Saturday, June 18, 2011

CHUYÊN GIA SINGAPORE BÌNH VỀ CHIẾN LƯỢC ĐÔNG NAM Á CỦA TRUNG QUỐC (The Canberra Times)



Minh Phạm (Theo The Canberra Times)
17/06/201110:36:42
"Có vẻ như Trung Quốc đang bắt chước Mỹ, áp dụng học thuyết Monroe nhằm ngăn cấm các quốc gia khác kiểm soát Biển Đông" - tác giả Michael Richardson, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore đặt vấn đề. Để rộng đường dư luận cũng như có thêm một góc nhìn khác về vấn đề Biển Đông, Bee.net.vn xin giới thiệu bài phân tích của ông.

Trung Quốc bất chấp "đổ vỡ tín nhiệm"?

Khi sức mạnh của Trung Quốc ngày một trở nên rõ ràng, đặc biệt đối với các nước láng giềng châu Á, các nhà lãnh đạo nước này ngày càng nhận thấy thật khó dung hòa giữa lời nói mềm dẻo và hành động quyết đoán. Việc Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt gần đây cố gắng trấn an các quốc gia Đông Nam Á và một số nước khác hãy coi Biển Đông là tuyến đường an ninh và kinh tế cho thấy độ tín nhiệm của Trung Quốc dễ bị đỗ vỡ như thế nào.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Tướng Lương Quang Liệt dẫn lại cụm từ thường được các quan chức cấp cao của Trung Quốc hay phát biểu: Chính sách an ninh của Trung Quốc “thuần túy mang tính phòng thủ”, rằng Trung Quốc sẽ “không bao giờ tìm kiếm bá quyền hay bá chủ quân sự” và “cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”. Tuy nhiên, trong bài phát biểu trước khán giả là những chuyên gia quốc phòng quốc tế, Tướng Liệt đã không hề đề cập đến tuyên bố của Trung Quốc với chủ quyền ở hầu hết các nhóm đảo lớn tại Biển Đông và quyền tài phán đối với các vùng nước xung quanh, thủy sản và các nguồi lợi dưới đáy biển, bao gồm cả dầu và khí tự nhiên.

Tuyên bố của Trung Quốc chồng lấn lên các tuyên bố của Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tuyên bố này hình thành một hình chữ U rộng lớn bao trùm tới 80% diện tích Biển Đông rộng 3,35 triệu km2, kéo dài từ Singapore ở phía Nam tới Đài Loan ở phía Bắc.

Thế nhưng, nếu xét từ quan điểm “chính thống” của Trung Quốc thì dường như không có sự đối lập giữa các cam kết và chính sách. Bởi vì họ cho rằng Biển Đông là một phần lãnh thổ “không thể tranh cãi”, nên việc bảo vệ nó bằng mọi cách, kể cả việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, chỉ có thể là “phòng vệ”.

Ngay sau bài phát biểu của tướng Liệt, Bộ trưởng quốc phòng của Việt Nam và Philippines đã đặt nghi vấn về các cam kết của Trung Quốc cho một giải pháp hòa đối với trái tim biển của Đông Nam Á. Đại tướng Phùng Quang Thanh của Việt Nam đã cảnh báo không để lặp lại một sự kiện như ngày 26 tháng 5 khi tàu của Trung Quốc đã cắt cáp một tàu thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), khoảng 220 km từ bờ biển và hơn 630 km từ đảo Hải Nam. Tuần trước, một tàu khảo sát dầu khí khác của Việt Nam lại bị một tàu cá Trung Quốc quấy rối có chủ đích trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Hải Nam hơn 1.000 km.
Nếu tuyên bố của Philippines là đúng khi cáo buộc các tàu của Trung Quốc đã tháo dỡ các vật liệu xây dựng ở bãi đá ngầm Amy Douglas vào khoảng thời gian từ ngày 21-24 tháng Năm đúng lúc Bộ trưởng Lương Quang Liệt đang ở Manila tham dự các cuộc hội đàm nhằm giảm bớt căng thẳng thì đây sẽ là một vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Trung Quốc từ chối làm cho văn bản này có tính rằng buộc pháp lý. Nhưng Việt Nam cương quyết trong việc bảo vệ các lợi ích của mình. Cũng tương tự như vậy với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền nhỏ và yếu hơn là Philippines, Malaysia và Brunei.

Học thuyết Monroe tại vùng biển châu Á

Trung Quốc đang đẩy mạnh các nỗ lực ngăn cản Việt Nam và Philippines khai thác dầu tại Biển Đông. Giữa năm 2010 các quan chức Trung Quốc thông tin, tại Biển Đông đã tìm thấy 180 giếng dầu và khí và hơn 200 mỏ dầu tiềm năng. Họ nói rằng khoản mất đi đối với Trung Quốc tương đương 20 triệu m3 dầu mỗi năm, bằng khoảng 40% tổng sản lượng ngoài khơi của nước này.

Giành quyền kiểm soát Biển Đông không chỉ là vấn đề chủ quyền quốc gia và các nguồn tài nguyên giá trị mà đằng sau đó còn chứa đựng cả một ý đồ chiến lược. Viết trên tờ China Daily hôm thứ Tư (15/6), Gong Jianghua - Giáo sư chính trị của Đại học Guangdong Ocean đã giải thích rõ mưu đồ này của Trung Quốc: “Chỉ với một số lượng nhỏ các đảo đang tranh chấp nằm dưới quyền kiểm soát thực tế, Trung Quốc thiếu các kênh kết nối biển và đại dương (Thái Bình Dương). Để trở thành một cường quốc có tầm ảnh hưởng, Trung Quốc phải chuyển đổi từ một cường quốc lục địa thành một cường quốc biển. Tranh chấp trên Biển Đông là cuộc thử nghiệm thực tế để Trung Quốc đạt được mục tiêu đó”.

Chính sách của Trung Quốc, được hậu thuẫn bởi quá trình hiện đại hóa quân đội nhanh chóng và một hạm đội hải quân và nhiều tàu tuần tra khác, đang trở thành điều khiến người ta nghi ngờ là giống một học thuyết Monroe cho vùng biển châu Á. Học thuyết Monroe thủy nguyên là một phát biểu chính sách năm 1823 của Mỹ ngăn cấm các đế chế châu Âu tái kiểm soát Tây bán cầu. Theo thời gian, nước Mỹ đã xây dựng được một nền hải quân đủ mạnh để thực thi học thuyết đó. Trung Quốc có thể đang cố gắng làm điều tương tự tại Biển Đông.

Minh Phạm (Theo The Canberra Times)
.
TIN LIÊN QUAN









.
.
.
.

No comments: