Tuesday, February 7, 2012

TÀN NHẪN (BS Ngọc)



BS Ngọc
Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời c
òn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Người ta n
ói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

S
ài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không sạch mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

Thật ra, mấy khu
đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy đđiều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

Ch
ính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!

Thử nh
ìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:



Đâu chỉ Thanh H
óa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

Trong khi bệnh viện c
ác cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?

BS N.

-----------------------------

Tạp chí Xây Dựng Đảng
21:32' 22/2/2011

Sáng 22-2-2011, tại Hà Nội, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2010, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2011. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Văn Quynh báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, do đồng chí Nguyễn Văn Quynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương trình bày đánh giá: Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ gắn với phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XI của Đảng. Các ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoạt động bước đầu đi vào nền nếp, góp phần tích cực trong quản lý, chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp thuộc ngành... Các phòng bảo vệ sức khỏe Trung ương và các ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các tỉnh, thành phố đã thực hiện nghiêm các hướng dẫn, quy định chuyên môn của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và Ngành Y tế. Một số tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo rà soát, điều chỉnh nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu theo quy định của bảo hiểm y tế để công tác quản lý, chăm sóc, chữa bệnh được tốt hơn. Nhiều tỉnh, thành phố đã chỉ đạo và triển khai hoạt động tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe từ tuyến huyện.

Đã tổ chức 2 lớp tập huấn chuyên môn toàn quốc đối với cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y tế làm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe toàn quốc. Các đơn vị trong hệ thống đã tích cực cử các bác sỹ đi học sau đại học; một số bệnh viện cán bộ đã tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ chuyên môn hiện đang công tác tại các ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trong khu vực.

Về thực hiện chính sách, tài chính, đầu tư trang thiết bị, Ban đã chỉ đạo Văn phòng Ban thường xuyên triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ cao cấp khi ốm đau điều trị tại các cơ sở trong và ngoài nước theo quy định. Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ các tỉnh, thành phố phối hợp với ban tổ chức kịp thời báo cáo với ban thường vụ tỉnh, thành uỷ để tổ chức đưa các đoàn cán bộ nghỉ dưỡng tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh. Tham mưu cho ban thường vụ tỉnh, thành ủy ban hành bổ sung quy định một số chế độ đối với các đối tượng quản lý sức khoẻ cho phù hợp với thực tiễn. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng hỗ trợ một số trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Bệnh viện Thống Nhất và một số phòng bảo vệ sức khỏe Trung ương. Nhiều ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị y tế hiện đại, phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh như đầu tư máy siêu âm màu, máy X quang, máy xét nghiệm huyết học, máy nội soi tai mũi họng, máy đo lưu huyết não…

Nhìn chung, trong năm qua, công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe các cấp đã phục vụ thiết thực việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, đã huy động được sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác phục vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ. Hệ thống bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tiếp tục được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở, mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện, hoạt động ngày càng đi vào nền nếp. Chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng lên. Một số địa phương đã thu hút được những y bác sỹ giỏi về công tác tại Ban. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương đã chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp tập trung các giáo sư, bác sỹ giỏi đầu ngành trong và ngoài hệ thống trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ y, bác sỹ toàn hệ thống đã cố gắng vươn lên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo được lòng tin đối với cán bộ quản lý trong điều kiện đời sống còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, mô hình tổ chức trong toàn hệ thống còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Một số đơn vị biên chế chưa đáp ứng được yêu cầu công tác hoặc có biên chế nhưng chưa tuyển được cán bộ về làm việc, thiếu cán bộ chuyên môn; tổ chức hoạt động còn hạn chế. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chuyên môn cho các phòng bảo vệ sức khỏe Trung ương còn hạn chế; chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; một số tỉnh chưa phát huy hiệu quả trang thiết bị hiện có. Việc tham gia sinh hoạt khoa học, cập nhật kiến thức chuyên môn chưa duy trì được thường xuyên, liên tục. Phối hợp giữa ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ của một số tỉnh, thành phố với Hội đồng chuyên môn các miền trong việc theo dõi quản lý sức khỏe cán bộ cao cấp đang công tác và sinh hoạt tại tỉnh còn chưa đồng bộ...

Tham luận tại Hội nghị của các đơn vị đã góp phần làm rõ thêm báo cáo tổng kết, trao đổi kinh nghiệm về công tác phối hợp giữa các đơn vị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chất lượng công tác khám chữa bệnh, cải thiện điều kiện làm việc, khai thác trang thiết bị...

Đồng chí Nguyễn Quốc Triệu kết luận Hội nghị.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã nêu 6 nhiệm vụ công tác trọng tâm trong năm 2011:
1- Đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với đạo đức, tác phong của người cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
2- Tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở và trang thiết bị các cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống ngày càng đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trong giai đoạn hiện nay.
3- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và kiểm tra, giám sát các đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế áp dụng đối với cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
4- Đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương tiếp tục tăng cường, quan tâm chỉ đạo hơn nữa đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.
5- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trong toàn hệ thống.
6- Tổ chức, triển khai có chiều sâu các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ khen thưởng, bảo đảm việc tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân được chính xác, có tác dụng nêu gương, giáo dục và có sức lan tỏa trong cơ quan, đơn vị.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Trương Tấn Sang biểu dương thành quả của các đơn vị bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ toàn quốc. Đồng chí lưu ý các cấp ủy cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ, bởi “cán bộ là tài sản quý của Đảng”. Các phòng, ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cần phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn, kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sỹ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị... để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ của Đảng.

Tại Hội nghị, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2010, tặng Cờ thi đua cho 15 tập thể có thành tích xuất sắc; tặng Bằng khen cho 34 tập thể, 90 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2010. Các đồng chí Nguyễn Quốc Triệu và Nguyễn Văn Quynh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Trương Tấn Sang trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Nguyễn Quốc Triệu và Nguyễn Văn Quynh (ảnh).
Các đồng chí Nguyễn Quốc Triệu và Nguyễn Văn Quynh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Tin, ảnh: Xuân Sơn

-------------------------

Mai Thanh Hải Blog
Ngày 16 tháng 5 năm 2011

Mình đã định không đề cập đến tình trạng "đói xuôi, đói ngược" với con số hàng vạn người, đã được chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa, cực chẳng đã, phải công khai. Đơn giản vì gần 70 năm sau ngày thành lập nước, cái ước nguyện của Hồ Chủ Tịch từ năm 1946 (“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”), tưởng như đã được thực hiện từ rất lâu, không ngờ vẫn chưa được tròn vẹn và gây ra dư luận chẳng lấy gì làm tốt đẹp, ngay trước ngày bầu ra những "Đại biểu của nhân dân", từ Trung ương xuống địa phương.

Thế nhưng, hôm nay, đọc văn bản số 2747/UBND-CN (12-5-2011), do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Ngọc Hồi ký về việc "Đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ - Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa", thì mình chịu không nổi.

Cuối tuần trước, Sở Lao động - Thương binh và xã hội (LĐ-TBXH) tỉnh Thanh Hoá công bố: 21/27 huyện, thị xã, TP của tỉnh với 93.283 hộ (241.558 nhân khẩu) đang thiếu đói lương thực. Cụ thể: huyện Bá Thước 14.072 nhân khẩu, Cẩm Thuỷ 12.671, Mường Lát 9.049, Quan Sơn 8.200, Quảng Xương 21.940, Thạch Thành 19.906, Ngọc Lặc 16.667, Nga Sơn 16.284, Tĩnh Gia 15.915...

Như vậy, không chỉ các huyện miền núi - vùng cao đói, mà ngay người dân ở miền biển, đồng bằng, trung du của xứ Thanh cũng thiếu đói lương thực. Câu chuyện "chạy ăn từng bữa", "bát cháo bát cơm", "ăn độn- ăn giặm" và đặc biệt là không có gạo nấu cơm, phải thay bằng các loại rau củ quả khác... tưởng như chỉ tồn tại trong những năm 70-80 của thế kỷ trước, với cái tên dân gian "thời bao cấp", đã xuất hiện trở lại, trên diện rộng. 

Tại huyện vùng cao Mường Lát - địa danh đẹp huyền ảo trong mắt những chàng trai Hà Nội như Quang Dũng trong đoàn quân Tây Tiến, nay là địa phương trọng điểm của thiếu đói ở Thanh Hoá, với gần 1/3 số người của huyện đang thiếu đói gay gắt. Mường Lát có xã Mường Lý được "phong" là xã nghèo nhất tỉnh, với tỷ lệ hộ đói nghèo còn trên 80%. Những ngày này, tỷ lệ đói giáp hạt đạt đủ 100%...

Câu chuyện "đứt bữa, đói ăn" có thể xa lạ với nhiều người, nhất là người sống ở các đô thị, thành phố lớn. Nhưng với Thanh Hóa, chuyện này hình như đã quen từ lâu, ở nhiều địa phương trong tỉnh. Một minh chứng rất đơn giản: Truy cập trang Trang Thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, gõ các từ khóa liên quan, sẽ ra khối văn bản chỉ đạo điều hành liên quan. Ví dụ: Gõ chữ "cứu đói", sẽ có các văn bản cứu đói của UBND tỉnh, gõ "thiếu đói" cũng có hàng loạt văn bản thiếu đói của tỉnh, gõ "cứu trợ" cũng cho các văn bản cứu trợ, tìm "đời sống khó khăn" cũng có đủ văn bản đời sống khó khăn... Đặc biệt, khi gõ từ "hỗ trợ", "nghèo" thì số văn bản  hỗ trợ nghèo dài dằng dặc.

Bao năm thiếu đói, khổ quá cũng thành... quen. Chẳng thế mà cứ đến mùa vụ, Tết nhất là lại vác rá xin "cứu trợ" và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh khác (cũng có tình trạng thiếu đói tương tự, nhưng không nhiều) đã dần... chai mặt. Chính vậy, trước con số thiếu đói kỷ lục, lãnh đạo tỉnh vẫn coi là chuyện bình thường, không có chuyện gì đáng lo ngại. Thấy rõ nhất điều này là: Khi họp Tổng kết công tác tháng 4 và bàn phương hướng tháng 5-2011, những người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa vẫn khẳng định "KTXH tháng 4 tiếp tục tăng trưởng và có chuyển biến tiến bộ" mà không đề cập 1 chữ nào đến tình trạng đói kém (Xem tại đây)...

Đã vậy, trong khi Sở LĐ-TBXH tỉnh đề xuất xin Trung ương 3.700 tấn gạo để cấp cho gần 240.000 nhân khẩu đang thiếu ăn, thì lãnh đạo tỉnh chỉ làm công văn xin 2.048 tấn gạo để cấp cho các hộ dân đặc biệt khó khăn. Số gạo còn lại, các địa phương phải tự cân đối ngân sách để hỗ trợ cho nhân dân. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng chục nghìn người dân vẫn tiếp tục... đói dài, vẫn cứ chờ đấy (bởi cấp tỉnh đã giao việc cứu đói cho cấp huyện, thị), ngồi đấy để tỉnh lo những việc khác, ví như "Đầu tư xây dựng Trụ sở Ban Bảo vệ - Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa" vừa được UBND tỉnh phê duyệt...

Tối nay, nghe anh gì đẹp giai đọc trên Thời sự VTV toàn văn Chỉ thị của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mình cứ lẩn mẩn không hiểu những lời Bác dạy trong Hội nghị sản xuất Cứu đói 1955, đã được học tập, thực hiện ra sao mà tình trạng dân đói ở nhiều địa phương vẫn không hề thuyên giảm. Thi thoảng lại thấy báo chí rộn ràng đăng tin thông báo Chính phủ mở kho dự trữ, "phát chẩn" cho tỉnh này ít gạo, địa phương kia ít mỳ, cứ như... ông Tiên.


Câu chuyện dân đói ở Thanh Hóa, không chỉ phản ánh thực tại và trách nhiệm xã hội, mà còn đặt ra vấn đề: Bao nhiêu Kế hoạch, định hướng phát triển 5 năm, 10 năm, 20 năm của tỉnh - Trung ương đã hướng vào đâu, ngoài chăm lo cuộc sống người dân?. Những Khu Kinh tế Nghi Sơn, các Khu Công nghiệp và doanh nghiệp "điểm nhấn" đã phát huy hiệu quả ra sao?... Bấy lâu nay, người ta công kênh Thanh Hóa "thay da đổi thịt", "ông này bà khác", "chức tước - đại gia". Thế nhưng bây giờ, nhìn xuống những cảnh đời thực hiện trên màn hình VTV quốc gia, ối người giật mình: Người dân Thanh Hóa không lười, không dốt, nên cái câu "ăn rau má, phá đường tàu", bao năm qua thành câu đùa vui dĩ vãng, nay chợt quay lại, nhức nhối. Lỗi này thì của ai?..

.
.
.

No comments: