Thursday, June 2, 2011

CÁC CHỦ NỢ BƠI CHÈO TRONG BIỂN NƯỚC XA LẠ KHI VINASHIN KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ (Financial Times)



Ilya Garger; hiệu đính bởi Lee Adelene

Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.

Dịch vụ Tư vấn tài chính Debtwire cho biết, đối những nhà vay nợ nước ngoài cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), có thể con đường thu hồi vốn sẽ phải cần đến việc gây sức ép để yêu cầu chính phủ can thiệp.
Tàn phế vì quản lý vụng và bị tố cáo là tham nhũng cùng gánh nặng của hơn 3 tỷ USD nợ nần, công ty do nhà nước sở hữu 100% dường như không làm ra đủ lượng tiền mặt để trang trải món nợ 600 triệu USD không có thế chấp của Credit Suisse cho vay trong tương lai gần trước mắt. Nhưng để có thể gây áp lực chính trị thành công, các nhà cho vay nợ cần phải phải hiểu một điều: Nghiêm túc mà nói, chính phủ Việt Nam không nợ họ gì cả. Ngay cả trước khi Vinashin không trả được khoản nợ từ việc thất hẹn thanh toán một khoản nợ vốn 60 triệu USD vào tháng Mười hai năm ngoái, một số chủ nợ đã ồn ào yêu cầu chính phủ can thiệp và gánh đỡ khoản thiếu hụt. Các chủ vay nợ khiếu nại rằng, một "lá thư xoa dịu" do chính phủ đưa ra khi khoản vay nợ được ban hành trong năm 2007 đã tạo nên một đảm bảo ngầm và khoản vay lãi xuất Libor rẻ + 150bps khi ấy được nhiều người xem là một khoản nợ tương đưong với trái phiếu. Nhưng dù cho đã tiến hành một vai trò tích cực trong việc thay đổi cơ cấu hoạt động của Vinashin, nhà nước vẫn không hề có bất kỳ trách nhiệm nào về nợ nần của công ty và các đàm phán trực tiếp giữa công ty và giới chủ vay nợ đã di chuyển với một tốc độ băng giá. Một "lá thư xoa dịu" không phải là một sự đảm bảo, các luật sư có kinh nghiệm trong nước đã cho biết, và thực tế của việc tiền vay nợ quá rẻ không có nghĩa là chính phủ phải bảo lãnh cứu họ ra.

Các nguồn tin cho biết rằng, một ban chỉ đạo của các chủ vay nợ được thành lập mùa thu năm ngoái, ban đầu bao gồm Credit Suisse, Depfa Bank, Elliott Advisors, Maybank và Standard Chartered. Elliott, một nhà hoạt động về quỹ đầu tư mạo hiểm, từng có một lịch sử gây áp lực lên các chính phủ trong những tình huống có các khoản nợ tương đương như trái phiếu, dù đôi khi chỉ từ biểu hiện qua các phương tiện truyền thông. Standard Chartered đã từ chức khỏi ban chỉ đạo trong tháng Tư.

Nếu chính phủ không can thiệp, có khả năng các chủ nợ sẽ phải đối diện với một quá trình tái cấu trúc kéo dài, trong đó việc thu hồi nợ sẽ xoay quanh hy vọng rằng một ngày nào đó doanh nghiệp của Vinashin sẽ phất lên. "Việc bình thường hóa hoạt động thương mại của Vinashin sẽ là một thử thách thực sự", ông Matthew Flynn, giám đốc của công ty tư vấn nghành công nghiệp đóng tàu Worldyards cho biết. Thêm vào các khó khăn của Vinashin, sự quá tải đã từng dồn ép lợi nhuận trong toàn ngành công nghệ và có thể còn kéo dài trong nhiều năm nữa, ông nói. Nhiều nhà kinh tế nói rằng thúc đẩy của chính phủ nhằm tạo ra một ngành công nghiệp đóng tàu lớn đã sai lầm và lạc hướng ngay từ khởi đầu và hoàn toàn là do động cơ chính trị thúc đẩy, một nhân vật quen thuộc với nghành doanh nghiệp này cho biết.

Vậy thì làm thế nào mà các chủ nợ, đã khờ khạo cho Vinashin vay tiền bằng những cái giá của loại nợ tương đương trái phiếu, có thể đòi được nợ ? Chì còn cách "Sách nhiễu chính phủ Việt Nam", một luật sư có kinh nghiệm đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói. "Chính phủ luôn luôn nói với mọi người rằng 'chúng tôi đang mở cửa để làm ăn'. Ngay cả Thủ tướng Chính phủ đi cũng còn trình diễn với các doanh nghiệp nhà nước để nói rằng đất nước là một môi trường thân thiện cho các nhà đầu tư".

Ba vị luật sư nói rằng, chìa khóa của vấn đề sẽ là phải tìm được các phương pháp sách nhiễu có hiệu quả, lưu ý rằng không hề có một tiền lệ nào ở Việt Nam cho một tình huống như vậy. Chỉ đơn giản đòi trả nợ và công bố tình hình đã mang lại những oán giận. Một số chủ nợ đã sử dụng các phương tiện truyền thông để nói lên quan điểm của họ rằng việc không trả được nợ của Vinashin sẽ xua đuổi giới đầu tư nước ngoài trong nền một kinh tế được nhà nước kiểm soát. Tuy nhiên, những thương vụ giao dịch gần đây cho thấy vốn liếng ngoại quốc vẫn còn sẵn sàng cho các công ty Việt Nam - nếu các giao dịch được kết cấu hợp lý. Trong tháng Tư, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (PetroVietnam) đã có được 904 triệu, một khoản vay được hỗ trợ bởi cơ quan tín dụng xuất khẩu từ Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Credit Suisse, HSBC và Intesa Sanpaolo. Đại tập đoàn không thuộc sở hữu của nhà nước Hoàng Anh Gia Lai đã đóng một đợt trái phiếu 90 triệu có lãi suất cao trong tháng này.

Tuy nhiên, các chủ nợ có lý do chính đáng. Vinashin là một đề án con cưng lâu dài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã công khai thừa nhận rằng sự thiếu giám sát đưa đến quản lý kém và nạn gian lận đã đưa công ty 100% chủ quyền của nhà nước đến bờ vực của sự sụp đổ. Với sự thật này, khẳng định của chính phủ cho rằng món nợ vay là một chuyện hoàn toàn thương mại có phần không trung thực, các chủ nợ cho biết. Các chủ nợ vay cũng phản đối việc chính phủ chuyển giao một số công ty con của Vinashin sang các doanh nghiệp nhà nước khác, cho rằng điều này vi phạm các điều khoản của thỏa thuận vay, đặc biệt là bởi vì một số các công ty con là những bảo chứng cho món nợ.

Thay vì chỉ đơn giản đòi trả nợ, những chủ vay nợ nên tận dụng các lựa chọn có thể kham nổi từ các thỏa thuận vay để theo đuổi các đòi hỏi của mình, hai trong số các luật sư nói. Khoản vay nợ được điều phối bởi luật pháp của Anh Quốc, và vì một phán quyết từ nước ngoài sẽ rất khó để thi hành tại Việt Nam, nơi đặt để các tài sản của công ty, các chủ nợ có thể gây trở ngại hoặc thậm chí thu giữ những tiền tệ chuyển ngân ở nước ngoài và các thư tín dụng, một trong những luật sư nói. "Về cơ bản họ có thể làm cho Vinashin không thể làm ăn ở nước ngoài".

Người cho vay cũng có thể đưa cuộc tranh chấp ra Tòa án Trọng tài Quốc tế ở London, các chủ nợ cho biết. Để đạt được một quyết định phân giải cho các khoản nợ quá hạn có lẽ là đơn giản, người luật sư thứ hai cho biết. Nhưng sử dụng được quyết định này ở Việt Nam mới là việc khó khăn hơn. Dù rằng vẫn có những trường hợp phân giải của Trọng tài nước ngoài được thi hành tại Việt Nam, ông nói, nhưng "thường là áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài". Tìm được trọng tài cũng cần đến sự ủng hộ từ hai phần ba số chủ nợ - vốn là có thể khó mà đạt được. Một cuộc bỏ phiếu vào tháng Ba kêu gọi việc bảo đảm chỉ cần đạt được ủng hộ của 54% chủ nợ, và Credit Suisse là một trong số những thành viên phản đối biện pháp ấy.

Tuy nhiên, khi các khoản nợ cứ tiếp tục đáo hạn, có lẽ việc ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn sẽ gia tăng. Hầu hết các khoản nợ vẫn thuộc về các chủ nợ ban đầu, đa số là các ngân hàng thương mại có quyền lợi trong việc duy trì được quan hệ tốt với chính phủ Việt Nam. Một chủ nợ tiết lộ, chỉ có khoảng 100 triệu USD nợ được cho là từng giao dịch ở thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết rằng, có thể việc giao thương sẽ tăng mạnh sau tháng 6 tới đây, khi đến hạn phải trả vốn và lãi sắp tới. Đó là vì nhu cầu dự phòng xa hơn của những ngân hàng cho vay sau sáu tháng bị đáo hạn có thể tăng thêm động cơ bán ra, đặc biệt khi phần tiền lời không được chi trả đúng hạn. Theo các nguồn tin thị trường, món nợ được giao dịch lần cuối cùng ở mức từ 50 – 60%.

Tất cả các nguồn tin đều nhận xét rằng, đưa ra những đòi hỏi thực tế về mặt chính trị cũng sẽ giúp vào triển vọng đòi được nợ của những chủ cho vay nợ. Với các chính trị gia đang ngồi trên đống lửa vì trách nhiệm của mình trong sự thăng hoa và suy sụp của Vinashin, đem lại một cuộc “cứu chuộc” cho Vinashin có thể là một thảm họa, nhất là vì tập đoàn này đang gánh một lượng nợ lớn có bảo lãnh từ những ngân hàng quốc doanh. Nếu có lượng tiền mặt USD để trả nợ xuất hiện, có lẽ khả năng là nguồn tiền đó có được từ việc bán tháo tài sản hơn là từ ngân quỹ của nhà nước, một trong các chủ nợ cho biết. Do đó, tạo áp lực sau hậu trường lên các quan chức chính phủ tái cơ cấu mạng lưới dày đặc các công ty con của Vinashin xem ra hiệu quả hơn thay vì tiến hành một cuộc đấu tranh công khai, một luật sư khác nói.

Giảm thiểu tối đa (và đối với các chủ vay nợ từng mua khoản nợ ở mức giá rẻ, khiến tối đa hóa được lợi nhuận) với khoản nợ của Vinashin đòi hỏi một cuộc sách nhiễu chính phủ khôn khéo nhằm tránh đi những đối đầu không cần thiết. Chiến lược được xử dụng bởi những nhà cho vay hiện nay không những quyết định đến khả năng lời, lỗ của họ, mà nó còn có thể tạo ra một tiền lệ cho các nhà đầu tư tương lai trong những thị trường vốn phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn là xa lạ của Việt nam.

-----------------------------

.
.
.

No comments: