Wednesday, June 22, 2011

XỨ THIÊN ĐƯỜNG XÂY NHÀ MÁY LỌC DẦU (Phan Thế Hải)



Phan Thế Hải
Đăng ngày: 15:34 19-06-2011

Chuyện tập đoàn Vinashin lỗ bung bét được coi là phần nổi của nền kinh tế quốc doanh xứ Thiên đường. Ty nhiên, có chuyện khác cũng hấp dẫn không kém là chuyện nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đây được coi là sự rối ren trong đường lối kinh doanh của nhà Sản dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Tiệc.

Đã một vài lần đến Dung Quất, Chủ tịch xin hầu bạn đọc chuyện xây nhà máy lọc dầu của nhà Sản.

26/6/1986, Xí nghiệp LD Dầu khí Việt-Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ từ giàn MSP-1. Sự kiện này khiến VN có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới.
Tính đến nay, xứ Thiên đường ta đã có dư ¼ thế kỷ khai thác dầu thô, với sản lượng trên 300 triệu tấn. Dưng khác với các nước khác, xứ ta, hút dầu lên chỉ để bán rồi mua các sản phẩm dầu mỏ từ các nước Tưbổn.

Giàu như thằng Kuweit hay Bruney cũng xây nhà máy lọc dầu. Không có giọt dầu thô nào như thằng Nhật bổn hay thằng Sing cũng xây nhà máy lọc dầu. Lọc dầu là nghành công nghiệp lãi lớn, 1 ăn 1. Dầu là nguyên liệu chiến lược, là máu của nền kinh tế, hút dầu thô lên chỉ để bán xài chơi là cớ làm sao?

Cách làm này khiến người ta nghĩ đến chuyện Công tử Bạc Liêu ở Nam bộ, bán thóc đong gạo ăn cho khoẻ, nhưng không phải như vậy. Chuyện bán dầu thô, nhập sản phẩm có thể ví như bán thóc ăn đặc sản thì hợp hơn.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xem như một dự án thế kỷ của Việt Nam, không chỉ vì quy mô đầu tư trên 3 tỉ USD, mà còn ở quãng thời gian kể từ lúc thai nghén cho đến ngày hoàn thành kéo dài tới hơn hai thập niên.
Dự án này được Nhà sản ấp ủ từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Đến đầu những năm 90, Total của Pháp chính thức đề xuất với nhà Sản. Theo đó vốn đầu tư ước tính 1,5 tỉ USD và Total đã đạt được được một số thỏa thuận ban đầu với phía VN.

Đầu 1995, Thủ tướng Kiệt, với sự tham vấn của Phó TT Lương (quê Quảng Ngãi)đã quyết định chọn Dung Quất làm địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu số một, thay vì Long Sơn- Bà Rịa - Vũng Tàu như đề xuất của Total.
Sau sự kiện này, Total quyết định hủy bỏ kế hoạch đầu tư sau nhiều năm theo đuổi dự án.

Liên tiếp hai năm sau đó, nhiều tập đoàn đến từ Hàn Quốc (Hyundai), Malaysia (Petronas) cũng tiếp cận với dự án và nhanh chóng rút lui do dịa điểmđặt nhà máy ở Dung Quất không khả thi về kinh tế.

Tháng 7/1997, chủ trương đầu tư được Quốc hội thông qua, Chính phủ quyếtđịnh tự thực hiện dự án và giao cho PetroVietnam làm chủ đầu tư.

Ngày 8/1/1998, lễ khởi công xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã được tổchức trọng thể tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Đầu tháng 2/1998, Việt Nam và Liên bang Nga lại ký hiệp định liên chính phủ về xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu tại Dung Quất. Đây là cơ sở để liên doanh nhà máy lọc dầu Việt -Nga (Vietross), giữa PetroVietnam và Zarubezhneft ra đời với vốn đầu tư 1,297 tỉ USD.
Một số chuyên gia của PetroVietnam đã tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của dự án do Vietross tiến hành, do tổng mức đầu tư của dự án chỉ chưa đầy 1,3 tỉ USD, trong khi kinh phí mà Chính phủ dự trù khi quyết định giao cho PetroVietnam đầu tư tới 1,5 tỉ USD.
Dự án vẫn được tiến hành và các đối tác của liên doanh đã hoàn tất xong giai đoạn đấu thầu để chọn tổng thầu cung cấp thiết bị và thi công cho hầu hết gói thầu của dự án, bao gồm cả gói xây dựng nhà máy chính.

Đầu năm 2003 Vietross tan, Zarubezhneft rút. Nguyên nhân: Do bất đồng, trongđó có việc chọn lựa công nghệ và nguồn cung cấp thiết bị, giữa hai đối tác có quyền quyết định ngang nhau, lại thêm địa điểm phải đặt ở Dung Quất.
PetroVietnam trở lại làm chủ đầu tư duy nhất của dự án và tiếp tục đàm phán để ký hợp đồng trọn gói cung cấp thiết bị và thi công gói thầu chính với Technip.

Tháng 3/2003, Chủ tịch đến Dung Quất, tự tay lái xe hơi chạy vô tư với tốcđộ 90km/h, ngắm thành phố Vạn Tường mênh mông bát ngát với những đàn bò ung dung gặm cỏ. Cũng tại đây, Chủ tịch gặp một số thằng bạn học vừa cho tàu cập cảng Dung Quất để nghe chúng nói về cái gọi là cảng nước sâu ở xứ này.

(Còn tiếp)
P.T.H.

Phan Thế Hải
Đăng ngày: 09:12 21-06-2011

Cứ như những thằng đi biển có nghề thì vịnh Dung Quất chẳng có gì là địa lợi cả.Vịnh hình móc câu, chỉ chắn được gió đông Nam, còn với gió đông bắc thì lãnhđủ. Muốn làm cảng nước sâu, phải đầu tư kè chắn sóng cực kỳ tốn kém. Đó là chưa nói đến chuyện, đáy vịnh thường xuyên bị sa bồi bởi sông Trà Bồng đổ ra vịnh.
Thêm vào đó, Bình Sơn là huyện nghèo ven biển, hạ tầng đơn sơ, dường nhưchưa có cơ sở dịch vụ nào đáng kể.

Tháng 2/2004, hợp đồng phát triển thiết kế tổng thể giữa PetroVietnam và Technip được PetroVietnam chấp thuận.

Tháng 11/2005 lễ khởi công các gói thầu quan trọng nhất của dự án mới được tiến hành, sau hơn một năm chờ đợi Chính phủ phê duyệt. Đến thời điểm này, kinh phí đầu tư của dự án không còn là 1,297 tỉ USD nữa, mà đã vọt lên tới 2,501 tỉ USD.
Nguyên nhân: USD mất giá so với đồng euro; giá cả thiết bị nhà máy lọc dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh, là những nguyên nhân chính. Cùng với đó, do tầm nhìn hạn hẹp về nhu cầu thị trường và sự áp đặt chủ quan để làm cho dự ánđược khả thi, cũng góp phần không ít vào sự thay đổi này.

Trước đây, theo thiết kế, đến 80% xăng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là xăng Mogas 82. Đây là cấp sản phẩm mà ngày nay đã không còn xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Do vậy, trong quá trình đàm phán với Technip, Việt Nam đã phải bổ sung vào thiết kế hai phân xưởng kỹ thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn xăng Mogas 82 trong danh mục sản phẩm để thay bằng loại xăng Mogas 92 và 95.
Quyết định này cũng đồng nghĩa với việc tăng chí phi khoảng 200 triệu USD. Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải tăng dự toán cho hàng loạt hạng mục đầu tư khác, như đê chắn sóng, cảng xuất, nhập nguyên liệu và thành phẩm, thuê tư vấn giám sát...

Bạn Chủ tịch, một chuyên gia của PetroVietnam cho biết, ngay từ đầu bản thiết kế nguyên thủy của một tập đoàn Mỹ xây dựng đã có hai phân xưởng kỹ thuật, nhưng để cho dự án được khả thi về kinh tế, người ta đã cắt xén phần thiết kế và khi dự án được chuyển giao cho liên doanh Vietross, hai phân xưởng này đã không còn. Đó là nguyên nhân dự toán kinh phí đầu tư chỉ còn gần 1,3 tỉ USD, giảm 200 triệu USD so với dự trù trước đó.

Không chỉ đội chi phí, kế hoạch về tiến độ thực hiện dự án cũng liên tục bị phá vỡ. Điều này không chỉ gây lãng phí vốn đầu tư, do công trình chậm đưa vào khai thác, mà còn làm cho Việt Nam mất đi cơ hội khiến dự án trở nên hiệu quả (nhờ biến động về giá cả vật tư, thiết bị của thị trường nên giá trị nhà máy trở nên rẻ).

Từ năm 2002-2005, đồng Euro tăng mạnh so với đô la Mỹ, kéo theo giá thiết bị nhà máy lọc dầu (quy về USD) leo thang với mức tăng của nhiều loại thiết bịlên đến 160-300%.

Nếu dự án không bị chậm trễ và mọi thủ tục thẩm định, phê duyệt được thực hiện nhanh chóng hơn, xứ ta đã có một nhà máy lọc dầu công suất 6,5 triệu tấn/năm với chỉ 1,5 tỉ USD. Với chi phí này, chắc chắn lọc dầu Dung Quất đã có hiệu quả.

Tuy nhiên, 2,501 tỉ USD vẫn chưa phải là mức chi phí cuối cùng. Đến tháng 8/2010, Chính phủ phải quyết định tăng thêm gần 553 triệu USD nữa vào tổng dựtoán của dự án lọc dầu Dung Quất. Theo giải thích của lãnh đạo tập đoàn Dầu khí Việt Nam, việc bổ sung này nhằm “phù hợp với tình hình biến động giá cả và tạo điều kiệnđẩy nhanh tiến độ để hoàn thành 100% công suất của dự án”.

Như vậy, tổng mức đầu tư của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đến nay là 3,054 tỉUSD, trong đó phần xây lắp và thiết bị gần 2,7 tỉ USD, chi phí tài chính 90 triệu USD, vốn lưu động 200 triệu USD và còn lại là chi phí dự phòng và hỗ trợ cho các hộ dân phải di dời khỏi phạm vi dự án.

Ngày 22/02/2009, sau gần 15 năm kể từ khi Quốc hội thông qua chủ trươngđầu tư, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mới cho ra đời lô sản phẩm đầu tiên. Những tưởng mọi khó khăn của dự án đã qua đi, nhưng sự cố mới lại nảy sinh và đến nay, hơn một năm kể từ ngày cho ra đời sản phẩm, nhà thầu Technip vẫn chưa thể bàn giao nhà máy cho chủ đầu tư.

Sự cố bắt đầu từ 14/08/2009, khi một van ở phân xưởng cracking xúc tác bịhư, nên nhà máy phải ngừng hoạt động một tháng rưỡi để sửa chữa. Sau khi vận hành trở lại, nhà máy lại tiếp tục phải dừng để giải quyết hơn 170 lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành thử.

Ngày 25/02/2010, thời hạn cuối cùng để bàn giao nhà máy, theo yêu cầu của Chính phủ, tiếp tục trôi qua và đến cuối tháng 3/2010 vẫn còn khoảng 100 lỗi kỹthuật. Theo báo cáo của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước, các lỗi kỹ thuật xảy ra ở phân xưởng lưu huỳnh, phân xưởng trung hòa kiềm, xưởng cracking xúc tác, thiết bị ngưng chân không, máy nén khí tại phân xưởng sản xuất ni tơ, ống gia nhiệt tại bể chứa dầu thô...
Việc khắc phục các lỗi này có thể phải kéo dài tới tháng 10/2011. Tuy việc khắc phục thuộc trách nhiệm của nhà thầu, nhưng nó cũng gây thiệt hại cho chủ đầu tư vì không thể vận hành nhà máy hết công suất. Một đống tiền bỏ ra không sinh lợi như dự toán.

Dù sao, lỗi kỹ thuật cũng chỉ là khó khăn tạm thời. Vấn đề lớn hơn hiện nay chính là ở hiệu quả của dự án. Xứ người, xây nhà máy cỡ đó chỉ hết xấp xỉ 2 tỷ đô, còn xứ ta, con số đầu tư gần gấp đôi.

Hòng cứu vãn danh dự, Xứ Thiên đường hiện đang ban phát nhiều ưu đãi cho các sản phẩm của nhà máy Dung Quất. Trong đó có việc miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm. Nhờ đó, giá thành sản phẩm của nhà máy tạm thời cạnh tranh được với xăng, dầu nhập khẩu.

Dẫu sao thì Quốc doanh vẫn phải chủ đạo, kể cả chủ đạo trong việc được hưởng ân huệ về chính sách thuế và đầu ra sản phẩm.

P.T.H.
.
.
.

No comments: