Chủ nhật, ngày 19 tháng hai năm 2012
Tám mươi sáu năm trước, năm 1926, anh Phạm Tất Đắc đang học năm thứ tư bậc Thành Trung tại Trường Bưởi (Lycée du Protectorat) ở Hà Nội thì phong trào làm lễ Truy Điệu nhà cách mạng Phan Châu Trinh bộc phát và đã khơi dậy lòng ái quốc của học sinh, sinh viên khắp nơi. Anh Phạm Tất Đắc là một trong những người tham gia hăng hái nhất.
Trong niềm xúc cảm cao độ, anh đã đem hết tâm huyết để sáng tác một bài thơ dài để nói lên nỗi thống khổ cuả người dân mất nước và hô hào con cháu Lạc Hồng đứng lên đáp lời kêu gọi của Hồn Nước, bẻ gẫy xiềng xích nô lệ của ngoại bang. Đó là bài thơ Chiêu Hồn Nước, viết theo thể song thất lục bát, lời lẽ thật ai oán cảm động, nhưng cũng không kém phần hào hùng và cương quyết của một thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết. Bài thơ dài 200 câu, được chia làm năm phần. Vì bài thơ qúa dài, chỉ xin trích một số câu như sau:
Hăm lăm triệu trẻ già trai gái,
Bốn nghìn năm con cái Hồng Bàng
Cũng cửa nhà cũng giang san,
Thế mà nước mất nhà tan hỡi trời !
Nghĩ lắm lúc đương cười hóa khóc,
Muốn ra tay ngang dọc dọc ngang.
Vạch trời thét một tiếng vang,
Cho thân tan với giang san nước nhà.
Đồng bào hỡi! Con nhà Hồng Việt,
Có thân mà chẳng biết liệu đời.
Tháng ngày lần lữa đợi thời,
Ngẩn ngơ ỷ lại ở người, ai thương!
Nay sóng gió bốn phương dữ dội,
Có lẽ nào ngồi đợi mãi sao?
Đồng bào trút giọt máu đào,
Thương ôi! Tội nghiệp ai nào xót đây!
Cảnh như thế tình thì như thế !
Sống làm chi, sống để làm chi?
Đời người đến thế còn gì,
Nước non đến thế, còn gì nước non !
Hồn hỡi Hồn, con Hồng cháu Lạc!
Bấy lâu nay giặc giã chiến tranh,
Bấy lâu thịt nát xương tan,
Bấy lâu tím ruột thâm gan vì Hồn.
Hồn trở về hy sinh quyền lợi,
Mà tận tâm đối với nước non.
Dù cho thịt nát xương mòn,
Cái bầu nhiệt huyết vẫn còn như xưa.
Hồn trở về xoay trời đất lại,
Hồn trở về tát hải đạp sơn !
Chớ nề gió kép mưa đơn !
Mà đem gan chọi với cơn phong trần !
Cũng có kẻ làm thân trâu ngựa,
Cũng có người đầy tớ con đòi.
Cũng thằng buôn giống bán nòi,
Khôn thiêng chăng hỡi! Hồn coi cho tường…!
Có mồm nói, khôn đường mà nói,
Có chân tay, người trói chân tay,
Mập mờ không biết dở hay,
Ù ù cạc cạc, công nầy việc kia.
Hồn trở về non sông nước cũ,
Mà mau mau giết lũ tham tàn,
Mau mau giết lũ hại đàn,
Túi tham cướp hết bạc vàng của dân.
Hồn trở về cho dân tỉnh lại,
Không ngu ngu dại dại như xưa.
Không còn khó nhọc sớm trưa,
Không còn nắng nắng mưa mưa dãi dầu.
Bài thơ lịch sử Chiêu Hồn Nước vừa được nhà in Thanh Niên ở Hà Nội ấn loát và phát hành được vài hôm thì bị chính quyền Pháp tịch thu và ra lệnh bắt giam luôn tác giả và quản lý nhà in. Anh Đắc bị truy tố về tội chống phá chính phủ Bảo Hộ và bị phạt tù 4 năm mặc dầu lúc đó anh vẫn còn ở tuổi vị thành niên.
Việc thực dân Pháp bắt anh và bỏ tù anh, chẳng có gì là lạ bởi vì chúng là bọn xâm lăng, bọn cướp nước. Còn anh là người yêu nước. Anh làm bài thơ Chiêu Hồn Nước để khơi dậy lòng yêu nước của con dân nước Việt hãy cam đảm đứng lên chống lại thực dân Pháp, đòi lại độc lập tự do cho nước nhà.
Nay, sau tám mươi sáu năm, Việt Khang, một người Nhạc Sĩ yêu nước cũng đã làm một bài nhạc yêu nước nhan đề “Việt Nam tôi đâu” cũng chỉ để nói lên lòng yêu nước của mình trước tình trạnh đất nước đang mất dần bởi sự xâm lấn của Trung Cộng mà bọn ngụy quyền Việt Cộng vì qúa hèn nhát, không hề dám phản đối một lời. Bài “Việt Nam tôi đâu ?” như sau::
Việt Nam ơi…thời gian qúa nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi.
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói…
Mẹ Việt Nam đau từng cơn sót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giầu sang dối gian.
Giờ đây…Việt Nam còn hay đã mất?
Mà giặc Tầu ngang tàng trên quêu hương ta?
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tầu.
Là một người con dân Việt Nam,
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm,
Người người cùng nhau đứng lên
Đáp lời song núi.
Tưng đoàng người đi chẳng nề chi già trẻ trai gái,
Giơ tay cao chống quân xâm lược,
Chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam.
Việt Nam tôi đâu???
Việt Nam tôi đâu???
Và bài thứ 2 của anh là bài “Anh là ai” để nói lên những nỗi khắc khoải, uất ức của mình khi thấy những cảnh bất công của xã hội đương thời, những cảnh người dân nghèo bị hiếp đáp, những thanh niên chỉ vì muốn tỏ bầy tinh thần yêu nước của mình mà bị công an của ngụy quyền Việt Cộng đánh đập tàn nhẫn, dã man với những lời lẽ tha thiết như sau:
Xin hỏi anh là ai?
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai
Xin hỏi anh là ai?
sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Xin hỏi anh là ai?
không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tinh yêu quê hương này
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
dân tộc anh ở đâu?
sao đan tâm, làm tay sai cho tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngã nghiên
dân tộc tôi, sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn
Việt Nam.
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai
Xin hỏi anh là ai?
sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Xin hỏi anh là ai?
không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tinh yêu quê hương này
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
dân tộc anh ở đâu?
sao đan tâm, làm tay sai cho tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngã nghiên
dân tộc tôi, sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn
Việt Nam.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngã nghiên
dân tộc tôi sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn
Việt Nam.
khi nước việt nam đang ngã nghiên
dân tộc tôi sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn
Việt Nam.
Nghe những lời ca thảm thiết và ai oán trên của Việt Khang, là người Việt Nam, không ai là không khỏi ngậm ngùi và thương cảm cho số phận của người dân Việt trong nước, nhất là những đồng bào đang sinh sống ở nơi bờ biển và kiếm ăn bằng nghề đánh cá. Ấy vậy mà Việt Khang đã bị bắt và bị bỏ tù.
Là người Việt Nam, ai cũng phải thắc mắc và tự hỏi: “Chính quyền Việt Cộng là chính quyền của ai và đã đại diện cho ai, Việt Nam hay cho Trung Cộng mà bắt Việt Khang?”
Thật không có cái nhục nào to lớn bằng cái nhục của một dân tộc có một chính quyền hèn hạ và đốn mạt như chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay, một chính quyền bán nước hại dân, chỉ biết tham nhũng và hiếp đáp dân lành. Chúng đã coi dân như kẻ thù.
Chúng muốn tất cả dân tộc Việt Nam phải hèn nhát như bọn chúng. Phải chăng chúng muốn toàn dân Việt Nam phải làm nô lệ cho Trung Cộng?
Nếu không tại sao chúng lại đánh đập dã man, bắt giam và bỏ tù những người yêu nước, những người đã dám nói lên những việc làm sai trái, phản lại quyền lợi dân tộc của bọn chúng ?
Một chế độ không biết chăm lo săn sóc quyền lợi của người dân, không biết bảo vệ quyền lợi của người dân mà chỉ biết tham nhũng, hiếp đáp người dân. Một chế độ không biết lo cho tương lai của dân tộc, tiền đồ của tổ quốc thì có còn xứng đáng là chính quyền của dân nữa hay không?
Một chính quyền chỉ biết vâng lời ngoại bang, nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang và gây ra không biết là bao nhiêu cảnh tang thương, chết chóc cho dân tộc như bọn lãnh đạo ngụy quyền Hà Nội hiện nay đã làm thì có còn xứng đáng để người dân tôn trọng và phục tùng hay không?
Tóm lại, Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không những là một chế độ phản dân, hại nước mà còn là một chế độ bán nước, người dân có quyền và có lý do chính đáng lật đổ chúng để xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn.
Vì thế việc lật đổ chính quyền Cộng Sản VN hiện nay, không những là một quyền tối thượng của người dân mà còn là một nhiệm vụ cao cả của người dân.
Phải chăng biến cố Việt Khang là điềm báo trước ngày tàn của Chế độ Cộng Sản Việt Nam đã tới?
Lê Duy San
.
.
.
No comments:
Post a Comment