh tế trong tương lai của Liên minh châu Âu (EU). Tất nhiên, châu Á không phải là châu Âu, nhưng tình hình chính trị của châu Á sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong nam 2012. Các kết quả bầu cử và thay đổi lãnh đạo có khả năng kích thích các thị trường, ít nhiều thúc đẩy các chính phủ cam kết đối với các cải cách liên quan đến thương mại, tài chính, tổ chức và có khả năng gây nên những căng thẳng quốc tế lớn hơn. Ba cuộc bầu cử: ở Mỹ, Hàn Quốc và gần đây ở Đài Loan, cho thấy các ứng cử viên và các đảng phái có các chinh sách và ưu tiên khác nhau. Trung Quốc cũng sẽ hoàn thành việc thay đổi lãnh đạo như dự kiến. Và hiện nay các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, với mục tiêu trên hết nhằm bảo vệ quyền lực của họ, phải bước vào một giai đoạn chuyển giao quyền lực sớm hơn dự kiến, từ đó có thể tạo nên cuộc đấu đá nội bộ và nhiều thách thức lớn mới cho các nước láng giềng. Thái Lan cũng cần theo dõi, khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra tìm cách trở về nước sau thời gian sống lưu vong. Những rủi ro chính trị như vậy có thể kéo dài đến năm 2014, khi đó Ấn Độ và Inđônêxia sẽ tổ chức các cuộc bầu cử. Đặc biệt, khả năng trở lại thống trị của đảng Golkar – đảng cầm quyền dưới chế độ Suharto (1966-1998) và dưới thời Tổng thống Habibie (1998-1999) ở Inđônêxia có thể làm chậm tiến trình cải cách chính trị và hiến pháp ở nước này. Năm 2012 sẽ là một năm khó khăn nữa cho Ápganixtan, Trung Á và Pakixtan. Chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy và các thể chế chính trị yếu kém tiếp tục nổi lên. Nhưng tương lai của khu vực sẽ phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề liệu các chính phú có cải thiện các nền móng cơ bản về kinh tế vĩ mô và vi mô yếu kém của họ cũng như tận dụng cơ hội, mặc dù thay đổi kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn trừ phi các nước này hợp tác tốt hơn trong năm 2012. Mặc dù kinh tế Pakixtan có tiềm năng to lớn, nhưng không có một chiến lược tăng trưởng tin cậy. Ixlamabát vẫn bị đè nặng bởi tỷ lệ nợ cao trong GDP, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ, thâm hụt tài chính lớn, lạm phát 2 con số đồng rupee mất giá và thâm hụt thương mại nghiêm trọng do giá cả các loại hàng hóa trên toàn cầu tăng cao. Các thực tiễn kinh tế này sẽ làm tăng rủi ro chính trị ở Pakixtan.
Điểm mấu chốt trong chiến lược như đã đề nghị của Oasinhtơn trong năm 2011 là hướng tới châu Á. Một vấn đề lớn hơn đặt ra cho các đối tác của Oasinhtơn tại châu Á là Mỹ vẫn không có sự hợp tác kinh tế với các nước khu vực. Vì vậy vấn đề chiến lược cơ bản đặt ra cho hầu hết các nước ở châu Á là liệu Oasinhtơn có khôi phục được nền kinh tế yếu kém, giải quyết thâm hụt tài chính và triển vọng tăng trưởng của Mỹ như thế nào. Vị thế kinh tế và tài chính của Mỹ sẽ trở nên yếu kém hơn trong năm 2012 và ít có khả năng Mỹ sẽ là tương lai của châu Á. Mặc dù châu Á cố gắng duy trì mức tăng trưởng mạnh trong khi châu Âu tiếp tục khắc khổ và kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng chậm, nhưng các thách thức mới đang nổi lên đối với hầu hết các nền kinh tế lệ thuộc xuất khẩu của khu vực. Các thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ Trung Quốc, cùng với Mỹ và EU, bởi vì nền kinh tế thế giới khó có thể đứng vững một khi 3 cỗ máy tăng trưởng chủ yếu đối mặt với một cuộc khủng hoảng cùng một lúc. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng chậm hơn nhưng cân đối hơn. Nhưng các điều chỉnh cơ cấu như vậy sẽ chỉ diễn ra từng bước và hiện nay kinh tế của Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư vào các tài sản cố định. Các nước khác, như Hàn Quốc, cũng dễ bị tổn thương trong năm 2012. Một phần do họ dựa vào nhu cầu của Trung Quốc để thúc đẩy kinh tế phát triển, vì vậy mức tăng trưởng chậm vừa phải ở Trung Quốc sẽ tác động tiêu cực đến các nước khác ơ châu Á.
Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh nhưng chậm hơn trong năm 2012. Năm 2011 các cải cách thuế, trợ cấp và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ đã tạm ngừng và quốc hội bắt buộc ngừng hoạt động do các phe phái khu vực và quốc gia lớn bất đồng với nhau. Chỉ số chứng khoán SENSEX của thành phố Mumbai giảm mạnh trong năm 2011 từ 20.561,05 ngày 3/1 xuống 15.175,08 ngày 19/12/2011. Các cuộc bầu cử lớn, đặc biệt ở bang Uttar Pradesh, gần như chắc chắn làm cho các các đảng lớn thận trọng hơn khi xem xét các cải cách lớn. Tương tự, tiến bộ chậm chạp về cải cách kinh tế có thể hạn chế các nước khác ở châu Á trong năm 2012. Tại Việt Nam và Inđônêxia, các cải cách tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạm ngừng và có ít dấu hiệu phục hồi. Nhưng trong năm 2012, Malaixia có thể bắt đầu áp dụng các yếu tố của “Chính sách Kinh tế Mới” trong kỷ nguyên 1970. Tuy nhiên, đến nay, dấu hỏi lớn nhất về cải cách được đặt ra là Trung Quốc do sự phản đối thay đổi của các nhóm lợi ích. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có xu hướng thỏa hiệp giữa các nhóm cạnh tranh trong chính thể đa nguyên ngày càng tăng của Trung Quốc. Kết quả là một xu hướng mạnh mẽ tiến tới sự thay đổi chính trị chứ không phải các cải cách dũng cảm. Dư luận cũng sẽ chứng kiến những cải cách trung thực ở Mianma trong năm. Một dấu hỏi nữa là phản ứng của ASEAN đối với sự thay đổi phương hướng rõ ràng của Mianma. Cân bằng vai trò của các cường quốc phía Bắc – Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đã tạo nên động lực cho xây dựng cộng đồng ASEAN. Mianma sẽ giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2014 các nước lớn của khu vực sẽ đối mặt với nhiều quyết định khó khăn về việc làm sao để thúc đẩy chế độ dân chủ ở Mianma.
Những năm gần đây, Các Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTAs) đã phát triển ở châu Á. Mỹ đã tham gia các cuộc tranh cãi thương mại năm 2011 bằng cách thúc đẩy hơn nữa Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP có tiềm năng rất lớn. Bắc Kinh chỉ trích TPP là một phần chiến lược của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc Nhưng Trung Quốc cũng đã thúc đẩy PTA của riêng mình trên khắp khu vực: với ASEAN, Pakixtan, Xinhgapo và các nước khác. Mặc dù sức ép bảo hộ có khả năng tăng mạnh trong năm 2012, nhưng sự khoan dung đối với xung đột thương mại cũng tăng, đặc biệt ở Oasinhtơn và Bắc Kinh. Trung Quôc đã phát triển phù hợp hơn với các thủ tục giải quyết bất đồng của Tổ chức Thương mại Thế giới. Và rút ra bài học thúc đầy hệ thống theo hướng có lợi cho mình, Bắc Kinh đang chống lại Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Về phần mình, các nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị của Mỹ chắc chắn phàn nàn nhiều hơn về đồng tiền của Trung Quốc, vấn đề sở hữu trí tuệ các chương trình mua săm vũ khí và các hoạt động liên quan đến mạng. Hầu hêt các nước ở châu Á sẽ theo dõi một cách thận trọng và lo sợ chủ nghĩa bảo hộ lớn hơn. Nhưng một số nước sẽ lên tiếng phản đối mạnh mẽ: Ấn Độ bắt đầu đưa ra 149 vụ kiện bán phá giá chống Trung Quốc. Tóm lại tình hình chính trị, kinh tế và an ninh ngày càng xung đột ở châu Á. Mỹ se tiếp tục cung cấp các hàng hóa công khai liên quan đến an ninh quan trọng của châu Á thông qua sự hiện diện quân sự triển khai ở tuyến trước và vai trò như một nước cân bằng chiến lược. Nhưng các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục cung cấp cho nhau các loại hàng hóa liên quan đến kinh tế quan trọng của họ, từ đó có thể mở đường cho tăng trưởng kinh tế bền vững Tuy nhiên, xung đột giữa kinh tế và an ninh có thể diễn ra mạnh mẽ trong năm 2012./.
.
.
.
No comments:
Post a Comment