Thursday, June 9, 2011

TIẾN hay THOÁI trong VÙNG BIỂN NAM TRUNG HOA (David Brown, Asia Times)


David Brown

Lê Quốc Tuấn - X-CàfeVN chuyển ngữ

Gần đây Trung Quốc đã phô bày bày triệu chứng rối loạn lưỡng cực trong cách tiếp cận của mình đến vấn đề chủ quyền hóc búa trong vùng biển Nam Trung Hoa.

Nói chuyện với các đối tác Đông Nam Á cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã lắp bắp những câu thần chú quen thuộc về viễn cảnh của mình trên Biển Đông: Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm, mở rộng quyền bá chủ quân sự ... Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định thông qua hợp tác an ninh ... Trung Quốc có chính sách kiên định trước sau như một trong việc hình thành các mối quan hệ hữu nghị và láng giềng tốt.

Trong các quan hệ song phương của mình tại cuộc đối thoại về an ninh khu vực ở Singapore, Dường như Lương có ý định thuyết phục các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) loại trừ Hoa Kỳ ra khỏi các cuộc thảo luận nhằm làm giảm căng thẳng. Tuy nhiên, chưa đầy mấy ngày trước đó, tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã tham gia vào trò côn đồ ăn cướp chưa từng có với những đối thủ tranh chấp trên vùng 3,5 triệu km vuông biển trải dài phía Nam từ Đài Loan đến eo biển Malacca qua các hoạt động mà Bắc Kinh mô tả là "thực thi luật hàng hải và hoạt động giám sát thường xuyên trong vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc".

Bốn nước ASEAN, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, khẳng dịnh chủ quyền các phần của vùng biển này, dựa trên sự áp dụng của Hiến chương Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định về việc phân chia biển theo một thềm lục địa đi kèm. Việt Nam đòi hỏi thêm các quyền có nguồn từ việc khai thác thuỷ sản của mình trong khu vực hải sản phong phú theo mùa của một số hòn đảo giàu bào ngư, phân chim và hải sâm trải dài tối thiểu là từ những năm 1600.

Dù nhanh chóng khẳng định các quyền của mình khi Luật biển UNCLOS phù hợp, Trung Quốc vẫn xem điều lệ luật biển là không có liên quan đến "thẩm quyền không thể chối cãi" của họ trên biển Nam Trung Hoa. Đối mặt với kỳ hạn phải khai báo tất cả các khiếu nại về mặt biển của Công ước Luật Biển vào tháng Sáu năm 2009, Trung Quốc chỉ đệ trình một bản đồ thô sơ và không màng đến việc giải thích các tiêu chuẩn về địa chất và địa mạo thành lập bởi quy ước.

Mặc dù có những tín hiệu rộng rãi là Trung Quốc không quan tâm đến sự thỏa hiệp, các nước ASEAN vẫn cùng bám vào hy vọng là chàng siêu cường mới nổi của châu Á này có thể thuyết phục được để thương lượng. Họ đã chỉ thành công trong một biểu hiện là : vào năm 2002, sau nhiều năm cố gắng, cuối cùng các quốc gia ASEAN đã thuyết phục được Trung Quốc ký vào một "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trong khu vực Biển Đông" - DOC. Các bên ký kết trong Tuyên bố DOC đồng ý "tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể gây phức tạp hay gia tăng các tranh chấp". Ngoài ra, Trung Quốc thể thốt sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực trong việc giải quyết các khiếu nại về chủ quyền.

Bước kế tiếp trong quá trình DOC là việc thỏa thuận về phương thức giải quyết khiếu nại của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, cho đến nay ASEAN đã không thể phủ dụ các nhà đàm phán của Bắc Kinh trở lại bàn thương lượng. Người Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ không bao giờ có ý định để giải quyết việc thành phần nào sở hữu những gì trong một diễn đàn đa phương, nhưng sẵn sàng để giải quyết qua các cuộc đàm phán song phương với các nguyên đơn khác. Trong khi đó, Bắc Kinh đã dựng nên một cách có phương pháp về "các bằng chứng thực địa" (facts on the ground) để hỗ trợ các tranh chấp rằng mình sở hữu toàn bộ phía biển Nam Trung Hoa, đến tận 12 dặm ngoài khơi bờ biển của các quốc gia ven biển trong khu vực.

Trong phần phía bắc của vùng biển tranh chấp, chiến thuật côn đồ bắt nạt của Trung Quốc dường như đã thành công. Bắc Kinh đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa, một nhóm các bờ đá và đảo san hô nằm giữa đảo Hải Nam và bờ biển miền Trung Việt Nam, hiện sẽ được mở ra cho du lịch và phát triển kinh tế của các doanh nhân Trung Quốc. Trung Quốc đã đánh đuổi một lực lượng nhỏ của miền Nam Việt Nam khỏi quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, và trong những năm gần đây gần như đã xua đuổi các ngư dân Việt Nam khỏi các vùng biển xung quanh. Hà Nội kiên trì bám vào các khiếu nại chủ quyền của mình, nhưng không có dấu hiệu gì là các đối tác ASEAN tập hợp ủng hộ mình.

Tất cả đã khiến quần đảo Trường Sa trải dài và một phần mở rộng của vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa - gần như hai phần ba phía Nam của Biển Nam Trung Hoa - vẫn còn là khu vực tự do tranh chấp.

Sự cố hồi tháng trước nhằm vào các ngư dân không phải là người Trung Quốc và các tàu thăm dò dầu khí trong khu vực độc quyền kinh tế của Philippines và Việt Nam chỉ là mới lạ ở việc họ mở rộng một mẫu hình quen thuộc hiện nay xa hơn nữa về phía nam và gần hơn với các bờ biển của các bên khiếu nại. Bắc Kinh đã thẳng thừng cảnh báo các công ty dầu quốc tế không được ký kết các hợp đồng thăm dò ở các khu vực mà Việt Nam từng khẳng định là đặc khu kinh tế của mình. Các nguồn tin ở Manila báo cáo rằng lực lượng hải quân Trung Quốc đang thiết lập các tiền đồn mới trong vùng biển lãnh thổ Philippines thách thức lại các khu vực tạm đình chỉ theo yêu cầu của thoả thuận DOC.

Mối đứt hết sức lớn nổi lên giữa những gì Trung Quốc tuyên bố và những gì Trung Quốc hành động căn cứ vào khẳng định của Tướng Lương tại diễn đàn Singapore cuối tuần qua rằng "các nước liên quan nên giải quyết tranh chấp về chủ quyền hàng hải thông qua thương lượng hữu nghị và đàm phán song phương" rõ ràng là một trò xiếc rỗng tuếch.

Điều gì đang thúc đẩy Trung Quốc ? Một số nhà phân tích suy diễn rằng chính sách không nhất quán ấy là cuộc thị uy tạm thời của đối thủ tại trung tâm quyền lực Bắc Kinh. Những nhà phân tích khác bày tỏ sự tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ không tạo sức ép quá nặng nề hoặc quá xa khiến họ phải bị Indonesia xa lánh, gây hoảng sợ đến giới ngư phủ hoặc tháo mở lùi những tham vọng về quân sự của Ngũ Giác đài Mỹ trong hợp tác quân sự trên quy mô toàn cầu.

Tuy nhiên, những điều này ngày càng là những hy vọng hão huyền. Tất cả bằng chứng cho thấy rằng, Trung Quốc đang chơi trò cố bám giữ và giải thưởng chính là nguồn năng lượng - nguồn dầu mỏ và khí đốt rất quan trọng được cho là đang chờ để khám phá và khai thác dưới đáy Biển Nam Trung Hoa.

Bất cứ ai và các nhà địa chất về dầu khí cũng có thể tranh cãi rằng cho dù dầu khí thực sự có hiện hữu ở đó, nhưng là ở bên ngoài mối tranh chấp mà Bắc Kinh đã dành ưu tiên để bảo đảm việc cung cấp năng lượng. Trung Quốc đã trở thành một nước nhập khẩu dầu thô vào năm 1993, hiện phải nhập khẩu một số lượng sáu triệu thùng dầu mỗi ngày, hoặc 60 % số lượng dâu sử dụng của mình. Đến năm 2025, nền kinh tế Trung Quốc sẽ yêu cầu phải nhập khẩu dầu đến mức 15 triệu thùng / ngày, theo đánh giá hàng năm được đánh giá cao của BP.

Về trữ lượng khí thiên nhiên, BP báo cáo rằng, dù ít chính xác nhưng tình hình cũng tương tự. Bắc Kinh bắt đầu nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng trong năm 2007, và đến năm 2025 dự kiến sẽ có 40% nguồn nhu cầu của mình từ nước ngoài. Đối với một quốc gia sẵn sàng chi tiêu lớn để xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng bảo vệ các đường cung cấp cho khu vực Trung Đông, lượng hydrocarbon được cho là hiện hữu dưới đáy biển Nam Trung Hoa chắc chắn không thể không được nhìn như những nhánh cây ăn trái dễ với.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế:
Tài nguyên khí hydrocarbon của vùng biển Nam Hải là ít được biết đến. Một số báo cáo chưa được xác định của Trung Quốc cho rằng trữ lượng dầu có tiềm năng ở mức 213 tỷ thùng, trong khi khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ước tính trữ lượng vào năm 1994 ở mức 28 tỷ thùng ... Một số chuyên gia tin rằng khí đốt tự nhiên chứa đựng thành phần lớn nhất của trữ lượng khí hydrocarbon trong vùng biển Nam Trung Hoa, nhưng các ước tính về tài nguyên này cũng rất khác nhau ...

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ nhận xét như sau:
Thực tế của việc các khu vực xung quanh rất giàu dầu mỏ đã dẫn đến sự suy đoán rằng quần đảo Trường Sa có thể là một tỉnh hạt dầu mỏ chưa được khai thác. Có rất ít bằng chứng về các khẳng định của Trung Quốc nhằm ủng hộ quan điểm cho rằng vùng này chứa đựng các dự trữ tài nguyên đáng kể... Vì thiếu các thăm dò, không hề có chứng minh gì cho việc Trường Sa hay Hoàng Sa có trữ lượng dầu khí.

Phải chăng chiến tranh là không thể tránh khỏi ?

Người Việt Nam không hề có ảo tưởng về sự sẵn sàng khiêu khích của Bắc Kinh. Việt Nam đã từng chống đỡ những nỗ lực Trung Quốc muốn họ phải quỳ gối từ hơn nghìn năm trước. Xoay sở mối quan hệ bất bình đẳng của mình với người láng giềng phương bắc là mối quan tâm cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Hà Nội. Để tránh chiến tranh với người khổng lồ phía Bắc, lịch sử đã cho thấy là người Việt sẽ khấu đầu nhưng cuối cùng sẽ chiến đấu hơn là đầu hàng.

Một năm trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng tuyên bố Biển Đông là một khu vực "quyền lợi quốc gia" của Mỹ - một tư thế hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu tự do đi lại của Mỹ ở châu Á từ thế kỷ 19, nhưng trong bối cảnh xảy ra đã như một cái tát vào mặt Trung Quốc. Các phát biểu của Clinton đã được phối hợp chặt chẽ với Hà Nội, nước chủ nhà của Diễn đàn khu vực châu Á 2010 (ARF) và được trang hoàng thêm bởi rất nhiều cuộc thảo luận song phương về một mối quan hệ chiến lược mới giữa Mỹ và Việt Nam. Bà cho rằng Mỹ có thể đóng vai trò như một nhà môi giới trung thực trong việc giải quyết các khiếu nại ở vùng biển Nam Trung Hoa.

Hiện nay, Hoa Kỳ đang ở trong vị trí để thực hiện vai trò đó. Hội nghị ARF năm 2011 chỉ còn không đầy một tháng nữa và sẽ được chủ trì bởi Indonesia. Cuộc họp này sẽ cung cấp một cơ hội hiện hành tốt nhất cho việc tái sinh một quá trình đưa đến việc lọc lựa ra những lợi quyền và tranh chấp về hàng hải trong hòa bình.

Có thể tưởng tượng được một kết quả thương lượng, không thoả mãn cho riêng một bên tranh chấp nào nhưng đầy đủ cho tất cả. Đó là một kết quả với một số thành phần thiết yếu rằng: các nước ASEAN có thể đoàn kết với nhau và các thành viên Asean khiếu kiện có thể đồng ý chia nhỏ quần đảo Trường Sa ra giữa họ như thế nào; rằng việc Mỹ tham gia có hiệu quả ở phe hòa giải hợp lý bao gồm cả việc cùng phát triển tại một số khu vực , và khó khăn hơn cả là, Trung Quốc phải rút lại các khẳng định sở hữu 100% vùng biển Nam Trung Hoa vô lý của mình.

Tại diễn đàn của các bột trưởng ở Singapore cuối tuần qua, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã từ chối không rút ra khỏi cuộc khoe cơ bắp của Trung Quốc gần đây, mà còn tuyên bố rằng ông chia sẻ với quan tâm của các bên khác, và rằng có những cơ chế đa phương, như thỏa thuận DOC và bộ luật UNCLOS, có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Nam Trung Hoa. Một số bài phóng sự gọi đây là một dấu hiệu cho thấy người Mỹ đang ngăn cản một cuộc đối đầu.

Có lẽ đấy là một giải thích sai. Thách thức trước mắt cho người Mỹ là làm việc với Indonesia để đưa các vấn đề tranh chấp lãnh thổ vào đúng đường nhằm hướng tới các giải pháp căn cứ vào luật pháp quốc tế và các ý nghĩa ngoại giao phổ biến. Họ phải trấn an Việt Nam và Philippines rằng Hoa Kỳ sẽ không thoái bộ. Họ phải thuyết phục con chim bồ câu của Trung Quốc rằng bất cứ ai sở hữu quần đảo Trường Sa, sẽ có không cản trở gì đến cơ hội cho các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào việc khai thác các giả thiết về nguồn hydrocacbon ở đó.

Quan trọng không kém, là Washington nên cứng rắn đối mặt với diều hâu Trung Quốc, ngầm thông báo cho Bắc Kinh biết rằng các hành động khiêu khích chỉ có thể dẫn đến sự kết hợp của các bên khiếu nại khác, lôi kéo Mỹ vào sâu hơn trong cuộc xung đột và trì hoãn sự phát triển cùng có lợi về nguồn tài nguyên của vùng biển Nam Trung Hoa.
.
.
.

No comments: