Xích Tử
Thứ Sáu, 03/02/20
Trang web bbc.co.uk bản tiếng Việt ngày 29/1/2012 đã đăng một tin với tiêu đề “Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn”.
Bản tin trên được dẫn từ báo Tiền Phong ngày 28/1 và báo Dân Trí ngày 29/1. Nguồn dẫn từ báo Tiền Phong có liên quan đến bài viết “Góp sức trên quê hương”, trong đó có đề cập đến một số sinh viên Việt Nam đi du học, có thành tích học tập tốt và có cơ hội tìm được những việc làm đầy triển vọng ở nước ngoài, song đã tự nguyện về nước để góp sức xây dựng quê hương.
Trong số các thanh niên/sinh viên này, 2 tờ báo trong nước có nêu ra trường hợp Nguyễn Minh Triết, 23 tuổi, đi du học từ năm 16 tuổi, tốt nghiệp đại học tại Mỹ, tốt nghiệp Thạc sĩ tại Anh, có học bổng làm Tiến sĩ nhưng đã về nước làm cán bộ đoàn cơ sở.
Cả 2 tờ báo đều không nói đến quan hệ giữa Nguyễn Minh Triết với đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; song bài viết trên bbc.co.uk nói rõ Nguyễn Minh Triết là con trai út của Thủ tướng, em ruột của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và chị gái Nguyễn Thanh Phượng.
Từ 29/1/2012 đến nay, các kênh thông tin trong nước không bình luận gì về nội dung bài viết trên bbc.co.uk, kể cả phát ngôn nhà nước hoặc gia đình Thủ tướng, nếu tin trên là không đúng.
Hơn nữa, trên trang wikipedia, mục Nguyễn Tấn Dũng, nội dung trên cũng đã được khẳng định từ lâu và liên tục cập nhật, song cũng không có phản ứng gì từ Việt Nam.
Cứ theo tình hình như vậy, thông tin được bbc.co.uk là sự thật và sự thật này là chuyện đáng bàn.
Trước hết, về chuyện đặt tên. Cả anh và chị của Triết đều có tên đệm là Thanh, lấy theo tên đệm của mẹ. Song đến con út, truyền thống đó thay đổi. Triết sinh năm 1990, thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng là Phó bí thư trực tỉnh ủy Kiên Giang, ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, là Phó bí thư tỉnh ủy Sông Bé. Trong quan hệ công tác, chắc chắn hai ông rất biết về nhau. Việc ông Dũng đặt tên con trùng với ông Phó bí thư tỉnh ủy kia là một chuyện lạ. Theo thói quen Việt Nam, việc cố ý đặt trùng tên với những người nổi tiếng như vậy thường nhằm mục đích thể hiện ước mơ của cha mẹ ngụ vào tương lai đứa con, hoặc để con mình noi gương người truyền danh, và, đôi khi cũng để chửi nhau nếu cần.
Một việc tế nhị liên quan khác cũng phải nghĩ đến: Triết là con thứ ba của ông Dũng. Ở thời điểm 1990, sinh con thứ ba là vi phạm nghiêm trọng chính sách dân số. Có thể ông Dũng đã giấu nhệm chuyện này bằng cách gởi Triết vào một gia đình khác cùng với việc thay đổi cách đặt tên. Khả năng này là rất cao vì cho đến nay, người dân thường ở Việt Nam không biết lý lịch chính xác của Triết là gì. Nếu diễn biến này là đúng, ông Dũng bị đặt trong tình huống hết sức khó xử. Dù giải quyết như thế nào để Triết trở thành con ruột của mình, ông Dũng cũng sẽ vi phạm chính sách dân số, phải bị xử lý kỷ luật hồi tố; và mặt khác, ông cũng sẽ vướng vào vi phạm man khai lý lịch liên quan đến người con út này nếu thay đổi lý lịch của cậu ta.
Những luận bàn đó là chuyện ở phía sáng, giả định một tình trạng lành mạnh của đời sống pháp luật, của sự công bằng xã hội.
Song phía tối vẫn vận động theo sức mạnh đáng sợ của nó. Cả ba con ông Dũng đều được du học nước ngoài, với những học bổng mà người ta nghi ngờ là hoa hồng, là lại quả của những dự án FDI, của hợp đồng in tiền polymer, mua máy bay. Sự nghị ngờ đó là hệ lụy tất yếu của sự không minh bạch, của sức mạnh bóng tối. Cái lỗi của nhà cầm quyền không phải là không cấm được người ta nghi ngờ, mà là tạo ra sự nghi ngờ đó.
Các cô cậu con ông Dũng, khi đi du học, chắc chắn không được học chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chính trị sơ trung cao cấp gì; từ 16 tuổi đã được giáo dục ngay trong khâu mạnh nhất của chủ nghĩa tư bản. Cả hai người con trai, chắc chắn cho đến bây giờ, không có tên trong bất cứ danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự nào.Con gái Thủ tướng còn chiêu hàng được cả đại gia tư bản Mỹ gốc Ngụy cao cấp để về phục vụ quê hương nữa. Và cứ thế, họ chiếm cứ vào những vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị trong hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa được nhào nặn theo ý họ.
Biết đâu, sẽ đến lúc việc sinh đưa con thứ 3 của Thủ tướng không phải là vi phạm như người dân hoặc cán bộ, công chức cấp dưới, mà là cái công lai tạo gene thủ tướng.
Đài VTV1 trưa 3/2/2012 có chương trình “mừng” ngày thành lập Đảng, trong đó có mục nói về việc kết nạp đảng viên mới, với hình ảnh một người lính vừa được vào đảng và lời phát biểu “vinh dự”, “sẽ hết lòng phục vụ nhân dân”. Điều ấy có chắc không với những người con gene thủ tướng?
3/2/2012
Xích Tử
______________________________
BBC
Cập nhật: 11:23 GMT - chủ nhật, 29 tháng 1, 2012
Tin cho hay con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ sở.
Báo Tiền Phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bài 'Góp sức trên quê nhà' đăng ngày 28/1 đưa tin anh Triết, người từng giữ chức Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Anh, đã "được cấp học bổng học tiếp Tiến sỹ, làm giảng viên cùng những cơ hội công việc hấp dẫn khác, nhưng anh chọn trở về".
Bài này sau cũng được báo Dân Trí đăng lại hôm 29/1.
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 23 tuổi, là con trai út của thủ tướng đương nhiệm. Anh có anh trai là Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, Thứ trưởng bộ Xây dựng; và chị gái là Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt.
Anh Triết về Việt Nam sau khi du học bảy năm, chủ yếu tại Đại học Queen Mary, London, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy.
Anh nhận bằng thạc sỹ với đề tài Kỹ thuật động cơ siêu thanh; và đã có sáu tháng thực tập tại công ty danh tiếng Rolls Royce.
Anh nhận bằng thạc sỹ với đề tài Kỹ thuật động cơ siêu thanh; và đã có sáu tháng thực tập tại công ty danh tiếng Rolls Royce.
Từ tháng 11/2011, Nguyễn Minh Triết đã tham gia phong trào đưa cán bộ trẻ về xã trong vị trí cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản cấp cơ sở.
Có lẽ anh là cán bộ Đoàn cơ sở có học vị cao nhất hiện nay.
Bài báo trên Tiền Phong không nói rõ công việc của anh Triết là gì, nhưng viết vừa nhận việc anh đã "xách ba lô cùng các cán bộ Đoàn rong ruổi Bắc Nam để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh-sinh viên và bạn trẻ".
Trước khi về nước, Nguyễn Minh Triết cũng đã có sáng kiến thành lập Trung tâm Phát triển Tri thức với mục tiêu kết nối du học sinh Việt Nam ở các nước ngoài.
Báo Tiền Phong viết: "Từ lâu Minh Triết đã mang dáng dấp của một cán bộ Đoàn năng động, nhiều sáng kiến".
Bài nói về anh Nguyễn Minh Triết còn tiết lộ cán bộ Đoàn trẻ tuổi này "chưa vội chuyện tình yêu".
Cán bộ cơ sở
Đoàn Thanh niên Cộng sản là tổ chức thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện cả nước có khoảng sáu triệu Đoàn viên, những người được cho là 'phấn đấu cho lý tưởng của Đảng Cộng sản'.
Đoàn Thanh niên cũng được cho là tổ chức hậu bị của Đảng, với nhiều lãnh đạo trong bộ máy chính trị hiện thời xuất thân từ hàng ngũ Đoàn.
Trong đó có các nhân vật như ông Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN; ông Vũ Mão, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội...
Trong đó có các nhân vật như ông Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN; ông Vũ Mão, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội...
Gần đây, ông Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn trở thành Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và ông Nông Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên trở thành Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Con đường làm cán bộ Đoàn ở cấp cơ sở như phường, xã, được cho là giúp các lãnh đạo tương lai thâm nhập cuộc sống và hiểu biết tường tận hơn về cuộc sống xã hội và nguyện vọng của người dân.
Ba người con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều được giới quan sát nước ngoài đánh giá cao về học vấn và điều kiện lập thân.
Anh Nguyễn Minh Triết sang Anh từ năm 2004 và học A-level (dự bị đại học) ở Michael College. Năm 2006, anh bắt đầu học tập tại Đại học Queen Mary cho tới 2009.
Công điện của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh Seth Winnick đánh đi ngày 26/12/2006, sau bị rò rỉ trên Wikileaks, đã tóm lược tin tức thu thập được về con cái Thủ tướng Dũng và viết rằng "các cánh cửa đang rộng mở" chào đón họ.
Ông Winnick cũng nhận xét đây là “bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo (Việt Nam) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế”.
.
.
.
No comments:
Post a Comment