Ban biên tập
Tổ Quốc, Số 112, Ngày 1-6-2011
Hội nghị thượng đỉnh 2011 của tám nước phát triển nhất thế giới (Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nga), gọi tắt là G8, đã kết thúc tốt đẹp sau hai ngày họp, 25 và 26 tháng 5, tại thành phố bãi biển Deauville tại Pháp.
Nó đã khó có thể diễn ra trong một bối cảnh bất lợi hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2007 vẫn chưa khắc phục được và đã trở thành cuộc khủng hoảng dài và trầm trọng nhất trong lịch sử thế giới. Nợ công đang nặng chĩu trên vai của mọi nước G8. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn rất cao. Nhiều nước Châu Âu -Ireland, Hy Lạp, Espana và Portugal- đang khốn đốn. Một phong trào phản kháng bực tức của tuổi trẻ đang bùng lên tại Espana và có nguy cơ lan rộng. Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, định chế tài chính quan trọng nhất thế giới, đang bị câu lưu chờ ra tòa vì tội danh cưỡng dâm. Thêm vàođó bốn nước Mỹ, Pháp, Anh và Ý lại đang mắc kẹt trong một cuộc chiến kéo dài tại Libya và không ai chối cãi rằng họ đã vượt khuôn khổ của Nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chỉ cho phép can thiệp để bảo vệ thường dân. Tóm lại nếu muốn đả kích các nước tư bản, chủ nghĩa kinh tế tự do và các định chế dân chủ trong lúc này thì người ta cóđủ mọi lý do và mọi lập luận.
Tuy vậy hội nghị G8 đã tuyệt đối không có những tranh cãi gay gắt, đã không có những tiếng nói đòi xét lại từ bất cứ nước nào, kể cả Trung Quốc. Cũng không có những rừng người rầm rộ chống phong trào toàn cầu hóa, dù G8 năm nay được tổ chức tại một địa điểm và trong những điều kiện thời tiết đặc biệt thuận lợi cho những cuộc biểu tình.
Thay vào đó là một không khí đồng thuận và hợp tác. Mọi nước, kể cả Nga, đều đồng ý là cuộc cách mạng dân chủ vừa bắt đầu tại các nước Ả Rập phải được hỗ trợ và đẩy mạnh. Tất cả đồng ý phải lên án và đánhđổ chế độ độc tài Gaddafi. Đi xa hơn nữa hội nghị đã đồng ý trên số tiền 160 tỷUSD mà các nước Bắc Phi và Trung Đông yêu cầu được trợ giúp trong cố gắng chuyển hóa về dân chủ. Trước mắt và một cách cụ thể G8 quyết định trợ cấp 40 tỷUSD trong vòng hai năm tới cho Tunisia và Ai Cập. Các nước G8, kể cả Nga, chào mừng "mùa xuân Ả Rập" này như một biến cố lịch sử đáng mừng tương tựnhư sự sụp đổ của tường Berlin trước đây.
Điều rất phi thường của G8 năm 2011 là nó đã là hội nghị có nhiều lý do nhất để đổ vỡ nhưng lại đã là hội nghị thân thiện vàđạt kết quả cao nhất từ trước tới nay. Đó là vì thế giới đã thay đổi. Thời đại của những đối chọi đã nhường chỗ cho kỷ nguyên hợp tác và liên đới, ngôn ngữlưỡi gỗ đã nhường chỗ cho những trao đổi thành thực. Mọi quốc gia đều đã hiểu và nhìn nhận rằng dân chủ là chọn lựa duy nhất và bắt buộc của mọi dân tộc. Đó là thông điệp rất minh bạch và dứt khoát mà hội nghị G8 gửi tới thế giới.
Đó cũng là một thông điệp minh bạch và dứt khoát của thế giới cho Việt Nam, cho mọi người Việt Nam và cho mỗi người Việt Nam. Thông điệp đó là dân chủ nhất định sẽtới và sẽ tới sớm, hãy tỏ ra là một dân tộc xứng đáng được có tự do và dân chủ.Đối với chính quyền cộng sản thông điệp đó là ngày tàn của các chế độ độc tàiđã điểm, hãy mau chóng thích nghi và tìm cách hạ cánh an toàn để có chỗ đứng trong một nước Việt Nam dân chủ và hoà giải.
Ban biên tập
-----------------------------
Tổ Quốc, Số 112, Ngày 1-6-2011
Mục Lục
Thư tòa soạn : Một thông điệp cho thế giới và Việt Nam
Nguyễn Thanh Giang : Một mầm " Gorbathev" Việt Nam bị diệt
Thông Luận : Hãy hỗ trợ chúng tôi !
Báo Người Việt : Nói chuyện với ông Nguyễn Gia Kiểng nhân vụ Thông Luận bị tấn công
Việt Hoàng : Con đường nào ta đi ?
Nouriel Roubini : Phát triển: Cuộc đánh cá nguy hiểm của Trung Quốc
TTKL- LSK : Chế độ cha truyền con nối đến Đảng truyền, Đảng nối và sự lựa chọn
Tiêu Dao Bảo Cự : Phản biện và phản kháng với trí thức Việt Nam
Vi Đức Hồi : Đối mặt
.
.
.
No comments:
Post a Comment