Thursday, June 16, 2011

NHỮNG GIỚI HẠN ĐẾN QUAN HỆ VIỆT - MỸ (Richard Pearson, The Diplomat)



Richard Pearson

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Các quan hệ giữa hai nước đã từng có chuyển biến trong những năm gần đây. Nhưng để có thể đạt được điều gì tốt hơn, Hà Nội sẽ phải bắt đầu các chuyển động về nhân quyền và dân chủ.

Mùa hè này đánh dấu 36 năm kể từ khi Sài Gòn sụp đổ, 16 năm kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam tái thiết lập quan hệ ngoại giao và 14 năm kể từ khi Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội mở cửa. Ngày nay, hơn bao giờ hết, cả hai nước đều tìm thấy chính mình đang chia sẻ nhiều vai trò hơn trên một phạm vi rộng hơn về các vấn đề. Thật vậy, ngay cả các nhà ngoại giao cũng đã từng nói về những ý nghĩa của một "đối tác chiến lược" phát triển giữa Hà Nội và Washington.

Các nhà hoạch định chính sách ở cả hai thủ đô đã tuyên bố với nhiệt tình và niềm tự hào chính đáng về những thành tựu của họ và tiềm năng tuyệt vời từng có để phát triển một mối quan hệ thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Phát biểu ngày 31 tháng 5 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã nói về "mong muốn và ý định cải thiện mối quan hệ này trong tương lai" của Washington.

Tuy nhiên, trong khi cả hai bên đều muốn phát triển gần gũi hơn giữa những thiếu vắng về mặt cải thiện trong nhân quyền và tự do chính trị tại Việt Nam, chính quyền Barack Obama đã hứa hẹn với chính phủ Việt Nam trong một chừng mực có thể được mà không làm công chúng Mỹ và Quốc hội giận dữ. Mặc dù hai phía vẫn còn chỗ để thích ứng và dàn xếp hơn nữa, trách nhiệm này hiện nay hoàn toàn nằm bên phía Hà Nội để đáp ứng cân bằng với phía Mỹ bằng cách theo đuổi những cải cách chính sách trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực tự do chính trị và các quyền về dân sự. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề trong nước của Việt Nam - những điều mà Campbell nhắc đến như một "yếu tố hạn chế của mối quan hệ hai nước - sẽ cung cấp cho chính quyền Obama một khả năng lớn hơn để làm việc với Việt Nam và cho phép các mối quan hệ có thể tiến đến được một mức độ cao hơn.

Kể từ khi nhậm chức, Obama đã bỏ ra nhiều năng lực và vốn liếng chính trị trong việc theo đuổi những quan hệ mạnh mẽ với khu vực Đông Nam Á. Sau tám năm nhìn thấy Washington tách rời và bị phân tâm khỏi khu vực Đông Nam Á, khi lên nắm quyền Tổng thống Obama đã nhanh chóng tăng cường sự tham dự của Mỹ vào khu vực quan trọng này. Ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của Obama, tham dự của Mỹ với Việt Nam đã phát triển đặc biệt nhanh chóng - mặc dù phải thừa nhận là từ một nền tảng thấp - đến một mức độ chưa từng thấy kể từ những ngày Tổng thống Bill Clinton đến thăm Hà Nội vào năm 2000 và từng mang lại bài phát biểu đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài từng được phát sóng trực tiếp trên khắp Việt Nam.

Trong việc theo đuổi các mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Đông Nam Á và bảo vệ quyền lợi hàng hải của mình, Mỹ đã phải gánh cơn giận dữ của Bắc Kinh, khi tại Hội nghị ASEAN Diễn đàn Khu vực Bộ trưởng Ngoại giao tại Hà Nội hồi tháng Bảy, ngoại trưởng Hillary Clinton đã liên kết Mỹ với các nước Đông Nam Á bằng cách nâng cao mối lo lắng về tham vọng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực Biển Nam Trung Hoa và kêu gọi "một tiến trình hợp tác ngoại giao cho tất cả các bên tranh chấp".

Tuy nhiên, những hành động ấy của Mỹ đã được đáp ứng bằng sự chào đón nồng nhiệt trong mong muốn thúc đẩy cuộc hội nhập chính trị và kinh tế của mình với thế giới và ngày càng cảnh giác với Trung Quốc của Hà Nội. Hơn thế nữa, có thể lời đề nghị gần đây của Hoa Kỳ cuối cùng đã làm tỉnh ngộ hầu hết các nhà lãnh đạo Việt Nam về quan điểm cho rằng Washington từng tìm cách phối soạn lên một "diễn biến hòa bình" nhằm lật đổ cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhiệt tình chào đón vào tháng Tám năm ngoái cả tàu hàng không mẫu hạm USS George Washington và cuộc ghé cảng của khu trục hạm tên lửa định hướng USS John S. McCain tại Đà Nẵng ngay sau đó của Việt Nam, đã chứng minh tầm quan trọng mà Hà Nội hiện đặt để vào mối quan hệ an ninh mạnh mẽ với Mỹ. Tương tự như vậy, Việt Nam đã quyết định tham gia vào Quan hệ Đối Tác liên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership) vốn đã lặng lẽ nổi lên như một diễn đàn đối thoại ưu tiên được ưa chuộng của Washington, càng nhấn mạnh thêm mong muốn hội nhập chính trị và kinh tế rộng lớn hơn của Hà nội cũng như lòng an tâm gia tăng của họ với một nước Hoa Kỳ mạnh mẽ đang tham dự một cách sâu sắc với vùng Đông Nam Á .

Thế nhưng, Việt Nam vẫn tiếp tục có những hành động trong nước khiến giới quan sát Mỹ xa lánh và khiến các loại mối quan hệ gần gũi về chính trị mà Hà Nội mong muốn trở nên bất khả thi và không đứng vững về mặt đạo đức cho chính quyền Obama.

Tiếp tục đàn áp các nhà tranh đấu chính trị, xã hội và tôn giáo, gia tăng truy tố và xử án nặng những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam cũng như tiếp tục duy trì hạn chế đáng kể trên mạng Internet, truyền thông và báo chí khiến Việt Nam khó có thể hoàn toàn chấp nhận được đối với một chính quyền Obama vốn đã phải đối diện với những cơn gió nghịch mạnh mẽ từ trong nước.

Tất cả điều này có nghĩa là việc tiến mạnh về phía trước là cần thiết cho phía Hà Nội. Với những căng thẳng ở Biển Đông không hề cho thấy dấu hiệu lắng dịu trong một tương lai gần và với khả năng hải quân của Trung Quốc tiếp tục phát triển, một mối quan hệ Mỹ-Việt mạnh mẽ sẽ là lợi ích của cả hai bên (mặc dù không thoát khỏi thực tế của động lực sức mạnh toàn cầu và an ninh châu Á rằng Hoa Kỳ quan trọng với Việt Nam hơn là tầm quan trọng của Việt Nam đến Hoa Kỳ).

Đề nghị của chính quyền Obama với Việt Nam đã đạt đến những giới hạn chấp nhận được căn cứ vào các giá trị và xã hội dân chủ của nước Mỹ và hiện nay là lúc để Hà Nội phải đi ván cờ kế tiếp của mình. Chỉ bằng cách đó, cả Hà Nội và Washington mới có thể phát triển mối quan hệ mạnh mẽ mà cả hai từng cùng tìm kiếm.

Nguồn: The Diplomat

.
.
.

No comments: