PGS.TS Nguyễn Bá Diến
02/06/2011 15:45
(VTC News) – ‘Ba tàu hải giám của Trung Quốc tiến hành cắt cáp thăm dò của PVN trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sai phạm nghiêm trọng và đi ngược lại với công ước quốc tế. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế’- PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Trưởng bộ môn Luật quốc tế, Giám đốc trung tâm Luật Biển Quốc tế, Khoa luật trường ĐHQG cho biết.
Tin liên quan |
Với tư cách là nhà nghiên cứu về luật biển, ông đánh giá thế nào về việc tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc quyền tài phán của Vệt Nam và ngang nhiên cắt cáp thăm dò của PVN trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vừa qua?
Có thể khẳng định ngay rằng, việc làm của tàu Trung Quốc là việc làm sai trái, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Hành vi này diễn ra trên vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Địa điểm diễn ra vụ việc chỉ cách mũi Đại Lãnh của chúng ta 120 hải lý.
Đây là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo các quy định của Công ước Luật biển 1982, Điều 55, Điều 56, Điều 77. Trong đó nêu rõ chúng ta có quyền thăm dò và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật cả trên nước hay dưới đáy biển…
Không những thế Trung Quốc còn vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc đó là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền Quốc gia; nguyên tắc Giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế...
Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 thì vùng biển nơi xảy ra vụ việc trên được xác định như thế nào?
Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có chủ quyền và quyền chủ quyền ở các vùng biển bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp quốc được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-maica vào ngày 10/12/1982. Hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó, có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore và Brunei.
Tàu Bình Minh 02 bị các tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò tại vùng biển cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Như vậy, đây là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, và vùng đất nằm dưới vùng biển đó là thềm lục địa của Việt Nam, theo các quy định của Công ước năm 1982.
Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
Có thể khẳng định ngay rằng, việc làm của tàu Trung Quốc là việc làm sai trái, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Hành vi này diễn ra trên vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Địa điểm diễn ra vụ việc chỉ cách mũi Đại Lãnh của chúng ta 120 hải lý.
Đây là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo các quy định của Công ước Luật biển 1982, Điều 55, Điều 56, Điều 77. Trong đó nêu rõ chúng ta có quyền thăm dò và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật cả trên nước hay dưới đáy biển…
Không những thế Trung Quốc còn vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc đó là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền Quốc gia; nguyên tắc Giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế...
Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 thì vùng biển nơi xảy ra vụ việc trên được xác định như thế nào?
Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có chủ quyền và quyền chủ quyền ở các vùng biển bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp quốc được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-maica vào ngày 10/12/1982. Hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó, có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore và Brunei.
Tàu Bình Minh 02 bị các tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò tại vùng biển cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Như vậy, đây là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, và vùng đất nằm dưới vùng biển đó là thềm lục địa của Việt Nam, theo các quy định của Công ước năm 1982.
Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư; quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc khoan, đào, nổ... trên thềm lục địa.
Theo quy định của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có quyền đối với việc thăm dò, khai thác các tài nguyên trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế cũng như thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa của mình. Việc tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình là việc làm hết sức bình thường, theo đúng các quy định của Công ước.
Ông có thể nhận định mục đích của việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của PVN trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là gì không, thưa ông?
Có thể thấy rằng, mục đích lớn nhất của việc tàu Trung Quốc tiến hành cắt cáp thăm dò của PVN trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là động thái nhằm thăm dò sự phản ứng của Chính phủ nước ta.
Từ động thái phản ứng của Chính phủ nước ta, phía Trung Quốc sẽ có những ‘bước đi’ và sự tính toán cần thiết để lần sau họ lại tái diễn những hành động như thế hoặc có thể có những hành động ‘lấn sân’ sâu hơn ở những khu vực nhạy cảm này. Vì thế Nhà nước ta cần phải có những hành động kiên quyết và mạnh bạo hơn để tỏ thái độ cương quyết và rõ ràng trong vấn đề này.
Với những sai phạm của tàu Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam, chúng ta liệu đã có đủ cơ sở để khởi kiện ra tòa án quốc tế?
Chúng ta có đủ cơ sở để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế không chỉ ở phương diện luật pháp mà còn ở căn cứ về lịch sử về chủ quyền của Việt Nam. Điều này đã được thể hiện rõ qua việc khẳng định chủ quyền của các triều đại Việt Nam từ xưa đến nay và đã được đa phần các luật gia và các chuyên gia quốc tế bạn bè quốc tế công nhận. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải chuẩn bị ngay những cơ sở cần thiết trên để đưa vấn đề này ra phân xử trước các cơ quan tài phán quốc tế.
Nếu khởi kiện chúng ta sẽ phải thực hiện như thế nào?
Trong trường hợp này, Việt Nam có thể xúc tiến đưa vụ việc ra Toà án Luật biển của Liên Hiệp Quốc, hoặc là Toà án Công lý Quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cần thiết phải lập hồ sơ khiếu nại lên Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đối với những hành vi xâm phạm và đe dọa của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam, buộc Trung Quốc phải chấm dứt và không tái diễn vi phạm; công khai xin lỗi Việt Nam; bồi thường những thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam…
Theo tôi được biết, hiện nay các chuyên gia pháp lý của Việt Nam đang có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc về quy trình khởi kiện cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cần phản biện luận điểm “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra một cách khoa học, bài bản với các chứng lý cần thiết. Việc khởi kiện này chúng ta sẽ phải tiến hành từng bước tuân thủ các quy trình của Công ước Luật biển cũng như các quy tắc, thủ tục, trình tự tư pháp của các toà án quốc tế đó.
Vậy theo ông, lúc này của chúng ta cần phải làm những gì?
Trước hết, chúng ta cần có thái độ kiên quyết về việc này. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục lấn tới, bất chấp luật pháp quốc tế và quan hệ hai nước. Chúng ta cần phải phát huy nội lực của toàn dân tộc, đoàn kết toàn dân, nhất trí hiệp lực, đồng tâm nhất trí về quyết tâm bảo vệ độc lập, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo; đồng thời phải tận dụng tối đa sức mạnh thời đại, trước hết là luật pháp quốc tế và mối quan hệ đồng thuận trong các nước ASEAN, và quan hệ với các cường quốc quốc tế trên thế giới…
Song song, chúng ta cần phải đầu tư nhiều hơn cho các nghiên cứu khoa học, cho việc đào tạo các chuyên gia về luật pháp quốc tế, trong đó có Luật biển để có thể chủ động trong việc xử lý các tranh chấp và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia của mình.
Cách đây mấy hôm, Lãnh đạo liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã mời một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong nước bàn bạc, xin ý kiến chuẩn bị có những tham vấn, phản hồi cần thiết cho Nhà nước nhằm thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước ta trong việc tàu Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam, bày tỏ thái độ cứng rắn, kiên quyết của Nhà nước trong vấn đề này.
Xin cảm ơn PGS.TS về cuộc trao đổi!
Hoàng Trường thực hiện
Theo quy định của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có quyền đối với việc thăm dò, khai thác các tài nguyên trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế cũng như thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa của mình. Việc tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình là việc làm hết sức bình thường, theo đúng các quy định của Công ước.
Ông có thể nhận định mục đích của việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của PVN trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là gì không, thưa ông?
Có thể thấy rằng, mục đích lớn nhất của việc tàu Trung Quốc tiến hành cắt cáp thăm dò của PVN trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là động thái nhằm thăm dò sự phản ứng của Chính phủ nước ta.
Từ động thái phản ứng của Chính phủ nước ta, phía Trung Quốc sẽ có những ‘bước đi’ và sự tính toán cần thiết để lần sau họ lại tái diễn những hành động như thế hoặc có thể có những hành động ‘lấn sân’ sâu hơn ở những khu vực nhạy cảm này. Vì thế Nhà nước ta cần phải có những hành động kiên quyết và mạnh bạo hơn để tỏ thái độ cương quyết và rõ ràng trong vấn đề này.
Với những sai phạm của tàu Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam, chúng ta liệu đã có đủ cơ sở để khởi kiện ra tòa án quốc tế?
Chúng ta có đủ cơ sở để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế không chỉ ở phương diện luật pháp mà còn ở căn cứ về lịch sử về chủ quyền của Việt Nam. Điều này đã được thể hiện rõ qua việc khẳng định chủ quyền của các triều đại Việt Nam từ xưa đến nay và đã được đa phần các luật gia và các chuyên gia quốc tế bạn bè quốc tế công nhận. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải chuẩn bị ngay những cơ sở cần thiết trên để đưa vấn đề này ra phân xử trước các cơ quan tài phán quốc tế.
Nếu khởi kiện chúng ta sẽ phải thực hiện như thế nào?
Trong trường hợp này, Việt Nam có thể xúc tiến đưa vụ việc ra Toà án Luật biển của Liên Hiệp Quốc, hoặc là Toà án Công lý Quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cần thiết phải lập hồ sơ khiếu nại lên Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đối với những hành vi xâm phạm và đe dọa của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam, buộc Trung Quốc phải chấm dứt và không tái diễn vi phạm; công khai xin lỗi Việt Nam; bồi thường những thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam…
Theo tôi được biết, hiện nay các chuyên gia pháp lý của Việt Nam đang có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc về quy trình khởi kiện cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cần phản biện luận điểm “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra một cách khoa học, bài bản với các chứng lý cần thiết. Việc khởi kiện này chúng ta sẽ phải tiến hành từng bước tuân thủ các quy trình của Công ước Luật biển cũng như các quy tắc, thủ tục, trình tự tư pháp của các toà án quốc tế đó.
Vậy theo ông, lúc này của chúng ta cần phải làm những gì?
Trước hết, chúng ta cần có thái độ kiên quyết về việc này. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục lấn tới, bất chấp luật pháp quốc tế và quan hệ hai nước. Chúng ta cần phải phát huy nội lực của toàn dân tộc, đoàn kết toàn dân, nhất trí hiệp lực, đồng tâm nhất trí về quyết tâm bảo vệ độc lập, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo; đồng thời phải tận dụng tối đa sức mạnh thời đại, trước hết là luật pháp quốc tế và mối quan hệ đồng thuận trong các nước ASEAN, và quan hệ với các cường quốc quốc tế trên thế giới…
Song song, chúng ta cần phải đầu tư nhiều hơn cho các nghiên cứu khoa học, cho việc đào tạo các chuyên gia về luật pháp quốc tế, trong đó có Luật biển để có thể chủ động trong việc xử lý các tranh chấp và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia của mình.
Cách đây mấy hôm, Lãnh đạo liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã mời một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong nước bàn bạc, xin ý kiến chuẩn bị có những tham vấn, phản hồi cần thiết cho Nhà nước nhằm thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước ta trong việc tàu Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam, bày tỏ thái độ cứng rắn, kiên quyết của Nhà nước trong vấn đề này.
Xin cảm ơn PGS.TS về cuộc trao đổi!
Hoàng Trường thực hiện
--------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment