Tuesday, June 21, 2011

BẮC KINH KHÔNG SỢ VIỆT NAM hoặc WASHINGTON TRONG CUỘC TRANH CHẤP Ở BIỂN HOA NAM (Zhang Gouqing)


[Lập luận kiểu Trung Quốc]
Zhang Guoqing/Worldcrunch

Lê Quốc Tuấn- CafeVN chuyển Việt Ngữ


BẮC KINH - Tất cả căng thẳng gần đây ở Biển Nam Trung Hoa chỉ là một chút ngạc nhiên. Trong những tháng gần đây, các mối căng thẳng có tính lịch sử đã gia tăng trong những tháng gần đây, với việc Việt Nam thông báo cuộc tập trận trong vùng biển tranh chấp sau khi Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải ngưng các thăm dò dầu khí trong khu vực. Nhiều người tự hỏi phải chăng Việt Nam dám nghêng ngang một thái độ cứng rắn mới bởi vì họ nghĩ rằng mình có được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Nhưng sự thật là Hoa Kỳ còn mơ hồ đối với vấn đề này.

Chúng ta có thể thấy gì từ sự mơ hồ của Mỹ ? Đầu tiên, là Washington muốn tự tìm cho bản thân mình một con đường thoát, bởi vì nếu tham gia trực tiếp trong sự vụ này, Mỹ sẽ tạo ra những căng thẳng với Trung Quốc tại một thời điểm khi họ đang có nhu cầu tránh gây tổn hại đến công cuộc phục hồi kinh tế của mình. Nhưng đồng thời, Mỹ cố ý tạo ra một ảo ảnh cho Việt Nam - và cả Philippines - để sử dụng tình hình Biển Nam Trung Hoa như một phương cách nhằm kiểm tra Trung Quốc. Đấy là toàn bộ chính sách "trở lại chấu Á" gần đây của Mỹ.

Trong một nghĩa nào đó, Việt Nam đang làm cho mọi người chú ý đến mình, cố gắng để đánh lạc hướng tình hình hiện nay và thăm dò giới hạn cuối cùng của Trung Quốc. Việt Nam đang bắt chước việc xử dụng thường xuyên những quả bóng thăm dò của Washington về chính sách Trung Quốc của Mỹ, từ các bài phát biểu cứng rắn gần đây của Hillary Clinton đến việc vui thích ngắm nhìn Việt Nam thách thức với Trung Quốc. Mục tiêu của Mỹ là muốn nhìn xem phản ứng của Bắc Kinh đối với Việt Nam, để từ đó Mỹ có thể đối phó tốt hơn với Trung Quốc và cuối cùng là nhằm củng cố vị thế của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, sự mơ hồ của Mỹ có thể gửi một thông điệp sai lầm tới các nước khác. Một số người thậm chí có thể hy vọng rằng tình hình phát triển xa hơn có thể dồn Mỹ vào việc phải thách đố với Trung Quốc. Nhưng buồn thay cho họ, vì bản chất thực dụng của Mỹ, giấc mơ đó không có khả năng trở thành sự thật. Một đất nước từng xem quyền lợi riêng của mình như một mục đích tối thượng sẽ không để bị mắc kẹt vào việc ủng hộ quyền lợi của các tiều quốc. Điều có thể nắm bắt được Mỹ là đức tin vào số phận và các nhóm người Do Thái có lợi quyền của họ. Còn ngoài những điều ấy, chỉ là thứ tình yêu không được đáp trả.

Khi Biển Nam Trung Hoa ở trong tình trạng căng thẳng, Mỹ lại đang bận giải quyết các vấn đề riêng của thiên tai, dữ liệu kinh tế nghèo nàn và phục hồi sự ủng hộ bị suy giảm mạnh của Obama bằng cách thông báo vụ giết được Osama Bin Laden. Trong những hoàn cảnh như vậy, Mỹ không hề muốn thách thức với một sức mạnh lớn như Trung Quốc. Bi kịch là các nước nhỏ đã không hiểu chính trị quốc tế là gì, cứ tưởng có thể dựa vào sự sẵn lòng tham gia tích cực của Mỹ vì mình.

Một vài năm trước, tôi đã viết một bài báo để chỉ ra rằng Việt Nam nên học bài học của việc đứng xa nước Mỹ hung hãn ra. Nếu không, có thể gây hại đến sự phát triển hòa bình với Trung Quốc và trở thành nạn nhân bất hạnh trong các trò chơi và cuộc chiến của Mỹ với các cường quốc khác.

Con voi và con kiến
Điều mà hàng loạt các vấn đề này cho thấy là cuộc đấu tranh của Việt Nam với chính bản sắc dân tộc của mình. Một tình trạng tương tự như vậy từng xảy ra ở Georgia, một nước nhỏ đã nịnh bợ nước Mỹ xa xôi bằng cách kích động căng thẳng với người láng giềng to khỏe để sau đó đã phải trả giá đắt cho sự khinh suất của mình. Khi ta có một người hàng xóm lớn, tốt hơn là nên cẩn trọng và cố gắng hết sức mình để duy trì mối quan hệ tốt. Trung Quốc có đầy đủ cơ hội, nhưng đáng tiếc rằng một số nước lại muốn dỡn mặt bằng cách đôi khi tự bành trướng: không những họ chỉ coi thường con voi to mà còn ngây thơ tin rằng một con kiến có thể bóp cổ một con voi.

Nhưng có một ít người Việt Nam khôn ngoan hiểu rõ giá trị của người thầy và láng giềng Trung Quốc. Vị anh hùng chiến tranh Việt Nam, Tướng Phạm Văn Trà, từng nói: "Thiên đàng thì ở xa, nhưng Trung Quốc thì gần". Thật đáng tiếc rằng đây không phải loại suy nghĩ chủ đạo ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với nỗi lo sợ của mình rằng con voi thực sự có thể trở nên nổi giận, trong khi Mỹ lại quá sợ hãi để dự phần vào. Việt Nam đang hy vọng rằng mình có thể duy trì hiện trạng để có thể chiếm giữ được một số đảo ở biển Nam Trung Hoa nhằm khai thác trữ lượng dầu mỏ dưới biển. Trong khi đó, Mỹ đang hy vọng cuối cùng sẽ được hưởng lợi bằng cách phá vỡ thế 10 +1 của Trung Quốc với mười nước thành viên của ASEAN để có thể tăng số lượng các căn cứ quân sự ở nước ngoài và giành được các đơn đặt hàng vũ khí nhiều hơn. Hoặc có lẽ Mỹ hy vọng sẽ là người hòa giải, để mở rộng quyền hạn và ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á.
Vấn đề là cái vòi voi sẽ không thể bị dẫn dắt bởi một con kiến. Vấn nạn Biển Nam Trung Hoa hoặc sẽ được giải quyết theo phương pháp mềm mỏng hoặc hung hãn của Trung Quốc. Chả còn đường nào khác.

Bài gốc bằng tiếng Trung Quốc ở đây.

Beijing Does Not Fear Vietnam – Or Washington – In South China Sea Dispute

-----------------------------


.
.
.

No comments: