Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-06-10
Một trong những yếu tố mà Trung Quốc lấy làm lợi thế để liên tục bắt bí và chèn ép Việt Nam đó là chính sách ngoại giao mềm yếu và dung dưỡng cán bộ nhà nước làm ăn với Trung Quốc.
Hai yếu tố này đã tạo tiền đề cho việc mua chuộc và móc ngoặc của Trung Quốc nhằm tiêu diệt sức chiến đấu chống lại sức mạnh kinh tế và ngoại giao đối với Việt Nam. Mặc Lâm có bài viết sau đây mời quý vị theo dõi.
Hai yếu tố này đã tạo tiền đề cho việc mua chuộc và móc ngoặc của Trung Quốc nhằm tiêu diệt sức chiến đấu chống lại sức mạnh kinh tế và ngoại giao đối với Việt Nam. Mặc Lâm có bài viết sau đây mời quý vị theo dõi.
Mối quan hệ không bình thường và bất xứng
Trước khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu với sự hiện diện của quân đồng minh Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam thì Trung Quốc đã là một khuôn mẫu để miền Bắc noi theo.
Cùng chung lý tưởng cộng sản, hai nước có những bước thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa rập khuôn. Từ những năm đầu 1950 Hà Nội đã mời một số lớn chuyên gia Trung Quốc làm cố vấn. Những cố vấn này đã bày vẽ cho Việt Nam tiến hành những cuộc cải cách gây thảm họa cho cả dân tộc, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng đất, rồi tiếp theo là cải tạo công thương nghiệp, cải tạo nông nghiệp, tư bản tư doanh.
Sau cuộc chiến tranh biên giới thì quan hệ hai nước đã khác, Hà Nội chuyển sang chống chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh với một đường lối tuyên truyền không thua kém gì thời chống Mỹ trước đó. Nhưng rất ngạc nhiên khi chỉ vài năm sau lúc hai nước bắt tay nhau sáng tạo nên cái được gọi là 16 chữ thì Hà Nội quên mất việc Bắc Kinh vẫn đeo đuổi chủ nghĩa bành trướng để làm hòa với Trung Quốc dưới những câu chữ khiến người dân rất ngạc nhiên.
Từ các vụ bắt tàu đánh cá đòi tiền chuộc đến việc cấm ngư dân hành nghề trên vùng biển mà ông cha họ ngàn đời nay vẫn làm, Trung quốc mỗi năm ra lệnh cấm các tàu cá Việt Nam hành nghề trong vòng ba tháng với lập luận là tạo cơ hội cho hải sản sinh trưởng, rồi hăm dọa các nước khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam...Tất cả những hành động ngang ngược này đều được Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố cùng tầng nấc ngôn ngữ giống nhau và khá khiêm tốn.
Sự ngạc nhiên ngày càng nhiều khiến trí thức trong nước đặt vấn đề liệu sự mềm mỏng quá mức cần thiết của Bộ Ngoại giao Việt Nam có làm cho Trung Quốc ngày một lấn lướt hơn thay vì hòa hiếu như thái độ của Hà Nội đưa ra hay không.
Quá nhu nhược để bị lấn lướt
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam, nguyên đại sứ tại Trung Quốc từ năm 1974 tới năm 1987 cho biết cái nhìn của ông về đường lối ngoại giao mà ông gọi là khiếp nhược này trước các tuyên bố của Trung Quốc về đường lưỡi bò chiếm hơn 80% Biển Đông cùng những hành xử nước lớn khác:
-Tôi cho là có nhu nhược! Chúng ta quá nhu nhược cũng lại quá tin vào những lời của những người Trung Quốc nói. Quá tin vào 16 chữ và 4 tốt của họ, họ cứ việc lấn tới mà chúng ta thì không đấu tranh. Hữu nghị thì vẫn hữu nghị nhưng mà khi quyền lợi quốc gia bị xâm phạm thì cũng phải đấu tranh. Cái câu đó tôi đã nói với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ý của tôi là vì chúng ta nhu nhuợc tin vào hữu nghị mà không đấu tranh, thì đó là cái nhu nhược của Bộ Ngoại giao chúng ta. Ta có đầy đủ tư liệu, cứ liệu lịch sử cũng như pháp lý có giá trị mà không đưa ra công khai cho thế giới biết. Họ không có gì cả họ chỉ nói miệng là “đây là chủ quyền không thể tranh cãi” của họ! Đồng thời họ tự vẽ ra cái lưỡi bò phi pháp, phi lý chứ có được ai công nhận đâu?
-Tôi cho là có nhu nhược! Chúng ta quá nhu nhược cũng lại quá tin vào những lời của những người Trung Quốc nói. Quá tin vào 16 chữ và 4 tốt của họ, họ cứ việc lấn tới mà chúng ta thì không đấu tranh. Hữu nghị thì vẫn hữu nghị nhưng mà khi quyền lợi quốc gia bị xâm phạm thì cũng phải đấu tranh. Cái câu đó tôi đã nói với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ý của tôi là vì chúng ta nhu nhuợc tin vào hữu nghị mà không đấu tranh, thì đó là cái nhu nhược của Bộ Ngoại giao chúng ta. Ta có đầy đủ tư liệu, cứ liệu lịch sử cũng như pháp lý có giá trị mà không đưa ra công khai cho thế giới biết. Họ không có gì cả họ chỉ nói miệng là “đây là chủ quyền không thể tranh cãi” của họ! Đồng thời họ tự vẽ ra cái lưỡi bò phi pháp, phi lý chứ có được ai công nhận đâu?
Trong khi người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Hồng Lỗi và Khương Du với những lời lẽ hết sức mạnh mẽ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc mặc dù ai cũng biết đó là những đòi hỏi có tính ngụy biện thì bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam lại đưa ra những bài tuyên bố rất quen thuộc không một sức sống nào để đối lại với luận điểm của đối phương.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên đại biểu Quốc hội ba nhiệm kỳ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng nhận xét:
-Thái độ của nhà nước mình qua bà Phương Nga thì chưa đủ sức mạnh để phản đối một cách mạnh mẽ hơn. Cái này phải là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, tiếng nói của các đoàn thể, các nhà khoa học các nhà trí thức các nhà yêu nước. 84 triệu dân phải có thái độ kiên quyết là không thể chấp nhận nó xảy ra như vậy. Toàn dân mà đã có thái độ rõ ràng thì chắc là không phải dễ dàng làm gì với mình cũng được đâu.
-Thái độ của nhà nước mình qua bà Phương Nga thì chưa đủ sức mạnh để phản đối một cách mạnh mẽ hơn. Cái này phải là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, tiếng nói của các đoàn thể, các nhà khoa học các nhà trí thức các nhà yêu nước. 84 triệu dân phải có thái độ kiên quyết là không thể chấp nhận nó xảy ra như vậy. Toàn dân mà đã có thái độ rõ ràng thì chắc là không phải dễ dàng làm gì với mình cũng được đâu.
Không những chính sách mềm mỏng trong ngoại giao khiến Trung Quốc có cơ hội lấn lướt Việt Nam mà từ lâu nước này đã dùng con bài kinh tế và mua chuộc quan chức cao cấp để lũng đoạn nhà nuớc Việt Nam. Vụ khai thác bauxite là một ví dụ thật lớn vẫn âm ỉ cháy bỏng trong lòng người dân và trí thức.
Nhà báo Tống Văn Công nguyên Tổng biên tập báo Lao động cho biết trường hợp ký kết với Trung Quốc về dự án khai thác bauxite diễn ra giữa Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Bắc Kinh như sau:
-Ông Tổng Bí Thư tự nhiên lại ký tắt hợp tác khai thác bauxite Tây Nguyên! Chắc lúc ổng ký thì ổng không nghĩ nó sẽ có di hại gì. Chắc là ổng tin ông bạn của mình là nguời tốt và hai bên cần hợp tác vì mình có nhiều bauxite thì chắc là có lợi. Việc này do thiếu kiến thức mà ra.
Về tham nhũng tôi không dám nói ông số 1 như thế nhưng các cấp dưới rõ ràng mình thấy là họ đã làm những chuyện rất là bất lợi cho đất nước. Một người dân không cần có trình độ gì cũng có thể thấy. Chuyện nó gây hấn mình liên tục như vậy mà tự nhiên cho nó thuê đất rừng. Nghe thấy thật là quá lạ! Rồi những nhà máy điện cũ mèm nó sắp vất đi thì nó tháo ra nó bán cho mình. Mấy điều này nó không thuộc về chỗ tin cậy lẫn nhau, đó là tham nhũng.
Nhập siêu với Trung Quốc là một hình thái tấn công kinh tế để giữ con át chủ bài của Bắc Kinh. Ngày nào Việt Nam còn lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế thì ngày ấy khó lòng cho một kế hoạch tự chủ về chính trị cũng như chính sách đối ngoại với nước này.
Về tham nhũng tôi không dám nói ông số 1 như thế nhưng các cấp dưới rõ ràng mình thấy là họ đã làm những chuyện rất là bất lợi cho đất nước. Một người dân không cần có trình độ gì cũng có thể thấy. Chuyện nó gây hấn mình liên tục như vậy mà tự nhiên cho nó thuê đất rừng. Nghe thấy thật là quá lạ! Rồi những nhà máy điện cũ mèm nó sắp vất đi thì nó tháo ra nó bán cho mình. Mấy điều này nó không thuộc về chỗ tin cậy lẫn nhau, đó là tham nhũng.
Nhập siêu với Trung Quốc là một hình thái tấn công kinh tế để giữ con át chủ bài của Bắc Kinh. Ngày nào Việt Nam còn lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế thì ngày ấy khó lòng cho một kế hoạch tự chủ về chính trị cũng như chính sách đối ngoại với nước này.
Tấn công tàu Bình Minh 02 một sai lầm của Trung Quốc?
Vụ tàu Hải giám ngày 26 tháng 5 đã là giọt nước làm tràn chiếc ly phẫn uất của toàn dân Việt Nam. Cuộc biểu tình tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn ngày 5 tháng 6 đáng được xem là một cuộc cách mạng, vì chính ngày này người dân đã can đảm dành lại quyền tự chủ của mình từ tay nhà nước vốn từ xưa tới nay vẫn ngập ngừng trong mọi cách ứng xử với Trung Quốc.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, người có nhiều chục năm làm việc tại Trung Quốc chia sẻ về biến cố ngày 5 tháng 6 này:
-Trong nội bộ Việt Nam kể cả các nhà lãnh đạo và trong một số quan chức thì có những người họ thực sự là hèn nhưng không dám nhận là họ hèn. Trước kia họ nói to, hôm nay họ im lặng họ không dám nói nữa. Họ im lặng không phải vì họ có mưu đồ sâu sắc hơn mà chính vì họ thấy bất lực, run sợ trước không khí chung
Tôi cho rằng biểu hiện của những ngày vừa qua là biểu hiện rất tốt. Đừng mong người ta làm sai người ta đến xin lỗi, người ta nhận là người ta sai, không có đâu! Khi người ta đã rụt lại không dám làm căng nữa, cũng như là cách đây ba năm, khi VietnamNet đăng một bài về Trường Sa, Hoàng Sa thì một lúc sau phải gỡ xuống và sau đó ViêtnamNet bị phạt 30 triệu. Ba mươi triệu không phải là quá lớn nhưng nó thể hiện uy quyền của ai đó…so với hôm nay thì mọi người thoải mái chẳng ai dám làm gì cả.
-Trong nội bộ Việt Nam kể cả các nhà lãnh đạo và trong một số quan chức thì có những người họ thực sự là hèn nhưng không dám nhận là họ hèn. Trước kia họ nói to, hôm nay họ im lặng họ không dám nói nữa. Họ im lặng không phải vì họ có mưu đồ sâu sắc hơn mà chính vì họ thấy bất lực, run sợ trước không khí chung
Tôi cho rằng biểu hiện của những ngày vừa qua là biểu hiện rất tốt. Đừng mong người ta làm sai người ta đến xin lỗi, người ta nhận là người ta sai, không có đâu! Khi người ta đã rụt lại không dám làm căng nữa, cũng như là cách đây ba năm, khi VietnamNet đăng một bài về Trường Sa, Hoàng Sa thì một lúc sau phải gỡ xuống và sau đó ViêtnamNet bị phạt 30 triệu. Ba mươi triệu không phải là quá lớn nhưng nó thể hiện uy quyền của ai đó…so với hôm nay thì mọi người thoải mái chẳng ai dám làm gì cả.
Biểu hiện mới nhất của nhà nước trước nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc được đưa ra vào tối ngày 8.6, tại Lễ mít-tinh Quốc gia hưởng ứng ngày Đại dương thế giới và tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc bài diễn văn tuyên bố nhân dân và quân đội Việt Nam đủ sức để chống trả lại bất cứ ai xâm lấn biển đảo Việt Nam. Duy có điều đáng tiếc là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không đá động gì tới sự kiện tàu Bình Minh 2 do đó bài diễn văn trở nên thường lệ, có thể đọc vào bất cứ cuộc mít tinh nào.
Trong khi hoàn tất bài này thì sự kiện tương tự với tàu Bình Minh 2 lại xảy ra, đó là sáng hôm 9 tháng 6, 2 tàu ngư chính Trung Quốc yểm trợ một tàu cá của nứơc này tiếp tục cắt cable thăm dò dầu khí của tàu Viking 2 của PetroVN. Liệu hành động ngoan cố xâm lược dân sự này có làm nên một cuộc biểu tình khác lớn hơn ngày Chúa nhật vừa qua?
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment