Monday, June 6, 2011

CÁC RỦI RO CỦA VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG (Nguyễn Tiến Dũng)


GS.TSKH Nguyễn Tiến Dũng
By NTZung, on June 5th, 2011

Tôi thử liệt kê lại đây những rủi ro (mà tôi cho là quan trọng nhất) của VN trong vấn đề Biển Đông. Nếu ai thấy thiếu hay sai điều gì thì xin góp ý. Chữ rủi ro ở đây hiểu theo nghĩa rộng, gồm có những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ, những khó khăn hiện tại, và những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Đổi đất lấy viện trợ
Theo tôi hiểu, trong chiến tranh VN giữa hai miền Nam-Bắc, một số sự kiện xảy ra cho thấy phía HN đã đặt mục tiêu tiêu diệt chính quyền SGN lên cao hơn mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và bởi vậy đã dẫn đến những quyết định kiểu “chấp nhận tạm thiệt thòi về chuyện chủ quyền, để có viện trợ”.

Khi TQ ra tuyên bố về hải phận, kèm bản đồ có hình lưỡi bò trong đó, thì HN đã gửi công văn tán thành với tuyên bố của TQ . Dù rằng về sau người ta có lý luận lại thế nào chăng nữa (ví dụ như: lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyền kiểm soát của SGN chứ có phải của HN đâu, nên tuyên bố đó không có giá trị về các vấn đề liên quan HS & TS) thì trong con mắt nhiều người (đặc biệt là đối với toàn bộ dân TQ), HN lúc đó đã công nhận HS & TS là thuộc TQ. Có thể hiểu là thời đó, HN đã “tạm nhân nhượng” chuyện HS&TS để lấy lòng TQ, đổi lại lấy viện trợ phục vụ cho chiến tranh. Nên khi về sau HN lên tiếng đòi lại HS&TS, thì đối với TQ đó là một sự “lật lọng, ăn cháo đái bát”.

Tuy phía VN có nói thế nào chăng nữa, thì đối với phía TQ, việc tuyên truyền cho nhân dân họ thấy sự “ăn cháo đái bát” của VN với bằng chứng là công văn của VN từ những năm 1960, là một việc quá dễ dàng. Bởi vậy, nếu như trong chiến tranh với Pháp và với Mỹ, VN được nhiều dân Pháp và dân Mỹ ủng hộ (phản đối việc quân đội họ đánh VN), thì trong việc tranh chấp ở Biển Đông, có lẽ VN không hề được một bộ phận nào của dân TQ ủng hộ.

Hoàng Sa chuyện đã rồi
Vào năm 1974, thế của VNCH đã rất yếu, Mỹ đã rút quân, nên TQ đã tranh thủ đánh chiếm HS. Phía HN lúc đó cũng không phản đối được gì vì vẫn đang phải dồn sức cho chiến tranh với miền Nam. Từ đó đến này đã gần 40 năm HS thuộc sự chiếm đóng của TQ, trở thành “chuyện đã rồi”. Cũng như là Ba Lan mất đất cho LX, Đức mất đất cho Ba Lan, v.v. là những “chuyện đã rồi”, đòi lại vô cùng khó.
Đối với các đảo đã bị TQ chiếm ở TS cũng vậy, vô cùng khó đòi lại. Điều may ra có thể làm được, là cố giữ các đảo ở TS đang còn giữ, không để TQ đánh chiếm nốt, và đi đến các thỏa hiệp hòa bình.

Thế yếu và cô lập
So với TQ, thì VN đang yếu hơn nhiều về mọi mặt. Nói riêng về quân sự, thì chi phí hàng năm cho quân sự ở TQ đã lớn hơn toàn bộ GDP của VN. Trong các xung đột có dùng vũ lực trên biển, thì VN không thể thắng nổi TQ. Bởi vậy cách tốt nhất của VN là làm sao tránh được xung đột, qua ngoại giao, và qua việc có đồng minh mạnh làm đối trọng. Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế hiện tại, VN đang ở thế rất cô lập, không có đồng minh mạnh.

VN trước kia có LX làm đồng minh, đặt các căn cứ quân sự tại VN. Nhưng bản thân LX đã khủng hoảng rồi tan rã, và nước Nga mới đã từ bỏ “giấc mơ cộng sản” trong khi VN vẫn bám lấy CS, nên Nga không còn là đồng minh nữa. Từ năm 1988, khi TQ đánh chìm tàu chiến VN ở TS, LX đã không can thiệp gì. Trong các cuộc xung đột mới giữa VN và TQ, cũng không hề hy vọng sẽ có nước nào khác ngả về phía VN đứng ra can thiệp. Đối với họ, TQ là một đối tác quan trọng hơn nhiều lần so với VN. Họ không dại gì đi bênh VN, nếu điều đó không mang lại lợi lộc gì cho họ.

Tuy VN có là thành viên của ASEAN, nhưng các nước ASEAN quá khác biệt về chính trị và văn hóa, và chủ yếu chỉ là một khối thương mại chứ không được thành một liên minh như là cộng đồng châu Âu. Và bản thân một số nước ASEAN khác cũng đang tranh chấp ở TS với VN và TQ.

Nghịch lý “anh em đồng chí”
Ông Đỗ Mười từng nói “tuy TQ nó đánh ta nhưng nó cùng là CS”. Đây là một nghịch lý lớn của VN hiện tại. Trong các nước lớn trên thế giới hiện nay, chỉ có TQ được VN gọi là anh em đồng chí. (TQ có còn gọi VN là anh em đồng chi hay không thì tôi không rõ, còn tivi của TQ theo tôi hiểu thỉnh thoảng lại đem VN ra chửi và dọa đánh về chuyện Biển Đông chứ không như tivi VN không dám chỉ trích mạnh TQ). Đã nhận “anh em đồng chí” như vậy, thì tức là chuyện tranh chấp trở thành “chuyện nội bộ” giữa “hai anh em”, mà ông anh lại to khỏe gấp 50 lần ông em, nên “anh cho được từng nào thì em hay từng đấy” chứ biết kêu ai.

Sự phụ thuộc vào TQ
Vấn đề Biển Đông là vấn đề rất lớn, nhưng có những vấn đề có khi còn lớn hơn. Một trong những vấn đề đó, là sự phụ thuộc quá nhiều của VN vào TQ tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là về kinh tế. Sự phụ thuộc đó khiến cho VN ở vào thế rất yếu so với TQ. TQ có thể làm căng được với VN, còn VN không dám làm căng với TQ, mà chỉ hy vọng tìm các thỏa hiệp, nhượng bộ.

Rủi ro về đường lối, chính sách, uy tín, đạo đức, v.v.
Bản thân nội bộ lãnh đạo của VN rất tham nhũng, dễ bị mua chuộc, dân thì bị “bưng bít”, “cừu hóa”, v.v. Điều này khiến cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông càng trở nên khó khăn.

Chiến lược lấn chiếm dần của TQ
Các hành động của TQ gần đây thế hiện rõ chiến lược “chiếm dần” của họ. Họ quấy nhiễu các nước khác không cho khai thác kinh tế ở vùng TS, trong khi họ thì đến khoan dầu ở đó.  Các cty dầu hỏa của VN hay đã ký hợp đồng với VN cũng đang phải bỏ cuộc không hoạt động được ở vùng gần đó nữa. Khi nào có cơ hội thì họ sẽ đánh chiểm thêm 1-2 đảo, cứ thế cho đến khi chiếm được tối đa thì thôi. VN có nguy cơ mất thêm dần các đảo ở TS trong lúc đợi đạt được một thỏa thuận với TQ.

VN không thể đem quân đánh TQ để chiếm lại những đảo đã mất (làm như vậy thì sẽ thành cái cớ để TQ gây chiến tranh “cho VN một bài học nữa” chiếm hết luôn các đảo). Cái VN có thể làm là giữ thật chặt các đảo đang còn ở tư thế tự vệ, nhưng không bao giờ nổ súng trước, và lên tiếng phản đối thật to mọi cử chỉ “violence” của TQ. (Lên tiếng phản đối không có nghĩa là nói năng bất lịch sự như kiểu gọi TQ là “khựa” trên báo, những trò đó chỉ tự làm hạ thấp tư cách của mình)

Thỏa hiệp  với TQ?
Vấn đề tranh chấp HS&TS trước hết là vấn đề tranh chấp về kinh tế (có thể tính đến đơn vị 100 tỷ USD ?) tại thời điểm hiện tại. Đạt được 1 thỏa hiệp (với TQ và các nước xung quanh khác) thì sẽ tốt hơn cho tất cả các bên (giảm căng thẳng, lợi hơn về kinh tế, giảm nhẹ gắnh nặng quân sự, v.v.). Mọi thỏa hiệp đều rất “tế nhị” vì có thể không làm vừa lòng dân chúng (cả VN lẫn TQ, khi tất cả đều đã tin chắc như đinh đóng cột rằng đấy là của mình?).

.
.
.

No comments: