Thúy Đăng tổng hợp (Dân Việt)
13/06/2011 | 06:02
(Dân Việt) - Hôm nay 13.6, Chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đệ trình lên Thượng viện Mỹ nghị quyết lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực ở biển Đông.
Trước đó, văn phòng Thượng nghị sĩ Jim Webb - Chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương đã ra thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc liên tiếp sử dụng vũ lực nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển tại biển Đông.
Hành động gây quan ngại sâu sắc
Theo Thượng nghị sĩ Webb - các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, ngày 9.6 vừa qua, 3 tàu của lực lượng an ninh hàng hải Trung Quốc đã lao vào và làm hỏng cáp của tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Thông cáo viết: "Hành động đe dọa của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc. Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc tạo điều kiện cho một phương thức tiếp cận đa phương, hòa bình để giải quyết các tranh chấp kể trên, đảm bảo tự do thông thương theo luật pháp quốc tế".
Tờ "Thời báo Thương mại Quốc tế" của Mỹ cho rằng do đang rất cần các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển mạnh của mình, Trung Quốc sẽ không bỏ qua khu vực biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ.
Tờ báo dẫn lời ông Frederick Z.Brown - Giáo sư khoa Nghiên cứu Đông Nam Á của Trường Đại học Tổng hợp John Hopkins, nói: "Tôi cho rằng tình hình giữa hai nước đang nóng lên, chứ chưa tới mức căng thẳng. Trên thực tế, bất đồng tại biển Đông đã diễn ra nhiều thập kỷ".
Tuy nhiên, ông John D. Ciorciari - nhà phân tích của Hội châu Á đặt trụ sở tại New York, một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận có nhiệm vụ thúc đẩy sự hiểu biết về các vấn đề châu Á - nói: "Các nước Đông Nam Á không muốn gây chiến với người khổng lồ đang lên là Trung Quốc. Ngược lại, nếu xảy ra xung đột lớn, Trung Quốc cũng sẽ bị thiệt hại vì cuộc xung đột đó sẽ làm tê liệt cuộc tấn công kinh tế ngoạn mục của Bắc Kinh ở Đông Nam Á".
Cần kiềm chế trên biển
Đài VOA của Mỹ dẫn nguồn tài liệu Giám đốc CIA Leon Panetta gửi Quốc hội Mỹ trong quá trình xem xét việc ông sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Trong văn bản này, Panetta nhận xét rằng, Trung Quốc dường như đang xây dựng lực lượng để "chiến đấu và chiến thắng trong những cuộc xung đột quyết liệt và chớp nhoáng" trên các đường biên giới nước này.
Tờ "Đại Công báo" ngày 12.6 bình luận, Trung Quốc muốn sử dụng hình thức chiến thuật "vòng đánh vu hồi" để cho các nước xung quanh biển Đông thấy thực lực của nước này. Tờ báo này dẫn lời một chuyên gia quân sự cho rằng tình hình gần đây phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc và có khả năng tiếp tục xấu đi.
Giám đốc CIA lưu ý với Quốc hội Mỹ rằng, Trung Quốc có vẻ như đang xây dựng lực lượng chuẩn bị cho các xung đột tiềm tàng liên quan đến Đài Loan, kể cả khi có sự can thiệp của Mỹ. Ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc đề nghị Mỹ theo dõi sát sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trong lúc vẫn phải tìm cách duy trì hòa bình và ổn định, cũng như giảm nguy cơ xung đột trong khu vực này.
Tờ Daily Youmuri (Nhật Bản) đăng bài xã luận với tiêu đề "Bắc Kinh cần kiềm chế trên biển", cho rằng Trung Quốc đã phá vỡ cam kết trong quy tắc ứng xử trên biển Đông DOC 2002.
Báo này nhận xét rằng dù tại Đối thoại an ninh Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định Bắc Kinh ủng hộ hòa bình trên biển Đông, và rằng khu vực này vẫn ổn định, nhưng hai người đồng nhiệm Việt Nam và Philippines ngay lập tức có những tuyên bố khác hẳn về tình hình.
Báo này bình luận: "Trung Quốc sẽ không có được lòng tin của cộng đồng quốc tế nếu những điều họ nói không giống những gì họ làm". Tờ Daily Youmuri cho rằng Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra hành động ngang nhiên trên biển bởi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của nước này đã đặt trọng tâm vào mở rộng các lợi ích trên biển.
Thúy Đăng (tổng hợp)
-------------------------------
Sáng Nguyễn tổng hợp (VTC News)
12/06/2011 17:56
(VTC News) - Mấy ngày nay, truyền thông Nhật Bản đã lên cơn sốt về thông tin “hải quân Trung Quốc hướng về Thái Bình Dương”. Cùng với việc lên án về các hoạt động huấn luyện hải quân của Trung Quốc, báo chí Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ Nhật Bản hợp tác với Mỹ và một số nước Đông Nam Á gặp phải vấn đề tương tự cùng duy trì cảnh giới và giám sát đối với Trung Quốc.
Hôm 10/6, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lần đầu tiên công khai những hình ảnh về tàu của Trung Quốc đi qua vùng biển quốc tế Okinawa - Miyako do lực lượng tự vệ của hải quân Nhật Bản chụp được. Đây là lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản công khai những bức ảnh về hướng đi của hải quân Trung Quốc. Mấy ngày trước đó, truyền thông Nhật Bản đã “phát sốt” về thông tin “hải quân Trung Quốc hướng về Thái Bình Dương”.
Cùng với việc lên án về các hoạt động huấn luyện hải quân của Trung Quốc, báo chí Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ Nhật Bản hợp tác với Mỹ và một số nước Đông Nam Á gặp phải vấn đề tương tự cùng duy trì cảnh giới và giám sát đối với Trung Quốc.
Cùng với việc lên án về các hoạt động huấn luyện hải quân của Trung Quốc, báo chí Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ Nhật Bản hợp tác với Mỹ và một số nước Đông Nam Á gặp phải vấn đề tương tự cùng duy trì cảnh giới và giám sát đối với Trung Quốc.
Cũng ngày 10/6, Đài truyền hình NHK Nhật Bản đưa tin, đoạn video được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố là đoạn video ghi lại tàu khu trục, một trong 8 tàu của hải quân Trung Quốc đi qua vùng biển quốc tế Okinawa - Miyako hôm mùng 8. Những hình ảnh được ghi lại cho thấy, trưa ngày 8/6, tại vùng biển quốc tế cách đảo Miyako Nhật Bản 100 km về phía đông bắc, tàu khu trục này đang hướng về phía đông nam. Lực lượng tự vệ của hải quân Nhật Bản đang tiến hành nhiệm vụ cảnh giới đã ghi lại những hình ảnh này.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, tàu khu trục này là tàu chiến thế hệ mới của hải quân Trung Quốc, khi đó đang hướng về Thái Bình Dương với tốc độ 30 km/h. Ngoài ra, Nhật Bản cũng xác nhận rằng: "Ngày 9, có 3 tàu của Trung Quốc tập trận tại Thái Bình Dương". Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ tiếp tục cảnh giới và giám sát hành động diễn tập của tàu hải quân Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Tờ Yomiuri Shimbun đưa tin, tại buổi họp báo sau hội nghị nội các vào sáng 10/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa đã có bài phát biểu về hành động tập trận của hải quân Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: “Nhật Bản hết sức quan tâm đến hành động tập trận của hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, đối với những hành động không tiếp tục hành trướng của hải quân Trung Quốc, Nhật Bản cũng sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ”.
Theo báo cáo, ông Toshimi Kitazawa đặc biệt nhấn mạnh: "Trung Quốc nên kiềm chế, với tư cách một nước lớn, hành động tập trận của hải quân Trung Quốc nên có giới hạn”.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra lời thanh minh rằng, đây là “hoạt động thường xuyên” và “được tổ chức theo kế hoạch hàng năm” của hải quân Trung Quốc, "phù hợp với luật pháp quốc tế và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào cũng như mục tiêu cụ thể nào”; tuy nhiên, có lẽ cách giải thích này chưa thuyết phục được Nhật Bản; nhất cử nhất động của phía Trung Quốc đều được phía Nhật Bản hết sức chú ý, một số còn ra sức tuyên truyền “học thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”.
Ngoài ra, phía Mỹ cũng hết sức chú ý đến động thái của hải quân Trung Quốc. Ngày 10/6, tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, hôm mùng 9, Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Mỹ Leon Panetta vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố tại phiên điều trần của Thượng viện nước này: “Nên duy trì giám sát chặt chẽ đối với hành động của quân đội Trung Quốc”.
Cũng báo chí Nhật Bản đưa tin, mấy ngày trước, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ Daniel Inouye đã có bài phát biểu về Quan hệ Trung – Nhật tại Tokyo, lên án việc Trung Quốc xây dựng hệ thống tàu sân bay, tàu ngầm, hơn nữa cảnh báo rằng “Trung Quốc đang theo dõi hệ thống của Mỹ và Nhật Bản”.
Tờ Sankei Shimbun cho rằng, Nhật Bản có lí do để suy xét một cách cẩn thận những thông tin từ phía Mỹ; ngoài ra, còn quan tâm đến động thái của các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông; lấy quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật làm trung tâm, hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á cũng gặp phải vấn đề tương tự, kéo Trung Quốc vào Hội nghị đa phương vì an ninh biển. Để làm được điều này, cần đến sức mạnh ngoại giao cứng rắn.
Tờ báo này cũng nhắc lại chuyến thăm Nhật gần đây của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cũng như Hội nghị 2+2 của Ủy ban Hiệp nghị đảm bảo an ninh giữa những người phụ trách ngoại giao, quốc phòng của Nhật Bản và Mỹ sẽ họp vào cuối tháng này, và nhấn mạnh Nhật Bản không nên lãng phí những cơ hội ngoại giao mang tính chiến lược này.
Mặt khác, kế hoạch đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài) của Nhật Bản từng bị tạm quên vì động đất, sóng thần nay đã “nóng” trở lại. Ngày 10/6, tờ Kyodo News của Nhật Bản đưa tin, Chủ tịch thành phố Ishigaki tỉnh Okinawa đã đến thăm các cơ quan như Phòng An ninh biển của Nhật Bản, Bộ Nông lâm thủy sản; xin các thành viên Đảng Dân chủ và Trưởng phòng Phòng An ninh biển chỉ thị đến đảo Điếu Ngư, tổ chức lễ kỉ niệm những tàu gặp nạn trong giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Ông này cũng yêu cầu Phòng An ninh biển tăng cường cảnh giác, đảm bảo an ninh ngư dân xung quanh đảo.
Sự kiện tàu gặp nạn được đề cập đến là chỉ hai tàu tránh nạn của Nhật Bản bị quân đội Mỹ không kích khi đi từ đảo Ishigaki Nhật Bản đến Đài Loan vào tháng 7/1945. Năm 1969, thành phố Ishigaki lập bia kỉ niệm tại đảo Điếu Ngư nhưng chưa từng lên đảo tưởng niệm. Giới phân tích chỉ ra, cách làm này của Nhật Bản đang ủng hộ người dân Nhật đến đảo Điếu Ngư.
Sáng Nguyễn (tổng hợp)
.
Tin liên quan :
» 'Trung Quốc tiếp tục thử thách phản ứng của Việt Nam'
» Xuyên tạc trắng trợn của Trung Quốc về vụ Viking II
» Tàu Trung Quốc ngang ngược cắt cáp Viking II thế nào?
» Video cảnh tàu Trung Quốc phá cáp tàu Việt Nam lần 2
» Báo chí Trung Quốc "đánh hội đồng" Google về vụ hacker
» Bộ trưởng QP Trung Quốc cam kết không mưu cầu bá quyền
» Trung Quốc lại làm căng với Philippines trên biển Đông
» Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"
» Tàu Trung Quốc dùng súng AK bắn đuổi ngư dân Việt Nam
» Luật chơi nào cho vấn đề biển Đông ASEAN - Trung Quốc?
» Trung Quốc lại cố ý xuyên tạc sự thật, bẻ lái dư luận
» Báo chí nước ngoài: "Trung Quốc ngày càng lấn lướt"
» Người Trung Quốc nói về tàu sân bay Trung Quốc
» Trung Quốc 'tố' Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan
» Tàu TQ lại ngang nhiên xâm phạm: Không thể chấp nhận!
» Phê phán việc làm sai trái của các tàu hải giám TQ
» Hội Luật gia ra tuyên bố về vụ tàu Hải giám TQ
» Đô đốc Mỹ quan ngại về căng thẳng giữa TQ và láng giềng
» Bình Minh 2 - những khoảnh khắc đối mặt tàu hải giám TQ
» Báo Philippines: TQ xây dựng nhiều tiền đồn ở Trường Sa
» Tàu Ngư Chính TQ tiến đến vùng biển đảo Điếu Ngư?
» Đảo Điếu Ngư, cựu lãnh đạo Đài Loan gây chú ý
» Nhật thiết lập căn cứ do thám gần đảo Điếu Ngư
» Tàu Ngư chính Trung Quốc sẽ thường trú tại đảo Điếu Ngư
» Nhật yêu cầu Google xóa tên Điếu Ngư bên cạnh Senkaku
» 4 nghị sỹ Nhật thuê máy bay ra đảo Senkaku/Điếu Ngư
» Xuyên tạc trắng trợn của Trung Quốc về vụ Viking II
» Tàu Trung Quốc ngang ngược cắt cáp Viking II thế nào?
» Video cảnh tàu Trung Quốc phá cáp tàu Việt Nam lần 2
» Báo chí Trung Quốc "đánh hội đồng" Google về vụ hacker
» Bộ trưởng QP Trung Quốc cam kết không mưu cầu bá quyền
» Trung Quốc lại làm căng với Philippines trên biển Đông
» Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"
» Tàu Trung Quốc dùng súng AK bắn đuổi ngư dân Việt Nam
» Luật chơi nào cho vấn đề biển Đông ASEAN - Trung Quốc?
» Trung Quốc lại cố ý xuyên tạc sự thật, bẻ lái dư luận
» Báo chí nước ngoài: "Trung Quốc ngày càng lấn lướt"
» Người Trung Quốc nói về tàu sân bay Trung Quốc
» Trung Quốc 'tố' Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan
» Tàu TQ lại ngang nhiên xâm phạm: Không thể chấp nhận!
» Phê phán việc làm sai trái của các tàu hải giám TQ
» Hội Luật gia ra tuyên bố về vụ tàu Hải giám TQ
» Đô đốc Mỹ quan ngại về căng thẳng giữa TQ và láng giềng
» Bình Minh 2 - những khoảnh khắc đối mặt tàu hải giám TQ
» Báo Philippines: TQ xây dựng nhiều tiền đồn ở Trường Sa
» Tàu Ngư Chính TQ tiến đến vùng biển đảo Điếu Ngư?
» Đảo Điếu Ngư, cựu lãnh đạo Đài Loan gây chú ý
» Nhật thiết lập căn cứ do thám gần đảo Điếu Ngư
» Tàu Ngư chính Trung Quốc sẽ thường trú tại đảo Điếu Ngư
» Nhật yêu cầu Google xóa tên Điếu Ngư bên cạnh Senkaku
» 4 nghị sỹ Nhật thuê máy bay ra đảo Senkaku/Điếu Ngư
.
.
.
No comments:
Post a Comment