AsiaNews
Vũ Mạnh dịch.
01/06/2011 16:00
(VTC News) - Sự việc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên can thiệp việc thăm dò hợp pháp trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam mới đây nằm trong chuỗi bất đồng có xu hướng gia tăng giữa nước này và các quốc gia Đông Nam Á trong vấn đề biển Đông, gây quan ngại cho nhiều nước về hòa bình và an ninh trong và ngoài khu vực.
Để có cái nhìn đa chiều, dưới đây, xin gửi đến độc giả VTC News bài phân tích trên trang AsiaNews.
Để có cái nhìn đa chiều, dưới đây, xin gửi đến độc giả VTC News bài phân tích trên trang AsiaNews.
Sau 15 năm thực hiện các biện pháp ngoại giao kín đáo và kiên nhẫn về những tranh chấp trên biển Đông (tức biển Nam Trung Hoa theo cách gọi quốc tế), cả ASEAN và Trung Quốc đều đang có những dấu hiệu mệt mỏi khi chưa có tiến bộ nào đạt được trong việc hướng đến một nghị quyết hoặc đề án phát triển chung.
Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 2/3 khi tàu thăm dò dầu Philippines MV Veritas Voyager đụng độ tàu tuần tra hải quân Trung Quốc tại khu vực Reed Bank (tức bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa), gần Philippines. Vụ việc đã trở thành tâm điểm của chương trình nghị sự trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Lương Quang Liệt tới Phillipines hồi tuần trước.
Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 2/3 khi tàu thăm dò dầu Philippines MV Veritas Voyager đụng độ tàu tuần tra hải quân Trung Quốc tại khu vực Reed Bank (tức bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa), gần Philippines. Vụ việc đã trở thành tâm điểm của chương trình nghị sự trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Lương Quang Liệt tới Phillipines hồi tuần trước.
Câu chuyện này ngay lập tức khiến người ta nhớ lại việc Phillipines đã từng đối đầu với Trung Quốc vào tháng 3/1995 sau khi phát hiện ra các cấu trúc mới trong rặng san hô Mischief, dẫn đến việc các nước ASEAN ra một tuyên bố chung lần đầu tiên và và cũng là duy nhất tính tới thời điểm này, thể hiện "sự quan ngại sâu sắc" đối với cách hành xử của Bắc Kinh.
Trong những năm qua, đã có những hy vọng mạnh mẽ rằng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông được đưa ra vào năm 2002 sẽ không chỉ khuyến khích các bên tranh chấp hạn chế các hoạt động gây bất ổn cho toàn bộ khu vực, mà còn giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Nhưng vì một vài lý do, các cam kết lâu dài đối về việc thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và hợp tác cùng có lợi vẫn tiếp tục là một mục tiêu khó nắm bắt trong hơn 9 năm qua.
Một trở ngại lớn chính là cách hiểu của các bên trong việc thực hiện những quy tắc đã nên ra trong văn kiện năm 2002 - được thông qua khi quan hệ song phương đang ở thời kỳ đỉnh cao. Các bên bao gồm Trung Quốc và một số nước ASEAN là Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines vẫn tiếp tục tranh cãi trong cuộc họp của các quan chức cấp cao gần đây nhất ở Medan, Indonesia.
Với sự căng thẳng hiện tại cùng với những nghi ngờ ngày càng tăng giữa các bên với nhau, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc và Philippines, thì sẽ khó có thể hoàn thiện các quy tắc cho kịp với lễ kỷ niệm lần thứ 10 diễn ra trong năm tới tại Phnom Penh, Campuchia khi nước này tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20.
Quyết tâm tập thể của họ cho thấy rằng, tranh chấp ở biển Đông chính là lợi ích cốt lõi của quốc gia.
Trong những năm qua, đã có những hy vọng mạnh mẽ rằng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông được đưa ra vào năm 2002 sẽ không chỉ khuyến khích các bên tranh chấp hạn chế các hoạt động gây bất ổn cho toàn bộ khu vực, mà còn giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Nhưng vì một vài lý do, các cam kết lâu dài đối về việc thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và hợp tác cùng có lợi vẫn tiếp tục là một mục tiêu khó nắm bắt trong hơn 9 năm qua.
Một trở ngại lớn chính là cách hiểu của các bên trong việc thực hiện những quy tắc đã nên ra trong văn kiện năm 2002 - được thông qua khi quan hệ song phương đang ở thời kỳ đỉnh cao. Các bên bao gồm Trung Quốc và một số nước ASEAN là Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines vẫn tiếp tục tranh cãi trong cuộc họp của các quan chức cấp cao gần đây nhất ở Medan, Indonesia.
Với sự căng thẳng hiện tại cùng với những nghi ngờ ngày càng tăng giữa các bên với nhau, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc và Philippines, thì sẽ khó có thể hoàn thiện các quy tắc cho kịp với lễ kỷ niệm lần thứ 10 diễn ra trong năm tới tại Phnom Penh, Campuchia khi nước này tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20.
Quyết tâm tập thể của họ cho thấy rằng, tranh chấp ở biển Đông chính là lợi ích cốt lõi của quốc gia.
Hơn cả những gì mà các bên xung đột thừa nhận, môi trường tương đối lành tính mà ASEAN và Trung Quốc đã từng tạo ra trong việc giải quyết vấn đề biển Đông sau vụ Mischief Reef năm 1995 đã chính thức chấm dứt vào cuối tháng 7 vừa qua. Vụ tranh chấp nhận được nhiều sự quan tâm của quốc tế khi Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton công khai đặt vấn đề về tự do và an toàn hàng hải trên biển Đông, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với bản văn kiện của ASEAN.
Hơn nữa, Mỹ cũng đề nghị hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao để tìm ra một giải pháp.
Từ thời điểm đó, Trung Quốc và ASEAN biết rõ rằng những bất đồng của họ đã được quốc tế lưu tâm đến - sau khi đã giữ bí mật trong 15 năm qua, khi Trung Quốc được thoải mái đàm phán với ASEAN về các quy tắc mà không có sự can thiệp của những "người chơi" khác.
Trở lại năm 1994, khi Trung Quốc vẫn còn là một đối tác tham vấn của ASEAN, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã nói với các đối tác ASEAN tại Brunei Darusalam rằng các nước châu Á phải giải quyết vấn đề của họ theo cách phương Đông.
Phương pháp tiếp cận này có vẻ "không chân thành" và không báo hiệu một điềm lành trong bối cảnh hiện tại. Việc thiếu sự tiến triển và sự hiện diện ngày càng tăng của các bên cũng như các yếu tố nhìn thấy được đã tạo cơ sở quan trọng cho việc tồn tại của các tranh chấp thuộc ASEAN.
Hơn nữa, Mỹ cũng đề nghị hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao để tìm ra một giải pháp.
Từ thời điểm đó, Trung Quốc và ASEAN biết rõ rằng những bất đồng của họ đã được quốc tế lưu tâm đến - sau khi đã giữ bí mật trong 15 năm qua, khi Trung Quốc được thoải mái đàm phán với ASEAN về các quy tắc mà không có sự can thiệp của những "người chơi" khác.
Trở lại năm 1994, khi Trung Quốc vẫn còn là một đối tác tham vấn của ASEAN, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã nói với các đối tác ASEAN tại Brunei Darusalam rằng các nước châu Á phải giải quyết vấn đề của họ theo cách phương Đông.
Phương pháp tiếp cận này có vẻ "không chân thành" và không báo hiệu một điềm lành trong bối cảnh hiện tại. Việc thiếu sự tiến triển và sự hiện diện ngày càng tăng của các bên cũng như các yếu tố nhìn thấy được đã tạo cơ sở quan trọng cho việc tồn tại của các tranh chấp thuộc ASEAN.
Tháng 7 năm ngoái tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tỏ rõ sự khó chịu khi vấn đề Biển Đông được đưa ra và thảo luận công khai tại Diễn đàn khu vực ASEAN. Đó là một khởi đầu hoàn toàn mới kể từ khi một cơ chế đặc biệt đã được nhất trí tại cuộc họp ở Hoàng Châu giữa Trung Quốc và ASEAN vào tháng 4 năm 1995, với việc cả 2 bên đồng ý giữ bí mật về vụ tranh chấp. Tại cuộc gặp này, ASEAN lần đầu tiên cùng nhau kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn trong những tuyên bố về vấn đề biển Đông - bao gồm cả đường yêu sách 9 điểm do nước này đưa ra.
Việc thiếu các đáp án và các thực tiễn tốt đẹp hơn dần dần đã khiến các nước ASEAN tham gia tranh chấp từ bỏ các khuôn khổ song phương. Thực tế là vụ tranh chấp năm ngoái đã nhận được sự chú ý rộng rãi hơn của quốc tế cũng một phần do khả năng ngoại giao linh hoạt của nước chủ tịch ASEAN.
Một hệ quả trực tiếp của sự thay đổi này có thể là sự "khách khí" sẽ ít đi trong thái độ và chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN. Bắc Kinh cho rằng lập trường của ASEAN về các quy tắc là "có vấn đề" và ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Với mâu thuẫn của Trung Quốc với ASEAN nói chung, quan hệ giữa một nhóm nước và một cường quốc khu vực này sẽ phải đối mặt với những thử thách quan trọng từ bây giờ. Nếu không có một bộ quy tắc ứng xử có giá trị ràng buộc pháp lý, rất khó để dự đoán trong dài hạn về sự hòa bình và ổn định trên vùng biển của khu vực.
Việc thiếu các đáp án và các thực tiễn tốt đẹp hơn dần dần đã khiến các nước ASEAN tham gia tranh chấp từ bỏ các khuôn khổ song phương. Thực tế là vụ tranh chấp năm ngoái đã nhận được sự chú ý rộng rãi hơn của quốc tế cũng một phần do khả năng ngoại giao linh hoạt của nước chủ tịch ASEAN.
Một hệ quả trực tiếp của sự thay đổi này có thể là sự "khách khí" sẽ ít đi trong thái độ và chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN. Bắc Kinh cho rằng lập trường của ASEAN về các quy tắc là "có vấn đề" và ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Với mâu thuẫn của Trung Quốc với ASEAN nói chung, quan hệ giữa một nhóm nước và một cường quốc khu vực này sẽ phải đối mặt với những thử thách quan trọng từ bây giờ. Nếu không có một bộ quy tắc ứng xử có giá trị ràng buộc pháp lý, rất khó để dự đoán trong dài hạn về sự hòa bình và ổn định trên vùng biển của khu vực.
Những kế hoạch đang trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh chiến lược mới với sự trỗi dậy của Trung Quốc và hạm đội hải quân của họ, cũng như sự tham gia chủ động của Mỹ ở châu Á. Như vậy, không khó để dự đoán rằng những bên không tham gia tranh chấp hoặc các bên điều phối đều muốn đảm bảo sự an toàn của những tuyến đường biển quan trọng cho các hoạt động buôn bán.
Cuối cùng, nếu các tranh chấp đang diễn ra không được xử lý đúng cách, nó sẽ gây ra những tác động có lớn có sức lan tỏa trong sự cạnh tranh trên nhiều mặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại khu vực này. Philippines là một đồng minh quan trọng của Mỹ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đã tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo chồng lấn với Trung Quốc. Chẳng hạn, một cuộc tấn công vũ trang nhỏ ngẫu nhiên trên quần đảo Kalayaan có thể dễ dàng làm xấu đi sự cạnh tranh Mỹ - Trung đang lên.
Chính phủ Philippines tỏ ra khá tự tin vì bất kỳ cuộc tấn công vào một tàu Philippines ở các khu vực thuộc quyền quản lý của họ cũng có nghĩa là một cuộc tấn công trực tiếp nhằm vào Mỹ, theo quy định trong hiệp ước phòng thủ với Mỹ.
Theo AsiaNews
Vũ Mạnh dịch.
Cuối cùng, nếu các tranh chấp đang diễn ra không được xử lý đúng cách, nó sẽ gây ra những tác động có lớn có sức lan tỏa trong sự cạnh tranh trên nhiều mặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại khu vực này. Philippines là một đồng minh quan trọng của Mỹ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đã tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo chồng lấn với Trung Quốc. Chẳng hạn, một cuộc tấn công vũ trang nhỏ ngẫu nhiên trên quần đảo Kalayaan có thể dễ dàng làm xấu đi sự cạnh tranh Mỹ - Trung đang lên.
Chính phủ Philippines tỏ ra khá tự tin vì bất kỳ cuộc tấn công vào một tàu Philippines ở các khu vực thuộc quyền quản lý của họ cũng có nghĩa là một cuộc tấn công trực tiếp nhằm vào Mỹ, theo quy định trong hiệp ước phòng thủ với Mỹ.
Theo AsiaNews
Vũ Mạnh dịch.
-----------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment