Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Fri, 02/10/2012 - 01:20
Được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2012, Hòa thượng Thích Quảng Độ, tăng thống Giáo Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam là một trong những nhà lãnh đạo cuộc đấu tranh cho nhân quyền và tự do tôn giáo trong đất nước cộng sản. Vẫn còn sống và bị quản thúc tại gia trong tu viện Thanh Minh, trong những tháng gần đây, ông đã thách thức chính phủ thoát khỏi "ách kềm kẹp của Trung Quốc".
Tin từ TP. HCM(AsiaNews) - Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị tăng thống của Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam là một trong những nhân vật được đề cử giải thưởng Nobel Hòa bình 2012, với sự ủng hộ của các dân biểu lưỡng đảng quốc hội của Mỹ và châu Âu. Ủy ban Nhân quyền Việt Nam đã xác nhận việc đề cử, sau ngày 01 tháng 2, thời hạn đệ trình cuối cùng và người đoạt giải sẽ được công bố, như thường lệ, vào giữa tháng Mười. Thậm chí hiện nay, nhà sư và nhà hoạt động nhân quyền 83 tuổi vẫn phải sống trong chế độ quản chế tại chùa Thanh Minh Thiền Viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Vào những tháng gần đây, trong các cuộc bạo động chống lại Bắc Kinh về các tranh chấp ở Biển Đông, ông đã gửi một bức thư cho Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, công khai thách thức chế độ. Trong lá thư này, ông đề nghị rằng, biện pháp duy nhất để thoát khỏi nanh vuốt của Trung Quốc, là "phải bắt đầu một cuộc chuyển hoá ôn hòa để đất nước có thể thở bằng lỗ mũi của 90 triệu người dân Việt".
Kể từ những năm 1960 Hòa thượng Thích Quảng Độ đã là một thành viên hội đồng quản trị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vì phản đối chế độ cộng sản, ông đã bị tống giam nhiều lần và ngay cả bây giờ vẫn phải chịu hình phạt quản thúc tại gia vì đã đưa ra "Lời kêu gọi Dân chủ" nổi tiếng ở Việt Nam vào năm 2001.
Kể từ khi Sài Gòn sụp đổ và bị miền Bắc Việt nam tiếp quản nhà sư đã dẫn đầu các cuộc chống đối, biểu tình nhằm bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo ở trong nước. Bị xem là một" trở ngại "đến công việc của chính phủ , ông bị bắt lần đầu tiên vào năm 1977, bị tra tấn trong nhà tù và đưa ra toà xét xử về tội "gây rối hòa bình" và "lan truyền thông tin sai lệch".
Sau khi được tuyên bố trắng án và trả tự do, vì thuộc về một phong trào khi ấy tuyên bố chế độ cộng sản là "bất hợp pháp" ông lại bị bắt vào tháng Hai năm 1982. Sau mười năm sống lưu đày, ông trở về TP. Hồ Chí Minh năm 1992 để rồi ba năm sau, ông lại bị bắt về những cáo buộc đối với Giáo Hội Phật Giáo và tín đồ của tổ chức này.
Tạp chí A Different View từng vinh danh ông trong danh sách 15 "Nhà quán quân Dân chủ của thế giới", cùng với các nhân vật nổi tiếng bao gồm cả Nelson Mandela, Lech Walesa, Corazon Aquino và bà Aung San Suu Kyi.
Bình luận về sự đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ cho giải Nobel Hòa bình, nhà lập pháp Hoa Kỳ Loretta Sanchez đã nhắc lại "vinh dự" được "gặp gỡ cá nhân" của bà với vị tu sĩ và "cống hiến" của ông vào sự nghiệp dân chủ tại Việt Nam. Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Françoise Hostalier thì nhấn mạnh đến sự việc ông đã từng được giải giải thưởng Rafto Foundation của của Na Uy vào năm 2006 nhưng đã không thể đi nhận giải vì không được chính quyền cho phép - trong một tình huống tương tự nhân vật đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi của Miến Điện.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), tổ chức Phật giáo chính thức ở miền nam và miền Trung Việt Nam, đến năm 1975 đã không được chính phủ công nhận, khi chính phủ này tiếp quản lý trực tiếp của tất cả các tài sản cơ sở của giáo hội. Năm 1981, sau khi giáo hội từ chối không tuân thủ Đảng Cộng sản, chính phủ đã giải tán và thay thế bằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vốn do nhà nước kiểm soát, nhưng GHPGVNTN chưa bao giờ công nhận tổ chức này và đã không ngừng các hoạt động tôn giáo của mình. Từ những năm 1990, nhiều nhà sư đã bị bắt giữ, trong khi "Đại tăng thống" Hòa thượng Thích Huyền Quang - người đã thường xuyên bị đe dọa vì chống chính phủ, phải trải qua thời gian dài bị quản thúc tại chùa của mình - đã qua đời vào tháng 7 năm 2008.
Nguồn: Asia News
--------------------------------------------------
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=144049&z=1
.
.
.
No comments:
Post a Comment