Wednesday, June 1, 2011

NHỮNG GỐC RỄ DÂN CHỦ ĐANG PHÁT TRIỂN Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (Michael Vatikiotis)


Michael Vatikiotis
Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.

Mười lăm năm trước, tôi có xuất bản một cuốn sách về sự thay đổi chính trị ở Đông Nam Á. Tôi đặt tựa sách là Xén tỉa gốc Đa (Trimming the Banyan Tree).

Cuốn sách này, mang lại khá nhiều tranh cãi vào khi ấy, đã dự báo là không hề có những làn sóng dân chủ lớn lan rộng trong khu vực. Tôi đã viết rằng, "Các nền văn hóa chính trị hiện hành của khu vực đang chứng minh sức đề kháng của mình trước sự thay đổi". Và, "Giới lãnh đạo mạnh, được hỗ trợ bởi một nền văn hóa lâu dài của tính bảo trợ vẫn còn là một tính năng đặc trưng của các quốc gia thành công hơn về kinh tế..."

Đối với tất cả niềm hân hoan chiến thắng của thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh, tôi đã không nhìn thấy tiến triển nhanh chóng hoặc di chuyển về hướng đa nguyên và dân chủ hơn ở Đông Nam Á, mà còn dự đoán là một loại cải cách từng bước, chậm chạp và sẽ phải chịu thoái trào. "Giới cầm quyền đã xén tỉa gốc đa dễ dàng" Tôi đã viết vào thời điểm đó, "khiến khó khăn hơn cho các nhà đấu tranh tập hợp được đủ sức mạnh để cắt đứt tất cả các nhánh cành".

Nhìn vào Đông Nam Á ngày nay tôi nhận thấy mình có phần sai, nhưng thật đáng buồn là cũng có phần đúng. Tôi đã sai trong ý nghĩa rằng dân chủ đã có những tiến bộ đáng kể trong khu vực - đặc biệt là ở Indonesia. Tôi đã có phần đúng bởi vì chúng ta cũng đã nhìn thấy những tiến bộ trong cải cách chính trị phải đi đôi với sự thoái trào ở các nước như Malaysia, Thái Lan và có thể cho là cả ở Campuchia và Myanmar - những nơi mà thậm chí các loại cởi mở khiêm tốn từ những năm những năm 1990 cũng còn phải chịu khép lại. Một số nhà bình luận đã đặc điểm hóa những những gia tăng đáng ngạc nhiên của phe đối lập trong cuộc bầu cử ở Singapore gần đây như một "cơn sóng thần", nhưng nửa chục ghế trong quốc hội để đổi lấy việc mất chức của một vài bộ trưởng cao cấp thì đúng chỉ là một trận thủy triều bất thường chú không phải là một cơn sóng thần.

Những năm 1990, thời gian khi tôi đang viết Xén tỉa Gốc Đa, là những năm của sự thay đổi xã hội và biến động kinh tế. Thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh đã thúc đẩy thêm đến các quan niệm tự do dân chủ và nhân quyền ở châu Á. Trên khắp khu vực, các chế độ độc đoán xơ cứng đã buộc phải nhường chỗ cho sự cải cách. Quá trình này được tăng tốc đáng kể bởi cuộc khủng hoảng tài chính từng giáng xuống những nước mệnh danh là các nền kinh tế con hổ trong năm 1997-98. Quá trình chuyển đổi lâu dài đến dân chủ đa đảng, tự do của Indonesia đã được diễn ra.
Nhưng không có những dòng thác lớn của sự thay đổi. Không như Mùa xuân Ả Rập mà chúng ta đang chứng kiến ở Trung Đông và Bắc Phi, không hề có chuỗi phản ứng đi qua biên giới vào vùng Đông Nam Á. Chẳng hạn như, quá trình chuyển đổi dân chủ của Indonesia đã ít hoặc không hề có tác động về chính trị đến nước láng giềng Malaysia hay Myanmar. Nguyên nhân chính là vì ngôn ngữ. Tại Trung Đông, tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chung ở mọi giai tầng xã hội; còn ở đây trong khu vực Đông Nam Á, ngôn ngữ chung là tiếng Anh, vốn chủ yếu là được dùng trong thành phần độ ưu tú và do đó thuộc về các chủ nhân có quyền thế.

Các hình thái hiện đại của giới lãnh đạo mạnh và cai trị độc đảng, thường được lãnh đạo hoặc được ủng hộ bởi sức mạnh quân sự, đang chiếm ưu thế trên nhiều lục địa Đông Nam Á. Khu vực này là cứ địa của hai quốc gia do Đảng Cộng sản thống trị (Việt Nam và Lào) và hai quốc gia mà có quân đội định hướng cho chính trị (Myanmar và Thái Lan). Ở Malaysia, các loại chính trị bị định hướng triệt để tạo nên một thứ cai trị độc đảng ảo với việc quân đội cầm lái ở băng ghế sau để chi phối luật lệ về an ninh nội bộ vận dụng bởi một lực lượng cảnh sát mạnh mẽ.

Đúng là có nhiều tôn trọng cho các quyền cơ bản của con người hơn là 15 năm trước đây – như một số người có thể đặt câu hỏi này trong những thời điểm biến động. Nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy những quan niệm cố thủ của loại cai trị kiểu gia trưởng thực hiện bởi các nhà lãnh đạo mạnh đang dần biến đi trong diện mạo của loại quyền hành tối thượng phổ biến. Ngay cả tại Indonesia có cái gì đó của sự thèm muốn kiểu lãnh đạo mạnh mẽ của nhà cựu độc tài Suharto, và loại cải cách quan liêu nhắm đến sự minh bạch và bình đẳng hơn đã đi đến sự ngưng trệ. Thậm chí, ở Jakarta một số người còn nói đến một sự suy thoái của dân chủ.

Tại sao vậy? Điều gì khiến sự thay đổi chính trị ở Đông Nam Á có quá nhiều thử thách như vậy ? Tại sao dân chủ lại hiện diện quá sức bất toàn sau một cuộc đấu tranh kéo dài nhiều thập kỷ như thế ? Và tại sao các cải cách chính trị thành công lại phải suy thoái ?

Thứ nhất, những thay đổi đến các nguyên tắc truyền thống xã hội và văn hóa ở Đông Nam Á đã chậm xảy ra. Sức ì quán tính của xã hội này có xu hướng củng cố sự chấp nhận một giới lãnh đạo mạnh, quán tính này tạo ra những kỳ vọng thấp từ nhiều hình thức tự quản của hành vi chính trị, và cuối cùng còn duy trì sự chấp nhận dễ dàng các nghĩa vụ đến người bảo trợ. Trên khắp khu vực, các đảng chính trị có xu hướng hành động như những phương tiện để mang lại sức mạnh cá nhân chứ không hề đại diện cho quyền lợi của cử tri.

Ở Thái Lan tôi đã đặt câu hỏi về cuộc bầu cử ngày 3 tháng 7 sắp tới: Liệu cử tri có bị ảnh hưởng bởi các vấn đề quan trọng của sự thật, công lý và sự cần thiết phải cải cách do những biến động tháng Năm năm ngoái đưa lại ? Câu trả lời tôi nhận được từ gần như tất cả mọi người là "không" - Đồng tiền vẫn quyết định tất cả.

Thứ đến là, tăng trưởng kinh tế, dù rất ấn tượng, đã diễn ra không đều. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, đã nghèo đói ở mức độ cao mà vẫn phải tiếp tục lệ thuộc vào sự cấp phát, bảo trợ của chính phủ, khiến càng củng cố thêm sự kính trọng giới lãnh đạo, giới thực hiện ban phát từ trên xuống. Niềm tin không suy chuyển đặt vào giới lãnh đạo mạnh tiêu biểu cho sự sống còn của một hợp đồng xã hội phức tạp nhằm giao phó sự hòa hợp xã hội và quản lý kinh tế cho một tổ hợp công ty được hỗ trợ bởi một vài vị quan lại. "Trên đồng có lúa gạo, trong sông nước thì có cá" như nhà vua cổ đại Thái Lan từng dạy.

Hậu quả của mức độ đáng ngạc nhiên này về quán tính xã hội và kinh tế, các mô hình lãnh đạo gia trưởng của vùng Đông Nam Á đã thích nghi hơn thay vì phải nhường chỗ cho các đòi hỏi về đa nguyên. Sức ép lớn lao đè nặng lên tính chính đáng vốn phải có được bằng hiến pháp và bầu cử, hơn là bằng ý nghĩa của chúng trong những ý nghĩa đáp ứng được các nguyện vọng thay đổi. Các quy tắc của nền dân chủ có xu hướng được vận dụng để có lợi cho người nắm quyền và hết sức ngăn cấm những thay đổi trật tự đột ngột. Trong mọi trường hợp, các loại bạo hành của luật lệ an ninh khắc nghiệt đã có sẵn cho các chính phủ của hầu hết các nước trong khu vực để tạo nên các rào cản đến sự chống đối có hiệu quả cho sự thay đổi.

Động lực cho sự thay đổi

Điều đó nói rằng, có những xu hướng gần đây cho thấy rằng thập kỷ tới sẽ nhìn thấy nhiều động lực hơn cho sự thay đổi chính trị. Những yếu tố này cũng rất có thể là những hỗ trợ và gia tốc cho sự thay đổi chính trị.

Yếu tố đầu tiên là sự nổi lên của các nền chính trị dân túy. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 ở châu Á tạo nên mối bất mãn chung với giới tinh hoa cũ vốn được xem là tham nhũng và quá giàu có, mở ra cánh cửa cho những nhân vật dân túy thu hút các tầng lớp trung lưu thất vọng, những người bị mất tài sản của mình và những người cảm thấy bị loại trừ khỏi quyền lực. Joseph Estrada ở Phi Luật Tân và Thaksin Shinawatra ở Thái Lan cưỡi được ngọn sóng này. Các nhà chính trị dân túy mới đã làm rung chuyển những nền móng của giới tinh hoa có uy tín và mở ra cánh cửa nhằm thay đổi đến một xã hội cấp tiến hơn.

Các dịch vụ điện thoại di động và Internet đã chứng minh là thành tố mạnh mẽ cho việc huy động được những hỗ trợ đông đảo. Quan trọng hơn cả những con số đơn giản có thể được huy động bằng cách sử dụng tin nhắn điện thoại di động và Internet là khả năng của nền công nghệ mới khiến giúp truyền bá được thông điệp nhất quán và hợp nhất được các cử tri phổ biến chung quanh các nền tảng cho sự thay đổi.

Phong trào Áo đỏ ở Thái Lan được phát động hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của khả năng đinh dạng và di chuyển kỹ thuật số cho một thông điệp đơn giản nhưng mạnh mẽ khiến giúp phân biệt được giữa sự có của và sự có-ít hơn - giữa "amart" - giới quý tộc và "Phrai" - giới dân hèn. Tại Singapore, việc quản lý các phương tiện truyền thông mạnh đã không thể đối phó được với sức mạnh của các mạng xã hội và hệ thống tin nhắn đã thu hút những đám đông khổng lồ cho các cuộc biểu tình chính trị được tổ chức bởi đảng đối lập yếu và biến các ứng cử viên luật gia của họ trở thành những ngôi sao nhạc rock.

Các động lực chính của sự thay đổi chính trị hiện nay là áp lực từ xã hội dân sự. Trên khắp vùng Đông Nam Á, người dân tự tổ chức mình ở tầm mức cộng đồng để thách thức với những người nắm quyền lực. Nói cho cùng, người dân có thể làm như vậy vì sự cởi mở khiêm tốn của không gian hoạt động và sự tôn trọng nhân quyền. Tại Indonesia, xã hội dân sự và phương tiện truyền thông tự do nắm giữ được giới hạn chống lại sự thoái lui của cuộc cải cách nạn quan liêu và một hình thành được một thúc đẩy tinh tế, nhưng đáng chú ý để khôi phục lại cơ quan trung ương và thoát khỏi sự phân cấp từng giúp làm giảm thiểu xung đột.

Tương tự, xã hội dân sự tập trung nhiều hơn vào nhu cầu của người dân thường. Trong phần lớn 30 năm qua - đặc biệt là sau sự sụp đổ của Liên Xô và Cộng sản Đông Âu, tôn giáo thay thế chủ nghĩa xã hội như một cơ sở của hệ tư tưởng cứu rỗi trong khu vực. Tuy nhiên, đức tin tôn giáo là một huy động ít hiệu quả cho sự thay đổi chính trị bởi vì tôn giáo hoặc là một loại bẩm sinh bảo thủ hoặc quá triệt để xa cách để có thể di chuyển vào dòng chính của xã hội. Điều này sẽ được thay đổi với sự nổi lên của phong trào tân- xã hội chủ nghĩa sau lưng các nền chính trị dân túy.

Thêm vào cơ hội thực sự của cuộc suy thoái sâu sắc và lâu dài sắp xảy ra, kết hợp với điều này và các yếu tố nêu trên sẽ khó khăn cho loại phục hồi kinh tế V shape cần thiết để bảo vệ chính trị nguyên trạng. Một trong những ức chế của công cuộc thay đổi dân chủ sâu rộng trong quá khứ là khả năng tự chuyển hóa mình trở nên các nhà dân chủ kịp thời của các tầng lớp ưu tú bảo thủ để ngăn chặn cuộc huy động những phong trào quần chúng dựa có khả năng thực sự để thay đổi hiện trạng. Sự điều tiết này sẽ khó khăn hơn để duy trì được trong một thời gian dài của sự căng thẳng về kinh tế.

Nếu tốc độ thay đổi dân chủ ở Đông Nam Á đã bị chậm lại và phải thoái lui trong vài thập kỷ qua, những thau đổi từng gia tốc và được duy trì sẽ ra sao ? Có mang đến bạo lực hay không ? Và hình thức dân chủ nào sẽ phát triển ? Đây là những câu hỏi khó trả lời. Những gì chúng ta thấy ở Trung Đông mang lại một đầu mối và cảnh báo về những gì sẽ xảy ra khi những thất vọng dồn nén lâu ngày sôi sục lên và mọi người sẽ tự nguyện gánh chịu bạo lực và thậm chí cả nội chiến để lật đổ thứ trật tự độc đoán lỗi thời.

Nơi đây trong khu vực Đông Nam Á, về cơ bản các tầng lớp trí thức ưu tú phản dân chủ từ lâu đã biết cách giải tỏa áp lực đòi thay đổi bằng các loại cải cách từng phần, những biểu hiện có tính tượng trưng và các biện pháp khiêm tốn nhưng có giới hạn của loại chủ quyền tối thượng đang phổ biến. Tôi đặt ra thuật ngữ "Cắt Tỉa Cây Đa", nhưng bạn cũng có thể gọi đấy là "Ánh sáng Dân chủ". Sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ về sức tiêu thụ của khu vực đã gây ra thất vọng và cung cấp một sự điều tiết giữa các khát vọng ngày càng tăng của người dân thường và các quyền lợi thu hẹp của giới ưu tú. Chừng nào sự năng động kinh tế của khu vực này còn tiếp diễn, tôi thấy không thấy lý do tại sao điều này nên thay đổi.

Tất cả những điều này không phải là để nói rằng dân chủ không bắt rễ sâu ở Đông Nam Á. Trong chuyến thăm đến Jakarta thánh 11 năm 2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với người Nam Dương rằng "dân chủ của các bạn được duy trì và tăng cường bởi sự cân bằng và phối kiểm của nó: một xã hội năng động, dân sự, các chính đảng và các đoàn thể; một hệ thống sinh động truyền thông và những công dân dấn thân, những người đảm bảo rằng - sẽ không có sự thoái lui ở Indonesia".

Ở các nước khác trong khu vực cũng thế, chìa khóa để tiến về phía trước là ngăn chặn những lời kêu gọi chống cải cách của tầng lớp ưu thế phản dân chủ dẻo dai bằng cách đảm bảo một không gian nổi bật cho xã hội dân sự, tôn trọng sự thật và công lý nhằm kiến tạo cơ sở cho sự bình đẳng.

Nguồn: Asia Times

No comments: