Văn Thế Nguyên
Thứ sáu, 10 Tháng 2 2012 13:45
Trong thời gian gần đây đã có nhiều bài viết bàn về trí thức được đăng trên các trang mạng tiếng Việt. Đa số đều cho trí thức là người học rộng biết nhiều. Nói cách khác trí thức là một kho kiến thức. Khái niệm về trí thức như vậy có vẻ không chuẩn và chỉnh. Bởi vì học rộng biết nhiều hay là một kho kiến thức chưa phải là điều kiện đủ để được gọi là trí thức. Trí thức là một danh hiệu cao quý của một người học rộng biết nhiều. Nhưng không phải ai học rộng biết nhiều cũng là trí thức. Trí thức phải gồm nhiều tố chất khác nữa. Trí thức không phải chỉ có giá trị ở quốc gia mà người ấy đang sống mà là cho toàn thể xã hội con người. Thư viện, thư khố hay tiệm sách chắc chắn là chứa nhiều kiến thức hơn bất kì một người học rộng biết nhiều nào. Và chúng ta sẽ nghĩ thế nào về một người nào đó gọi thư viện, thư khố hay tiệm sách là người trí thức. Như vậy học rộng biết nhiều mới chỉ là chuyên viên hay thợ làm việc bằng trí óc và chỉ là một tố chất của trí thức. Nhưng chưa phải là trí thức. Chuyên viên và thợ được đánh giá cao khi tạo ra được những sản phẩm mới trong ngành nghề của mình như giáo sư Ngô Bảo Châu đã bàn.
Vì khái niệm trí thức là người học rộng biết nhiều không được chuẩn và chỉnh cho nên đã có một số người thêm một tố chất nữa cho trí thức. Đó là người trí thức là người biết phản biện. Như vậy một người được gọi là trí thức lệ thuộc rất nhiều vào thái độ và hành động của người ấy hơn là tố chất học rộng biết nhiều.
Khái niệm trí thức là người học rộng biết nhiều và có tinh thần phản biện cũng là một tiến bộ đáng kể. Nhưng khái niệm này vẫn có vẻ chưa chuẩn và chỉnh. Chẳng lẽ người trí thức chỉ là người chống đối sao? Vậy phải có một khái niệm nào về trí thức cho phù hợp với quan niệm của thời đại?
Đã có một số bài viết bàn về người trí thức và vai trò của người trí thức dưới nhiều góc độ một cách khá đầy đủ như Về vai trò của trí thức (Nguyễn Văn Tuấn)[1], Lại bàn về trí thức (Nguyễn Văn Tuấn)[2], Trí thức (Nguyễn Đình Đăng)[3], Để người đảng dạy thành trí thức (Huệ Đăng)[4], Nhân vụ án Cù Huy Hà Vũ, nhắc lại phong trào “Intellectuel” qua vụ án Alfred Dreyfus (Trương Nhân Tuấn)[5], Trí thức không bằng cục phân (Phan Thanh Bình)[6].
Vì khái niệm trí thức là người học rộng biết nhiều không được chuẩn và chỉnh cho nên đã có một số người thêm một tố chất nữa cho trí thức. Đó là người trí thức là người biết phản biện. Như vậy một người được gọi là trí thức lệ thuộc rất nhiều vào thái độ và hành động của người ấy hơn là tố chất học rộng biết nhiều.
Khái niệm trí thức là người học rộng biết nhiều và có tinh thần phản biện cũng là một tiến bộ đáng kể. Nhưng khái niệm này vẫn có vẻ chưa chuẩn và chỉnh. Chẳng lẽ người trí thức chỉ là người chống đối sao? Vậy phải có một khái niệm nào về trí thức cho phù hợp với quan niệm của thời đại?
Đã có một số bài viết bàn về người trí thức và vai trò của người trí thức dưới nhiều góc độ một cách khá đầy đủ như Về vai trò của trí thức (Nguyễn Văn Tuấn)[1], Lại bàn về trí thức (Nguyễn Văn Tuấn)[2], Trí thức (Nguyễn Đình Đăng)[3], Để người đảng dạy thành trí thức (Huệ Đăng)[4], Nhân vụ án Cù Huy Hà Vũ, nhắc lại phong trào “Intellectuel” qua vụ án Alfred Dreyfus (Trương Nhân Tuấn)[5], Trí thức không bằng cục phân (Phan Thanh Bình)[6].
Bởi vậy trong bài viết này tôi sẽ chỉ khai triển những điều đã bàn ấy một cách cụ thể để mọi người có thể dễ dàng nhận ra ai là người trí thức và ai chỉ là chuyên viên hay thợ làm việc bằng trí óc.
Qua các điều đã bàn của các bài viết ấy chúng ta có thể tóm gọn tiêu chí xác định trí thức một cách cụ thể và rõ ràng như sau: Người trí thức là người hướng dẫn xã hội tìm kiếm những phương cách tốt nhất để phục vụ con người với mục đích bảo vệ quyền làm người cho mọi người. Với tiêu chí này chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra ai là trí thức và ai không phải là trí thức mà chỉ là chuyên viên hay thợ làm việc bằng trí óc dù họ muốn tự xưng danh như vậy.
Để đạt được tiêu chí ấy người trí thức phải hội đủ một số tố chất:
- luôn tìm hiểu và học hỏi về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của con người;
- suy nghĩ độc lập và phê phán để rà soát những hiểu biết của mình xem có chính xác, khách quan và phù hợp với thực tiễn cụ thể không hay chỉ mang tính thuần lí xa rời thực tế;
- luôn đặt ra cho mình những câu hỏi về những vấn đề hiện tại của cuộc sống để dám mạnh dạn vứt bỏ những điều mình vẫn tin là đúng nhưng với thực tế hiện nay không còn đúng và phù hợp nữa. Điều này hơi bị khó với nhiều người. Chúng ta có thể thấy nhiều thí dụ cụ thể đang diễn ra hàng ngày của nhiều vị tự cho mình là trí thức.
Có những câu hỏi mà nhiều người có học luôn tìm cách né tránh để trốn chạy sự thực như:
Qua các điều đã bàn của các bài viết ấy chúng ta có thể tóm gọn tiêu chí xác định trí thức một cách cụ thể và rõ ràng như sau: Người trí thức là người hướng dẫn xã hội tìm kiếm những phương cách tốt nhất để phục vụ con người với mục đích bảo vệ quyền làm người cho mọi người. Với tiêu chí này chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra ai là trí thức và ai không phải là trí thức mà chỉ là chuyên viên hay thợ làm việc bằng trí óc dù họ muốn tự xưng danh như vậy.
Để đạt được tiêu chí ấy người trí thức phải hội đủ một số tố chất:
- luôn tìm hiểu và học hỏi về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của con người;
- suy nghĩ độc lập và phê phán để rà soát những hiểu biết của mình xem có chính xác, khách quan và phù hợp với thực tiễn cụ thể không hay chỉ mang tính thuần lí xa rời thực tế;
- luôn đặt ra cho mình những câu hỏi về những vấn đề hiện tại của cuộc sống để dám mạnh dạn vứt bỏ những điều mình vẫn tin là đúng nhưng với thực tế hiện nay không còn đúng và phù hợp nữa. Điều này hơi bị khó với nhiều người. Chúng ta có thể thấy nhiều thí dụ cụ thể đang diễn ra hàng ngày của nhiều vị tự cho mình là trí thức.
Có những câu hỏi mà nhiều người có học luôn tìm cách né tránh để trốn chạy sự thực như:
- Tại sao thực tế lại chỉ cho thấy là các nước theo chế độ dân chủ tự do phát triển nhanh và giàu mạnh hơn các nước theo chế độ cộng sản hoặc độc tài mà không ngược lại?
- Tại sao thực tế cũng cho thấy là nạn tham nhũng cửa quyền lại xảy ra thường xuyên ở các nước độc tài hoặc dân chủ nửa vời hơn là ở các nước thực sự dân chủ?
- Tại sao Việt Nam lại có nhiều tệ nạn tham nhũng và cửa quyền như vậy?
- Tại sao đảng Cộng Sản Việt Nam càng hô hào chống tham nhũng cửa quyền và học tập đạo đức của Hồ Chí Minh thì tệ nạn tham nhũng và cửa quyền lại càng phình ra to đùng và càng trở nên khủng hơn?
- Có phải là do lỗi của hệ thống và cơ chế như Đảng và nhà nước vẫn thường nói để chạy tội không?
- Nếu là lỗi của hệ thống và cơ chế thì là lỗi nào?
- Có phải đó là lỗi có nguồn gốc từ việc Đảng được độc quyền lãnh đạo mãi mãi không?
- Có phải việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh để chống tệ nạn tham nhũng và cửa quyền là một hành động duy ý chí và xa rời thực tế vì nó không phải là biện pháp đủ để kiềm chế lòng hàm tiền và quyền lực - một loại thuốc phiện - của con người?
- Tại sao các nước thực sự dân chủ không cần kêu gọi cán bộ nhân viên học tập đạo đức của bất kì ai mà vẫn ít xảy ra tham nhũng cửa quyền?
- Có phải vì họ cho người dân cái quyền tự do ứng cử và bầu cử để bất kì lúc nào cũng có thể đuổi những người bất tài, tồi dở, tham nhũng, cửa quyền và thay thế bằng những người xứng đáng hơn?
Nếu mỗi người đều cố gắng trả lời các câu hỏi trên một cách khách quan và được rà soát lại bằng thực tiễn đang diễn ra thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra được những hướng đi tốt đẹp hơn cho đất nước chúng ta trong giai đoạn khó khăn hiện tại với nhiều tệ nạn và suy thoái.
- không sợ và không thoả hiệp với những cái xấu và tồi dở, không phục vụ quyền sống của mọi người để dám phê phán và cổ võ cho cái mới tốt đẹp hơn. Đây là một tố chất rất quan trọng để cho thấy ai là trí thức và ai chỉ là chuyên viên hoặc thợ làm việc bằng trí óc.
Rất tiếc là nền giáo dục của Việt nam từ trước đến nay không phải là nền giáo dục đào tạo trí thức đúng nghĩa. Nó không dạy người học suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phê phán. Nó không cho người học có ý kiến khác với bài giảng dạy. Nó chỉ có mục đích đào tạo ra các chuyên viên và thợ có khả năng làm việc bằng trí óc. Thời phong kiến nền giáo dục chỉ nhằm đào tạo các quan phục vụ cho vua. Nó bắt người học phải tuân theo từng chữ từng câu của thánh hiền và không được phép có ý kiến trái với lời dạy của thánh hiền. Thời thuộc địa thì nền giáo dục cũng chỉ nhằm đào tạo các chuyên viên và thợ giỏi phục vụ cho chính phủ thuộc địa. Và đến thời cộng sản hiện nay thì nền giáo dục cũng chỉ có mục đích nhằm đào tạo các người phục vụ cho đảng. Nó chỉ chú ý vào việc thần thánh hoá đảng và nhồi nhét người học tinh thần suy tôn đảng, trung thành với đảng. Bởi vậy không có gì lạ khi chúng ta có nhiều chuyên viên và thợ làm việc bằng trí óc nhưng có quá ít trí thức.
Mặc dù hệ thống giáo dục của Việt Nam không có ý đào tạo trí thức. Nhưng nhờ hệ thống liên mạng toàn cầu và nhận thức của nhiều người là dù mình không muốn dây dưa với chính trị nhưng chính trị cứ liên quan tới cuộc sống hàng ngày của mình mà một tầng lớp trí thức Việt Nam đang hình thành và càng ngày càng lớn mạnh dù đảng Cộng Sản Việt Nam không muốn. Tầng lớp ấy đang có những người rất trẻ và là nữ giới như Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), Jane Hoàng (Huỳnh Thục Vy), Trịnh Kim Kim (Trịnh Kim Tiến), Joyce Anne Nguyễn (Nguyễn Đắc Hải Di) v.v....
Đến nay đảng Cộng Sản Việt Nam đã tròn 82 tuổi. Những suy thoái của tuổi già đã xuất hiện và không thể cứu chữa được nữa. Đảng đang trở thành lực cản và gánh nặng cho xã hội. Và nó cũng sẽ để lại nhiều hậu quả tại hại cho đất nước sau khi nó phải rũ áo ra đi trong một ngày không xa. Tuy vậy sau khi đảng Cộng Sản ra đi, tương lai của đất nước chúng ta vẫn sẽ khá hơn. Bởi vì chúng ta đang có một tầng lớp trí thức càng ngày càng lớn mạnh với nhiều người còn rất trẻ. Đó là niềm hi vọng và sự may mắn của đất nước chúng ta.
Nếu mỗi người đều cố gắng trả lời các câu hỏi trên một cách khách quan và được rà soát lại bằng thực tiễn đang diễn ra thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra được những hướng đi tốt đẹp hơn cho đất nước chúng ta trong giai đoạn khó khăn hiện tại với nhiều tệ nạn và suy thoái.
- không sợ và không thoả hiệp với những cái xấu và tồi dở, không phục vụ quyền sống của mọi người để dám phê phán và cổ võ cho cái mới tốt đẹp hơn. Đây là một tố chất rất quan trọng để cho thấy ai là trí thức và ai chỉ là chuyên viên hoặc thợ làm việc bằng trí óc.
Rất tiếc là nền giáo dục của Việt nam từ trước đến nay không phải là nền giáo dục đào tạo trí thức đúng nghĩa. Nó không dạy người học suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phê phán. Nó không cho người học có ý kiến khác với bài giảng dạy. Nó chỉ có mục đích đào tạo ra các chuyên viên và thợ có khả năng làm việc bằng trí óc. Thời phong kiến nền giáo dục chỉ nhằm đào tạo các quan phục vụ cho vua. Nó bắt người học phải tuân theo từng chữ từng câu của thánh hiền và không được phép có ý kiến trái với lời dạy của thánh hiền. Thời thuộc địa thì nền giáo dục cũng chỉ nhằm đào tạo các chuyên viên và thợ giỏi phục vụ cho chính phủ thuộc địa. Và đến thời cộng sản hiện nay thì nền giáo dục cũng chỉ có mục đích nhằm đào tạo các người phục vụ cho đảng. Nó chỉ chú ý vào việc thần thánh hoá đảng và nhồi nhét người học tinh thần suy tôn đảng, trung thành với đảng. Bởi vậy không có gì lạ khi chúng ta có nhiều chuyên viên và thợ làm việc bằng trí óc nhưng có quá ít trí thức.
Mặc dù hệ thống giáo dục của Việt Nam không có ý đào tạo trí thức. Nhưng nhờ hệ thống liên mạng toàn cầu và nhận thức của nhiều người là dù mình không muốn dây dưa với chính trị nhưng chính trị cứ liên quan tới cuộc sống hàng ngày của mình mà một tầng lớp trí thức Việt Nam đang hình thành và càng ngày càng lớn mạnh dù đảng Cộng Sản Việt Nam không muốn. Tầng lớp ấy đang có những người rất trẻ và là nữ giới như Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), Jane Hoàng (Huỳnh Thục Vy), Trịnh Kim Kim (Trịnh Kim Tiến), Joyce Anne Nguyễn (Nguyễn Đắc Hải Di) v.v....
Đến nay đảng Cộng Sản Việt Nam đã tròn 82 tuổi. Những suy thoái của tuổi già đã xuất hiện và không thể cứu chữa được nữa. Đảng đang trở thành lực cản và gánh nặng cho xã hội. Và nó cũng sẽ để lại nhiều hậu quả tại hại cho đất nước sau khi nó phải rũ áo ra đi trong một ngày không xa. Tuy vậy sau khi đảng Cộng Sản ra đi, tương lai của đất nước chúng ta vẫn sẽ khá hơn. Bởi vì chúng ta đang có một tầng lớp trí thức càng ngày càng lớn mạnh với nhiều người còn rất trẻ. Đó là niềm hi vọng và sự may mắn của đất nước chúng ta.
Văn Thế Nguyên
(10-02-2012)
(10-02-2012)
Chú thích:
[1] Về vai trò của trí thức (Nguyễn Văn Tuấn)
[2] Lại bàn về trí thức (Nguyễn Văn Tuấn)
[3] Trí thức (Nguyễn Đình Dăng)
[4] Để người đảng dạy thành trí thức (Huệ Đăng)
[5] Nhân vụ án Cù Huy Hà Vũ, nhắc lại phong trào “Intellectuel” qua vụ án Alfred Dreyfus (Trương Nhân Tuấn)
[6] Trí thức không bằng cục phân (Phan Thanh Bình)
[1] Về vai trò của trí thức (Nguyễn Văn Tuấn)
[2] Lại bàn về trí thức (Nguyễn Văn Tuấn)
[3] Trí thức (Nguyễn Đình Dăng)
[4] Để người đảng dạy thành trí thức (Huệ Đăng)
[5] Nhân vụ án Cù Huy Hà Vũ, nhắc lại phong trào “Intellectuel” qua vụ án Alfred Dreyfus (Trương Nhân Tuấn)
[6] Trí thức không bằng cục phân (Phan Thanh Bình)
.
.
.
No comments:
Post a Comment