BBC
Cập nhật: 14:49 GMT - thứ ba, 7 tháng 6, 2011
Hôm thứ Ba 7/6, Trung Quốc lên tiếng thúc giục Việt Nam hãy có "những nỗ lực nghiêm túc" nhằm giải quyết tình trạng giận dữ quanh vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Đông, sau khi hàng trăm người tham dự cuộc biểu tình hiếm hoi tại Hà Nội nhằm phản ứng lại hành động của Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội trở nên căng thẳng trong 10 ngày qua, quanh cuộc tranh cãi kéo dài lâu nay về vấn đề chủ quyền ở vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giàu trữ lượng tài nguyên.
Hãng tin AFP trích lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và các vùng lãnh hải lân cận."
"Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đạt được nhận thức chung quan trọng về phương cách xử lý các vấn đề trên biển và duy trì sự ổn định ở Nam Hải."
"Chúng tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có những nỗ lực nghiêm túc nhằm thực thi các nhận thức chung đó."
Bản tiếng Anh trích thuật tuyên bố của ông Hồng Lỗi dùng từ "Spratlys" là tên tiếng Anh của quần đảo Trường Sa, còn biển Nam Hải là tên mà Trung Quốc dùng để chỉ khu vực Việt Nam gọi là Biển Đông.
Một nhóm chừng 300 người đã biểu tình tại Hà Nội, mang theo các dòng chữ như "Đả đảo Trung Quốc gây hấn".
Họ đã gặp gỡ âm thầm chừng nửa giờ đồng hồ hôm Chủ Nhật, trước khi giải tán trong ôn hòa khi bị chừng 50 cảnh sát có vũ trang yêu cầu.
Phớt lờ hiện trạng
Hồi tháng Năm, tàu hải giám của Trung Quốc đã chặn một tàu thăm dò khai thác dầu của Việt Nam ở Biển Đông, điều bị Hà Nội coi là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển.
Việt Nam đã cáo buộc Trung Quốc mở rộng phạm vi tranh chấp và đòi Bắc Kinh phải bồi thường thiệt hại trong vụ trên. Trung Quốc thì đòi Việt Nam phải chấm dứt hoạt động ở các vùng biển đang tranh cãi.
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm xa hơn về phía nam đều giàu trữ lượng tài nguyên và nằm trên các tuyến hàng hải chiến lược.
Cả Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn phần đối với vùng lãnh hải đang có tranh chấp này.
Những căng thẳng mới đây khiến cho Hoa Kỳ hôm thứ Bảy đã phải ra lời cảnh báo rằng các tranh chấp có thể sẽ dẫn tới cuộc xung đột có vũ trang.
Hôm 7/6, báo New York Times, ấn bản online có bài của tác giả Philip Bowring, bình luận rằng Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò của Việt Nam ở ngay vùng biển mà các nước khác đều coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bài báo này nhận xét hành động mới nhất, cùng các hành động hồi năm 2010 như gây sự về vấn đến lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ, hay việc Bắc Kinh khiến Nam Hàn tức giận vì đã không lên án sự hung hăng của Bình Nhưỡng, cho thấy Trung Quốc đang tỏ thái độ không tôn trọng hiện trạng thực tế trong vấn đề lãnh thổ với các quốc gia láng giềng.
Cũng trong ngày 7/6, báo chí Philippines trích lời quan chức nước này nói rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ "là đảm bảo an toàn" cho vùng biển có tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói Hoa Kỳ "có quyền lợi trong việc duy trì ổn định, an ninh và tự do tại tuyến hải hành bận rộng thứ nhì thế giới".
Ông cũng cho rằng sự có mặt của Mỹ có tác dụng răn đe mọi hành động bất hợp pháp ở vùng biển này.
.
.
Thái An - Vietnamnet
Cập nhật lúc 07/06/2011 06:52:49 PM (GMT+7)
Trung Quốc lại vừa lên tiếng đòi Việt Nam thực hiện “các nỗ lực nghiêm túc” để giải quyết tranh cãi mới xảy ra ở Biển Đông.
Mạng Mysinchew vừa dẫn lời người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với báo chí rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi với quần đảo Trường Sa và lãnh hải gần đó. Trung Quốc và Việt Nam nhiều lần đã đạt được sự đồng thuận quan trọng về cách xử lý phù hợp các vấn đề hàng hải và duy trì ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ có các nỗ lực nghiêm túc để thực hiện những đồng thuận liên quan”.
Về vụ việc mới xảy ra ở Biển Đông, hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo chiều ngày 29/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Theo bà Nguyễn Phương Nga thì: “Đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp".
Tính tới hôm nay, bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ít nhất ba lần lên tiếng bênh vực hành động của tàu hải giám. Ngày 29/5, người phát ngôn Khương Du của bộ này nói: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.
Giống như mọi tuyên bố sau khi xảy ra những tranh chấp ở Biển Đông với các bên liên quan, bà vẫn khẳng định: "Trung Quốc đã cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các bên có liên quan để tìm kiếm một giải pháp cho các tranh chấp liên quan”.
Sau đó, chiều 31/5, trong cuộc họp báo thường kỳ, bà lại cho rằng, Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông. Bà còn nhấn mạnh: "Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”. Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tuyên bố: "Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”.
Cũng trong thời gian gần đây, đáp trả việc Philippines lên tiếng về việc các tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói: "Tôi không biết về điều này. Những gì tôi muốn nhấn mạnh là các công ty Trung Quốc có liên quan thực hiện các hoạt động kinh tế ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc là hoàn toàn bình thường”.
Hôm 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á. “Tôi e rằng nếu không có quy tắc và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này thì còn sẽ có đụng độ”, ông Gates nói tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh cấp cao châu Á.
Thái An
.
.
Thanh Phương - RFI
Thứ ba 07 Tháng Sáu 2011
Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố là "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được trên quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh". Theo ông, "Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đạt đền một sự đồng thuận quan trọng về cách thức thích hợp để giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì sự ổn định trên biển Nam Hải". Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam nên có những nỗ lực "nghiêm chỉnh" để duy trì sự đồng thuận này.
Ngày chủ nhật 5/6/2011 vừa qua, hàng ngàn người, đa số là giới trẻ, đã tham gia biểu tình rầm rộ ở Hà Nội và nhất là ở Sài Gòn, để phản đối chính quyền Trung Quốc về những hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, đặc biệt qua vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cáp của tàu Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các cuộc biểu tình này này đã được thông tin rộng rãi trên mạng và trên báo chí quốc tế. Thế nhưng, Thông tấn xã Việt Nam ngày 5/6 lại khẳng định thông tin về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc là "thông tin sai sự thật", vì "chỉ có một số ít người tự phát tụ tập" trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn.
Nghe (02:13) : Ông Phạm Xuân Nguyên
Bản tin nói trên của Thông tấn xã Việt Nam đã gây bất bình, đặc biệt là đối với những người đã trực tiếp tham gia cuộc biểu tình ngày 5/6, trong đó có nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Sống ở Hà Nội, nhưng nhân lúc đang công tác ở miền Nam, ông Phạm Xuân Nguyên đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn:
" Một sự kiện có thật như thế, một sự kiện rõ ràng là có sự đồng thuận và được bật đèn xanh như thế, đã diễn ra một cách tốt đẹp, mà báo chí chính thức lại không nói một tiếng. Đứng về mặt thông tin đơn thuần, như vậy là không được. Một sự kiện xảy ra trên đất nước mình, một sự kiện mang ý nghĩa lớn, mà báo chí lại không đưa.
Bản tin của TTXVN chắc là bản tin buộc phải đưa ra, nhưng lại không phản ánh đúng thực tế đã diễn ra ngày hôm ấy tại Hà Nội và TP HCM. Ngay cả cụm từ « một số người » đã là không chính xác cả về mặt từ ngữ lẫn thông tin báo chí.
Sắp tới đây lại là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6. Ở đây có một vấn đề được đặt ra là thông tin báo chí phải đi kịp với những diễn biến của thời cuộc. Đấy cũng là một phương tiện hữu hiệu và mạnh mẽ giúp cho phong trào yêu nước hiện nay phát triển hơn nữa, vì mục đích tối cao là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của đất nước ta.
Bản tin của TTXVN có lẽ là nằm trong một định hướng, đó là những gì về mặt chính thức, Nhà nước, thì không được nói mạnh. Ví dụ, vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cáp tàu Bình Minh 02, cho đến bây giờ vẫn là người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố. TTXVN là một cơ quan của Nhà nước, nên không được phép hoặc chưa được phép phát ngôn chính thức về chuyện này. Họ coi biểu tình vừa qua chỉ là phản ứng của dân chúng, của lớp trẻ. Có thể đó là một chiến lược, chiến thuật ngoại giao."
.
.
08-06-2011
Bắc Kinh – Trung Quốc hôm qua thứ Ba ngày 7 tháng Sáu lên tiếng thúc giục Việt Nam phải có “những nỗ lực nghiêm chỉnh” để giải quyết chuyện xung đột trong tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Nam Hải, sau khi hằng trăm người đã tổ chức một cuộc biểu tình hiếm có ở Hà Nội để phan đối những hành động của Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ngày càng căng thẳng trong 10 ngày qua vì chuyện tranh chấp lãnh dải dài lâu liên quan đến tính chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có khả năng chứa nhiều khoáng sản trong lòng biển.
“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được lên quần đảo Trường Sa và vùng lãnh hải quanh đó,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Hong Lei nói với các phóng viên.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ngày càng căng thẳng trong 10 ngày qua vì chuyện tranh chấp lãnh dải dài lâu liên quan đến tính chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có khả năng chứa nhiều khoáng sản trong lòng biển.
“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được lên quần đảo Trường Sa và vùng lãnh hải quanh đó,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Hong Lei nói với các phóng viên.
“Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được sự nhất trí quan trọng nhiều lần trước đây để giải quyết vấn đề biển như thế nào cho thích hợp và duy trì sự ổn định trong vùng Biển Nam Hải,” ông nói thêm.
“Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ có những nỗ lực nghiêm chỉnh để thi hành sự nhất trí thích hợp đó.”
Một nhóm khoảng chừng 300 người biểu tình ở Hà Nội – mang những biểu ngữ như “Phản đối Trung Quốc gây rắc rối” – đã âm thầm tụ lại khoảng nữa giờ hôm Chủ Nhật trước khi giải tán một cách ôn hoà, trước sự yêu cầu của 50 cảnh sát vũ trang.
Hôm tháng Năm, tàu tuần tra của Trung Quốc đã chận và làm khó dễ tàu khai thác dầu của Việt Nam ở vùng biển Nam Hải, mà Hà Nội cho đó là một sự vi phạm chủ quyền và cũng là một sự vi phạm công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam lên án Trung Quốc đã gia tăng mức độ tranh chấp và yêu cầu Bắc Kinh bồi thường cho những thiệt hại mà tàu tuần tra Trung Quốc gây cho tàu Việt Nam. Trung Quốc đã nói với Việt Nam là ngưng những hoạt động của Việt Nam trong vùng biển đang còn tranh chấp.
Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á và Đài Loan cũng cho mình có chủ quyền toàn phần hay chỉ một phần trong vùng này, và sự căng thẳng bùng lên lần này đã làm Hoa Kỳ lên tiếng cảnh cáo hôm thứ Bảy ngày 4 tháng Sáu (DCVOnline: ở Singapore và qua hội nghị an ninh vùng Á châu) là sự tranh chấp này có thể đưa đến sự xung đột võ trang.
“Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ có những nỗ lực nghiêm chỉnh để thi hành sự nhất trí thích hợp đó.”
Một nhóm khoảng chừng 300 người biểu tình ở Hà Nội – mang những biểu ngữ như “Phản đối Trung Quốc gây rắc rối” – đã âm thầm tụ lại khoảng nữa giờ hôm Chủ Nhật trước khi giải tán một cách ôn hoà, trước sự yêu cầu của 50 cảnh sát vũ trang.
Hôm tháng Năm, tàu tuần tra của Trung Quốc đã chận và làm khó dễ tàu khai thác dầu của Việt Nam ở vùng biển Nam Hải, mà Hà Nội cho đó là một sự vi phạm chủ quyền và cũng là một sự vi phạm công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam lên án Trung Quốc đã gia tăng mức độ tranh chấp và yêu cầu Bắc Kinh bồi thường cho những thiệt hại mà tàu tuần tra Trung Quốc gây cho tàu Việt Nam. Trung Quốc đã nói với Việt Nam là ngưng những hoạt động của Việt Nam trong vùng biển đang còn tranh chấp.
Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á và Đài Loan cũng cho mình có chủ quyền toàn phần hay chỉ một phần trong vùng này, và sự căng thẳng bùng lên lần này đã làm Hoa Kỳ lên tiếng cảnh cáo hôm thứ Bảy ngày 4 tháng Sáu (DCVOnline: ở Singapore và qua hội nghị an ninh vùng Á châu) là sự tranh chấp này có thể đưa đến sự xung đột võ trang.
© DCVOnline
.
.
.
No comments:
Post a Comment