Việt-Long- RFA
2011-06-16
Khúc dạo đầu bài giao hưởng êm đềm mà hành pháp Washington tặng cho Hà Nội đã lên đến một cao độ giới hạn trong khuôn khổ những giá trị dân chủ truyền thống của xã hội Hoa Kỳ. Nay là lúc Hà Nội phải hòa lên đoạn nhạc nối tiếp.
Năm nay 2011, có nhiều sự kiện để kỷ niệm trong mối quan hệ Việt Mỹ. Năm nay đánh dấu 16 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và 14 năm từ khi mở cửa tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Washington và Hà Nội đang gần nhau hơn bao giờ hết. Hai nước đứng cùng một phía trong nhiều lĩnh vực, trong lúc giới ngoại giao đôi bên đều nói đến mối quan hệ song phương gọi là “đối tác chiến lược”.
Washington và Hà Nội đang gần nhau hơn bao giờ hết. Hai nước đứng cùng một phía trong nhiều lĩnh vực, trong lúc giới ngoại giao đôi bên đều nói đến mối quan hệ song phương gọi là “đối tác chiến lược”.
Nhìn về Đông Nam Á
Giới lãnh đạo ở hai thủ đô cùng ca ngợi những thành tựu trong mối quan hệ ấy, cùng những tiềm năng phát triển quan hệ thêm sâu rộng và vững chắc trong những năm sắp tới.
Phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á Thái Bình Dương sự vụ, ông Kurt Campbell, tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington hôm cuối tháng 5 đã nhấn mạnh ý hướng của Washington muốn tăng tiến mối quan hệ này.
Ai cũng thấy hai bên đều muốn siết chặt tình thân và tăng cường hợp tác. Dù Việt Nam còn kém tiến triển về nhân quyền và dân chủ, chính phủ Barack Obama vẫn lời ngon tiếng ngọt, ở một mức độ sao cho Quốc hội và công chúng Hoa Kỳ không thấy khó chịu mà phản đối.
Vẫn còn rộng chỗ cho hai bên chấp nhận và hòa hợp với nhau, nhưng Hà Nội mang nặng gánh trách nhiệm cho những bước tiến tới thỏa hiệp với Washington bằng cách thực hiện thêm những đổi mới về chính sách, nhất là trong các lĩnh vực tự do chính trị và quyền dân sự.
Phụ tá ngoại trưởng Kurt Campbell coi vấn đề đó như những rào cản hạn chế mối quan hệ song phương. Giải quyết được rào cản, Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho chính quyền Obama tiến tới và mối quan hệ được tăng tiến lên một cấp độ cao hơn.
Từ ngày nhậm chức, Tổng thống Barack Obama đã dồn năng lực và vốn liếng chính trị của ông vào việc củng cố và mở rộng quan hệ với Đông Nam Á. Sau 8 năm Washington lơ là buông lơi vì dính dấp ở nhiều nơi khác, Tổng thống Obama vừa nắm quyền là tăng tiến ngay sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực quan trọng này.
Từ đó, mối tiếp cận với Việt Nam cũng được xúc tiến thật mạnh mẽ, tuy khởi sự từ một mức độ thấp nhưng đã đạt tới mức khả quan chưa từng có kể từ ngày Tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội trong chuyến thăm viếng lịch sử năm 2000.
Người Mỹ còn nhớ đó là lần đầu tiên tại nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa diễn văn của một nhà lãnh đạo ngoại quốc được truyền thanh truyền hình trực tiếp trên toàn quốc.
Trong khi theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Đông Nam Á đồng thời bảo vệ quyền lợi trên biển cho Hoa Kỳ, Washington đã phải chịu sự phẫn nộ của Bắc Kinh, khi bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đứng vào hàng ngũ các quốc gia Đông Nam Á để bày tỏ mối quan ngại về tham vọng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã ngang nhiên xác lập chủ quyền lãnh thổ- lãnh hải trên gần khắp biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi thực hiện một tiến trình ngoại giao cho vấn đề này, với sự tham dự của tất cả các nước đòi hỏi chủ quyền. Bắc Kinh luôn luôn chủ trương giải quyết song phương với từng nước trong năm quốc gia láng giềng, gần nhất và mất mát nhiều nhất là Việt Nam.
Trung Quốc phản bác trong giận dữ, thì ngược lại Việt Nam nồng nhiệt chào đón chính sách này của Mỹ, vào lúc Hà Nội đang khao khát hội nhập về kinh tế và chính trị với thế giới, và mối lo ngại về Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Thêm vào đó, những hành động giao tế đầy ý nghĩa của Hoa Kỳ gần đây có thể đã mở tấm màn che cho quan điểm của nhiều nhân vật lãnh đạo trong Bộ chính trị của Hà Nội, từng cho là Washington chỉ tìm cách tạo “diễn biến hoà bình” để tước quyền cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam.
Phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á Thái Bình Dương sự vụ, ông Kurt Campbell, tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington hôm cuối tháng 5 đã nhấn mạnh ý hướng của Washington muốn tăng tiến mối quan hệ này.
Ai cũng thấy hai bên đều muốn siết chặt tình thân và tăng cường hợp tác. Dù Việt Nam còn kém tiến triển về nhân quyền và dân chủ, chính phủ Barack Obama vẫn lời ngon tiếng ngọt, ở một mức độ sao cho Quốc hội và công chúng Hoa Kỳ không thấy khó chịu mà phản đối.
Vẫn còn rộng chỗ cho hai bên chấp nhận và hòa hợp với nhau, nhưng Hà Nội mang nặng gánh trách nhiệm cho những bước tiến tới thỏa hiệp với Washington bằng cách thực hiện thêm những đổi mới về chính sách, nhất là trong các lĩnh vực tự do chính trị và quyền dân sự.
Phụ tá ngoại trưởng Kurt Campbell coi vấn đề đó như những rào cản hạn chế mối quan hệ song phương. Giải quyết được rào cản, Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho chính quyền Obama tiến tới và mối quan hệ được tăng tiến lên một cấp độ cao hơn.
Từ ngày nhậm chức, Tổng thống Barack Obama đã dồn năng lực và vốn liếng chính trị của ông vào việc củng cố và mở rộng quan hệ với Đông Nam Á. Sau 8 năm Washington lơ là buông lơi vì dính dấp ở nhiều nơi khác, Tổng thống Obama vừa nắm quyền là tăng tiến ngay sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực quan trọng này.
Từ đó, mối tiếp cận với Việt Nam cũng được xúc tiến thật mạnh mẽ, tuy khởi sự từ một mức độ thấp nhưng đã đạt tới mức khả quan chưa từng có kể từ ngày Tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội trong chuyến thăm viếng lịch sử năm 2000.
Người Mỹ còn nhớ đó là lần đầu tiên tại nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa diễn văn của một nhà lãnh đạo ngoại quốc được truyền thanh truyền hình trực tiếp trên toàn quốc.
Trong khi theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Đông Nam Á đồng thời bảo vệ quyền lợi trên biển cho Hoa Kỳ, Washington đã phải chịu sự phẫn nộ của Bắc Kinh, khi bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đứng vào hàng ngũ các quốc gia Đông Nam Á để bày tỏ mối quan ngại về tham vọng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã ngang nhiên xác lập chủ quyền lãnh thổ- lãnh hải trên gần khắp biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi thực hiện một tiến trình ngoại giao cho vấn đề này, với sự tham dự của tất cả các nước đòi hỏi chủ quyền. Bắc Kinh luôn luôn chủ trương giải quyết song phương với từng nước trong năm quốc gia láng giềng, gần nhất và mất mát nhiều nhất là Việt Nam.
Trung Quốc phản bác trong giận dữ, thì ngược lại Việt Nam nồng nhiệt chào đón chính sách này của Mỹ, vào lúc Hà Nội đang khao khát hội nhập về kinh tế và chính trị với thế giới, và mối lo ngại về Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Thêm vào đó, những hành động giao tế đầy ý nghĩa của Hoa Kỳ gần đây có thể đã mở tấm màn che cho quan điểm của nhiều nhân vật lãnh đạo trong Bộ chính trị của Hà Nội, từng cho là Washington chỉ tìm cách tạo “diễn biến hoà bình” để tước quyền cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tấu khúc nào cho Việt Nam?
Tháng 8 năm ngoái Việt Nam nồng nhiệt đón chào cuộc tuần hành quân sự của lực lượng hải quân tác chiến dưới quyền chỉ huy của siêu hàng không mẫu hạm George Washington dọc bờ biển Đông ven duyên hải Việt Nam.
Sau đó không lâu lại đến chuyến thăm Đà Nẵng của khu trục hạm có hỏa tiễn điều khiển USS John S. McCain. Những hoạt động này làm nổi bật vai trò quan trọng mà Việt Nam hiện đang đặt vào mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Như để đáp ứng, Việt Nam quyết định tham gia “Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương”, TPP hay Trans- Pacific Partnership, vừa lặng lẽ thành hình như một loại “diễn đàn châu Á Thái Bình Dương” mà Washington ưa thích.
Sự kiện này còn làm nổi bật ý nguyện của Hà Nội muốn gia tăng hội nhập chính trị và kinh tế đồng thời thể hiện sự yên tâm hơn đối với Hoa Kỳ, một nước mạnh đang cố gắng kết nối sâu rộng với vùng Đông Nam Á.
Tuy vậy, cứ như dạo lên một tấu khúc chướng tai, Việt Nam vẫn tiếp tục những chính sách nội trị gây mất thiện cảm cho giới quan sát và công chúng Mỹ, khiến mối quan hệ thân thiết mà Hà Nội mong đợi trở nên bất khả thi về mặt chính trị, và chính quyền Obama không thể giữ vững được mối quan hệ ấy vì những lý do tinh thần và đạo đức chính trị.
Hà Nội tiếp tục đàn áp những nhà lãnh đạo tôn giáo năng động về chính trị và xã hội, gia tăng ngược đãi, kết án nặng nề những người bất đồng chính kiến, đồng thời tiếp tục duy trì những giới hạn đáng kể trong hệ thống thông tin Internet và báo chí.
Những hành động này của Việt Nam chỉ khiến chính phủ Obama khó lòng đón nhận Việt Nam vào vòng thân thiết hơn, trong khi hành pháp Mỹ hiện nay còn đang phải đối diện với những bão tố trong nội bộ nước Mỹ.
Như thế có nghĩa là bước tiến mạnh về phía trước cho mối bang giao Việt-Mỹ phải phát xuất từ Hà Nội. Tình hình căng thẳng trên biển Đông của Việt Nam không có dấu hiệu gì suy giảm trong một thời gian ngắn.
Sức mạnh hải quân Trung Quốc tiếp tục nhanh chóng gia tăng. Một mối quan hệ Việt-Mỹ thật vững mạnh sẽ có lợi cho cả đôi bên, tuy rằng thực tế không tránh khỏi trong tương quan giữa động lực sức mạnh toàn cầu và an ninh của châu Á cho thấy Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần đến Việt Nam.
Khúc nhạc dạo đầu bài giao hưởng êm đềm mà hành pháp Washington tặng cho Hà Nội đã lên đến giới hạn âm lượng do xã hội với giá trị dân chủ truyền thống của Hoa Kỳ đặt để. Nay là lúc Hà Nội phải hòa lên đoạn nhạc nối tiếp.
Chỉ làm như vậy, Hà Nội mới cùng Washington phát triển được mối quan hệ mà cả hai bên cùng mong đợi.
(Nguồn: The Diplomat)
Sau đó không lâu lại đến chuyến thăm Đà Nẵng của khu trục hạm có hỏa tiễn điều khiển USS John S. McCain. Những hoạt động này làm nổi bật vai trò quan trọng mà Việt Nam hiện đang đặt vào mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Như để đáp ứng, Việt Nam quyết định tham gia “Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương”, TPP hay Trans- Pacific Partnership, vừa lặng lẽ thành hình như một loại “diễn đàn châu Á Thái Bình Dương” mà Washington ưa thích.
Sự kiện này còn làm nổi bật ý nguyện của Hà Nội muốn gia tăng hội nhập chính trị và kinh tế đồng thời thể hiện sự yên tâm hơn đối với Hoa Kỳ, một nước mạnh đang cố gắng kết nối sâu rộng với vùng Đông Nam Á.
Tuy vậy, cứ như dạo lên một tấu khúc chướng tai, Việt Nam vẫn tiếp tục những chính sách nội trị gây mất thiện cảm cho giới quan sát và công chúng Mỹ, khiến mối quan hệ thân thiết mà Hà Nội mong đợi trở nên bất khả thi về mặt chính trị, và chính quyền Obama không thể giữ vững được mối quan hệ ấy vì những lý do tinh thần và đạo đức chính trị.
Hà Nội tiếp tục đàn áp những nhà lãnh đạo tôn giáo năng động về chính trị và xã hội, gia tăng ngược đãi, kết án nặng nề những người bất đồng chính kiến, đồng thời tiếp tục duy trì những giới hạn đáng kể trong hệ thống thông tin Internet và báo chí.
Những hành động này của Việt Nam chỉ khiến chính phủ Obama khó lòng đón nhận Việt Nam vào vòng thân thiết hơn, trong khi hành pháp Mỹ hiện nay còn đang phải đối diện với những bão tố trong nội bộ nước Mỹ.
Như thế có nghĩa là bước tiến mạnh về phía trước cho mối bang giao Việt-Mỹ phải phát xuất từ Hà Nội. Tình hình căng thẳng trên biển Đông của Việt Nam không có dấu hiệu gì suy giảm trong một thời gian ngắn.
Sức mạnh hải quân Trung Quốc tiếp tục nhanh chóng gia tăng. Một mối quan hệ Việt-Mỹ thật vững mạnh sẽ có lợi cho cả đôi bên, tuy rằng thực tế không tránh khỏi trong tương quan giữa động lực sức mạnh toàn cầu và an ninh của châu Á cho thấy Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần đến Việt Nam.
Khúc nhạc dạo đầu bài giao hưởng êm đềm mà hành pháp Washington tặng cho Hà Nội đã lên đến giới hạn âm lượng do xã hội với giá trị dân chủ truyền thống của Hoa Kỳ đặt để. Nay là lúc Hà Nội phải hòa lên đoạn nhạc nối tiếp.
Chỉ làm như vậy, Hà Nội mới cùng Washington phát triển được mối quan hệ mà cả hai bên cùng mong đợi.
(Nguồn: The Diplomat)
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment