Ông Trần Công Trục
Cập nhật lúc 17h07" , ngày 11/06/2011
(VnMedia)- “Trung Quốc đang có những hành động nằm trong chuỗi kế hoạch đã tính toán từ trước, sắp đặt mọi việc với mục tiêu làm phép thử với những nước khác có liên quan đến vấn đề Biển Đông. Nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ rơi vào bẫy của Trung Quốc đặt ra”, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ khẳng định.
Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, sau hai sự kiện liên tiếp mà Trung Quốc gây ra đối với Bình Minh 02 và Viking II của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đặc biệt lại diễn ra sau Shangri la 10 khiến cho mục đích của Trung Quốc càng lộ rõ. Nếu Việt Nam có bất cứ hành động nào không tỉnh táo, sẽ rơi vào "bẫy" mà Trung Quốc đang đặt ra.
Trong khi tại Đối thoại đó Trung Quốc đã 27 lần nhắc đến từ “hòa bình” trong phát biểu tại Đối thoại Shangri la 10. Tất cả những người tham dự Đối thoại Shangri la 10 đều hy vọng Trung Quốc sẽ thực hiện đúng như những gì họ đã nói. Mặc dù trên thực tế, đã nhiều lần Trung QUốc nói mà không làm.
Hy vọng và mong muốn của những nước tham gia Đối thoại Shangri la 10 là vấn đề biển Đông sẽ được giải quyết đúng đắn. Nhưng, quả thật là hy vọng mong manh khi chỉ vài ngày sau Đối thoại Shangri la 10 kết thúc, phía Trung Quốc đã lặp lại hành động cắt cáp tàu của PVN với sự bày binh bố trận có tính toán.
VnMedia : Như vậy, có thể hiểu hành động này là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Công Trục: Theo tôi, hành động của Trung Quốc đang mạnh mẽ hơn. Cùng kết quả là phá, nhưng hành động khác nhau. Trong sự kiện ngày 26/5, họ dùng tàu hải giám vào lãnh hải của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 02, nhưng lần này phía Trung Quốc lại dùng tàu đánh cá và luận điệu vướng vào chân vịt của tàu Viking II nên mới cắt cáp. Nhưng ngay sau khi tiến hành cắt cáp của Viking II lại xuất hiện một số tàu khác đến giải nguy cho tàu cắt cáp. Đây rõ ràng là hành vi phá hoại trắng trợn. Bản chất của vấn đề không có gì khác nhau cả, vẫn là phá hoại
Thật ra sự kiện xảy ra ngày 9/6 không phải là cái mới mà nó là tiếp tục trong chuỗi kế hoạch mà Trung Quốc đã tính toán, bố trí với mục tiêu làm phép thử đối với phản ứng của các nước trong khu vực và những nước khác có liên quan như Hoa Kỳ, Mỹ, Nga…
Điều đầu tiên họ muốn khẳng định trên thực tế họ đang thực hiện theo đúng quyền hạn của họ về đường biên giới chín đoạn trên biển Đông như bản đồ mà họ đưa ra công bố với Liên Hợp Quốc.
Bằng hành động này, phía Trung Quốc đang biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Họ đã bộc lộ công khai tham vọng của họ là muốn các bên cùng ngồi lại với nhau và hoạt động khai thác, thăm dò dầu trên biển Đông phải cùng hợp tác với Trung Quốc. Nghĩa là gác tranh chấp cùng khai thác trong vùng không phải là của mình mà hoàn toàn là vùng biển của nước khác. Điều này Trung Quốc đã thường nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần tại các diễn đàn kể cả song phương hay trong các hội nghị đa phương khác…
Nếu đã là vùng tranh chấp theo thông lệ thông thường thì phải ngồi lại đàm phán hoặc cùng khai thác để cùng được hưởng lợi.
Điều này cực kỳ vô lý. Nó cũng giống như việc của hai người hàng xóm, cùng có nhà có cửa nhưng một hôm một người tự ý vẽ phần ranh giới lãnh thổ của nhà bên và một mực cho rằng đó thuộc sở hữu của mình.
Điều đặc biệt khác là Trung Quốc tiếp tục làm điều này cùng với những thông tin khác như chuẩn bị đưa giàn khoan rất lớn 3 tỷ USD vào biển Đông; tăng cường lực lượng hải giám… cho thấy Trung Quốc đang âm hầm chuẩn bị những bước tiếp theo trong quá trình tranh giành tài nguyên của các nước trong khu vực biển Đông tại vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam.
Mặt khác, việc họ phá hoại cắt cáp những tàu nghiên cứu, thăm dò của PVN trong đó có những chuyên gia nước khác đang hợp tác với Việt Nam để tạo tâm lý lo lắng bất ổn cho các đối tác của ta. Họ sẽ tranh thủ hợp tác để tranh giành tài nguyên của Việt Nam.
Nếu như vì lý do tranh chấp như vậy mà các bên tranh chấp không đủ kiên nhẫn đủ tỉnh táo để xử lý cho đúng thông lệ quốc tế về chủ quyền pháp lý tạo ra một xung đột nào đó thì Trung Quốc có thể kiếm cớ đó để làm mạnh hơn, tăng xung đột. Vì Trung Quốc đang ở cái thế có sức mạnh áp đảo so với các nước trong khu vực. Trong khi những nước lớn có quyền lợi ở đây đang bận rất nhiều ở các khu vực khác. Nên việc họ để tâm để có hướn
Nếu chúng ta không xử lý triệt để, đúng mức mà do một cái gì đấy bột phát thì sẽ là cái cớ để Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh trên biển của Việt Nam. Nhưng không phải vì lý do này mà ta để mất chủ quyền của chúng ta.
VnMedia : Những hành động này có phải là sự vị phạm lãnh hải mạnh mẽ nhất từ 79 đến nay?
Ông Nguyễn Công Trục: Đây cũng là sự kiện khá là được dư luận quan tâm, nhưng không phải là bước đi mạnh mẽ nhất của Trung Quốc trong những năm gần đây đối với hoạt động ngoại giao với nước ta.
Năm 2008, Trung Quốc đã dùng lực lượng quân sự xuống chiếm một số đảo ở phía Tây quần đảo Trường Sa. Năm 2009, phía Trung Quốc một bước nữa tiến thẳng xuống phía Đông Nam của quần đảo Trường Sa chiếm đảo Vành Khăn và bắt đầu xây dựng một số cơ sở quân sự tại đây để tạo ra sự chiếm đóng xen kẹt với các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippin… Đây là sự xâm phạm nghiêm trọng có tính toán của phía Trung Quốc, đặt bàn đạp từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 đến việc chiếm Trường Sa của Việt Nam để mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.
Song song với những hoạt động đó, phía Trung Quốc cũng tiến hành một số các hành động khác để thể hiện rõ mưu đồ của mình. Cụ thể, năm 2009 khi Việt Nam nộp hồ sơ về ranh giới ngoài thềm lục địa 200 hải lý cho Tiểu ban ranh giới và thềm lục địa của Liên Hợp Quốc Trung Quốc có công hàm gửi Liên Hợp Quốc phản đối hồ sơ của Việt Nam. Kèm theo công hàm này là bản đồ có đường biên giới “hình lưỡi bò”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc biến bản đồ do một cá nhân người Đài Loan vẽ để dùng nó trong công tác tuyên truyền trên trường quốc tế. Sự kiện này bộc lộ ý đồ rất rõ ràng của Trung Quốc.
Tiếp theo việc hợp thức hóa “đường chín đoạn” bằng cách gửi cho một tổ chức quốc tế rất là quan trọng, Trung Quốc đã tiến hành các hành động để thể hiện quyền của mình như việc những năm gần đây Trung Quốc liên tục ban hành những lệnh cấm đánh bắt hải sản trong khu vực biển Đông trong đó có những vùng biển hoàn toàn của Việt Nam và một số vùng biển hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán tranh chấp.
Ngoài ra, phía Trung Quốc đã tiến hành bắt giữ, giam cầm, phá hoại tài sản của ngư dân Việt Nam gây ra những hậu quả rất to lớn cho người dân. Đây là những hành động không có tính nhân đạo đối với người dân Việt Nam trong việc kiếm sống mưu sinh trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Đầu năm nay, cũng đã diễn ra những hành động tương tự. Đáng nói là không những “bắt chẹt” Việt Nam mà họ còn có những hành động với Philippin như bắn đe dọa…
Lần này, họ tiến hành đưa các tàu hải giám, tàu vũ trang núp bóng tàu đánh cá vào phá hoại tàu thăm dò khai thác dầu khí của PVN như sự kiện ngày 26/5 và 9/6.
VnMedia : Để tránh những hành động tiếp theo nếu có của Trung Quốc thì chúng ta cần phải làm gì?
Ông Nguyễn Công Trục: Chúng ta mới có những tuyên bố về mặt nguyên tắc thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Nhưng điều này không ngăn cản được hành động của Trung Quốc. Như vậy, theo tôi một mặt chúng ta vẫn tiếp tục các biện pháp như đã làm và triển khai một số hoạt động có tính cụ thể hơn như yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho những hành động họ gây ra trong việc thăm dò, khai thác dầu của PVN để thế giới và các tổ chức thực hiện pháp lý khác được Liên Hợp Quốc lập ra để bảo vệ mình.
Mặt khác, tiếp tục đề nghị Trung Quốc ngồi lại để đàm phán về vấn đề biển Đông và cần nói một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn về việc Trung Quốc đã có những hành vi vi phạm vào vùng biển của Việt Nam và không phải là vùng biển có tranh chấp.
Trung Quốc muốn song phương, không muốn đa phương để bẻ gẫy bó đũa Asean. Nên nếu Asean không có tiếng nói thống nhất bằng một diễn đàn có tính chất đặc biệt để giải quyết vấn đề này. Bởi nếu chỉ có Việt Nam phát biểu thì chưa đủ sức mạnh.
Nên gửi toàn bộ hồ sơ chống phá của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam lên Liên Hợp Quốc. Chúng ta cần phải tận dụng cơ chế của Liên Hợp Quốc để chủ quyền của Việt Nam được đảm bảo.
VnMedia : Nhưng tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm hiện tại để thể hiện tham vọng của mình với Biển Đông và tại sao đến thời điểm gần đây mới công bố và thực hiện một số hành động theo luận điệu “đường lưỡi bò”?
Ông Nguyễn Công Trục: Đúng là có những lý do nhất định để Trung Quốc thực hiện hàng loạt những hành động trên biển Đông trong thời gian gần đây.
Ngoài việc Trung Quốc thăm dò phản ứng của các nước về vấn đề biển Đông, phía Trung Quốc có tính toán đến việc chuyển mâu thuẫn trong nội bộ ra bên ngoài để đánh lạc hướng dư luận trong nước.
Ngoài ra phía Trung Quốc cũng tính toán đến bối cảnh chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Cụ thể là trong khi Mỹ, Nga và các nước Phương Tây khác đang quan tâm đến Trung Đông, Bắc Phi mà không quá chú ý đến biển Đông thì Trung Quốc ra mặt hành động
VnMedia : Vậy chúng ta có thể kiện ra tòa án quốc tế hay không?
Ông Nguyễn Công Trục: Chúng ta hoàn toàn đủ cơ sở để đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Nhiều học giả trên thế giới cũng nói về điều này. Vừa rồi, trong cuộc họp của MTTQ Việt Nam, Hội đồng tư vấn cũng có ý kiến rằng chúng ta có thể kiện tàu Trung Quốc phá hoại tàu của PVN theo luật dân sự để đòi bồi thường ra tòa án quốc tế.
Rõ ràng, chúng ta phải làm cương quyết, vì sau sự kiện cắt cáp tàu Bình Minh 02, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục cắt cáp tàu Viking II, nghĩa là họ đang bất chấp và không từ bỏ tham vọng của mình. Nếu chúng ta không làm cương quyết hơn thì chắc chắn sự việc sẽ không chỉ dừng lại ở việc cắt cáp nữa.
Trong toàn bộ diễn biến sự việc Trung Quốc gây ra với Việt Nam tính đến thời điểm này, tôi thấy Trung Quốc có một điểm yếu chí tử mà chúng ta cần khai thác. Đó là phạm vi tàu hải giám, tàu cá của Trung Quốc cắt cáp tàu của PVN không phải là vùng trùng lấn, cũng như không phải vùng thuộc Trung Quốc quản lý nên phía Trung Quốc luôn luôn thanh minh tại Đối thoại Shangri la 10 là hải quân Trung Quốc không tham gia, Trung Quốc mong muốn giải quyết mọi chuyện hòa bình. Trong vụ cắt cáp tàu Viking II hôm 9/6, Trung Quốc cũng phải vin vào cớ tàu cá của nước này vướng vào chân vịt của Viking II nên mới cắt cáp... Thật ra việc thanh minh bằng cách "đổ tội" này đang thể hiện sự yếu lý của Trung Quốc. Và chúng ta cần phải khai thác triệt để điểm mạnh này.
VnMedia : Xin chân thành cảm ơn ông!
Trong toàn bộ diễn biến sự việc Trung Quốc gây ra với Việt Nam tính đến thời điểm này, tôi thấy Trung Quốc có một điểm yếu chí tử mà chúng ta cần khai thác. Đó là phạm vi tàu hải giám, tàu cá của Trung Quốc cắt cáp tàu của PVN không phải là vùng trùng lấn, cũng như không phải vùng thuộc Trung Quốc quản lý nên phía Trung Quốc luôn luôn thanh minh tại Đối thoại Shangri la 10 là hải quân Trung Quốc không tham gia, Trung Quốc mong muốn giải quyết mọi chuyện hòa bình. Trong vụ cắt cáp tàu Viking II hôm 9/6, Trung Quốc cũng phải vin vào cớ tàu cá của nước này vướng vào chân vịt của Viking II nên mới cắt cáp... Thật ra việc thanh minh bằng cách "đổ tội" này đang thể hiện sự yếu lý của Trung Quốc. Và chúng ta cần phải khai thác triệt để điểm mạnh này.
VnMedia : Xin chân thành cảm ơn ông!
Lam Nguyên
.
.
.
No comments:
Post a Comment