Tuesday, June 21, 2011

19-6-1965 : NGÀY QUÂN ĐỘI ĐỨNG LÊN LÀM LỊCH SỬ ! (Nguyễn Thị Cỏ May)


(06/18/2011)

Tháng 6 là tháng không ai trong chúng ta có thể quên được vì trong tháng 6 có Ngày 19 là ngày Quân đội VNCH đứng lên làm lịch sử . Thưa lại cho rõ «Quân đội đứng lên làm lịch sử» chớ không phải đó là «Ngày lịch sử của Quân đội», tức ngày khai sanh ra Quân đội VNCH. Nay Cỏ May muốn nhớ lại chuyện của 46 năm về trước.
Các chứng nhơn và tác nhơn từ sau chế độ Ngô Đình Diệm cho đến Đệ II Công Hòa ra đời đã viết lại giai đoạn này khá nhiều. Mỗi người đưa ra cái nhìn của mình . Vì có nhiều cái nhìn nên không tránh khỏi những cài nhìn ấy đụng chạm nhau tạo ra cái khó cho người sau này muốn tìm biết sự thật lịch sử, tuy chỉ một thời gian ngắn ngủi .

Những ngày đầy xáo trộn
Cuối năm 1963, toàn dân vừa kịp hân hoan chào mừng cách mạng thành công lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, thì lại bắt đầu lo ngại vì những biến cố dồn dập liên tiếp xảy ra do cánh quân nhơn này làm đảo cánh quân nhơn kia. Đầu năm 1964, Tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý hạ bệ cánh Tướng Dương văn Minh, giải tán HộiĐồng Nhơn sĩ do cánh Dương văn Minh thành lập, lên nắm Chánh quyền trong chức vụThủ tướng. Tại Sài gòn, Đại sứ Maxwell Taylor sốt ruột muốn sớm có một Chánh phủDân sự thay thế Chánh phủ quân nhơn bị dư luận Huê kỳ chỉ trích là Huê kỳ làm việc với một Chánh phủ quân phiệt nên ông thúc đẩy Tướng Khánh tiến tới một giải pháp dân sự. Ba tháng sau, Chánh phủ Nguyễn Khánh bàn giao lại cho Cụ Trần văn Hương. Chỉ trong có mấy tuần, Chánh phủ Trần văn Hương phải giải tán vì sự chốngđối mạnh mẻ và ồn ào của Phật giáo và sanh viên học sanh do Cụ Trần văn Hương, trong bài diển văn nhậm chức, tuyên bố trước « Chánh phủ cương quyết sẽ đem chánh trị ra khỏi học đường, chùa chiềng và nhà thờ».
Trước áp lực khẩn trương của Huê kỳ, Tướng Nguyễn Khánh cho soạn thảo một bản Hiến chươngđể mở đầu chế độ dân sự. Nhưng Hiến chương vừa công bố ở Vủng Tàu liền bị sanh viên la ó phản đối. Tướng Khánh hưởng ứng theo sanh viên, quay lại hô đả đảo luôn chính mình .
Theođuổi thực hiện ý muốn của Huê kỳ để được sự ủng hộ của Huê kỳ, Tướng Khánh sau đó cho thành lập Thượng Hội Đồng Quốc Gia, như một thứ Quốc Hội khi chưa có Quôc Hội thật sự, để giúp Chánh phủ soạn thảo một Hiến Pháp mới. Cụ Phan Khắc Sửu làm Chủtịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia . Trong Hiến Pháp mới này được cánh quân nhơn chấp thuận có một Điều khoản chuyển tiếp : Chủ tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia sau đó trở thành Quốc trưởng.
Thật ra bản văn này chỉ có giá trị như một Hiếnước dùng trong lúc sửa soạn cho một giải pháp dân sự kế tiếp. Quyền hành thật sựvẫn nằm trong tay Tướng Nguyễn Khánh và quân nhơn .
Càng ngày, theo Ông Bùi Diễm trong Gọng Kìm lịch sử (Phạm Quang Khai xuất bản, Huê kỳ,2000, tg 206 và kế tiếp), Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara không còn nhiệt tình ủng hộ Tướng Khánh như trước đây. Đại sứ Maxwell Taylor tại Sài gòn bắt đầu ngao ngán Tướng Khánh vì thấy Tướng Khánh không kiểm soát được xã hội. Trong lúc đó, một nhóm tướng trẻ xuất hiện, tỏ vẻ chống đối Tướng Khánh và yêu cầu Tướng Khánh cho các Tướng già giải ngũ. Điều này, chính Tướng Kháng cũng muốn để loại bớt những phần tử thường gây khó khăn cho ông . Nhưng đề nghị giải ngủ, Cụ Phan Khắc Sửu để đó không ký. Trái lại, cụPhan Khắc Sửu còn móc lon cho một số Tướng lãnh để gây thân thế .
Lúc Tướng Maxwell Taylor về Hoa Thạnh đốn tham khảo ý kiến, Tướng Westmoreland và Phó Đại sứ Alexis Johnson tại Sài gòn mời nhóm Tướng trẻ ăn cơm tại nhà riêng đểthăm dò ý kiến và bày tỏ sư lo lắng của Huê kỳ muốn thấy tình hình chánh trị Miền nam ổn định . Trong buổi gặp gở này, hai ông sốt ruột nói rỏ là Huê kỳ không thểnào tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho Việt nam, nếu Miền nam cứ bị xáo trộn hoài bởi các tranh chấp cá nhơn và đảng phái .
Mấy ngày sau bửa ăn, nhóm tướng trẻ ra lệnh bắt hết các ông trong Thượng Hội Đồng Quốc Gia đem lên Pleiku giam lỏng . Trở lại Sài gòn, Tướng Taylor lấy làm tức giận hành động ngang ngược của nhóm tướng trẻ này, ông liền đòi gặp . Trước nhóm tướng trẻ có Tướng Nguyễn văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ, ông nhớ lại cuộc thảo luận lần trước với những người này và nay kể như những điều đã đạt được ởcuộc thảo luận trở thành vô ích nên ông buông ra một câu biểu lộ bực tức cho sựhư việc « Thật là cả một sự phí phạm » . Câu than thở của ông bị các ông quân nhơn hiểu là « bữa đãi ăn hôm đó thật là phí phạm » . Các ông Tướng trẻ lấy làm tức giận vì cho rằng mình bị Ông Đại sứ coi thường « đã cho ăn mà còn bảo là phí phạm ». Tướng Khánh chụp ngay cơ hội để kéo các ông Tướng này về phe mình bèn lên tiếng công kích mạnh Huê kỳ, đòi Huê kỳ hảy rút Đại sứ về .
Tháiđộ của Tướng Khánh thật thái quá . Huê kỳ cho biết nếu Huê kỳ rút Đại sứ về thì Huê kỳ cũng chấm dứt ủng hộ và viện trợ Việt nam .
Trước tình thế này, ai cũng thấy vai trò chánh trị của Tướng Nguyễn Khánh thật sựkhông mở ra được tương lai, mà lại tới hồi kết thúc .
Sau cùng, Tướng Khánh muốn tỏ cho Huê kỳ thấy là ông tìm cách ổn định tình hình, thành lập một Chánh phủ Dân sự . Ông mời Bác sĩ Phan Huy Quát đứng ra lập Chánh phủ. Một ngày sau đó, Tướng Lâm văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cầm đầu một nhóm quân nhơn bao vây nhà Tướng Khánh, chiếm Tổng Tham mưu và Đài Phát thanh. Tướng Khánh chạy vào Bộ Tư lệnh Không Quân với Tướng Nguyễn Cao Kỳ . Đại sứTaylor lại ra tay dàn xếp . Kết quả tốt đẹp cho mọi phía nhưng Tướng Nguyễn Khánh phải rời khỏi Việt nam. Ông lên máy bay cùng vợ đi ngoại quốc, mang theo một nắm đất làm kỷ niệm . Không biết bây giờ nắm đất ây, Ông cất ở đâu ? Ông có còn giử không ?
Chánh phủ Dân sự của Bác sĩ Phan Huy Quát chẳng may bắt đầu với những phức tạp nhưtai bay họa gởi.

Chơi nhau ăn thua đủ
Theo Hiến pháp mà Thượng Hội Đồng Quốc Gia đã chấp thuận, Cụ Phan Khắc Sửu vẫn làm Quốc trưởng. Thành lập xong Chánh phủ, Thủ tướng Phan Huy Quát đem Chánh phủ mới trình diện Quốc trưởng Phan Khắc Sửu tại Dinh Gia long .
Hômđó, nhiều người có ý nhận thấy như có điều gì bất thường tại buổi lễ . Số người có mặt cùng tham dự buổi lễ ra mắt Chánh phủ mới sao lại đông hơn số nhơn viên Chánh phủ . Sau khi xem xét lại thì ra nhiều người đi ngang qua thấy có nhiều người vào Dinh Gia long, họ cũng bắt chước vào theo xem có việc gì trong đó .
Trong Chánh phủ Phan Huy Quát, Ông Nguyễn Hòa Hiệp nắm giử Bộ Nội vụ . Ông Nguyễn Hòa Hiệp hồi kháng chiến chống Pháp làm Tư lệnh Đệ Tam Sư đoàn . Ông là đảng viên Việt nam Quốc Dân Đảng và tốt nghiệp Trường Võ Bị Hoàng phố của Trung Hoa Quốc Dân đảng bên Tàu. Còn Thủtướng Phan Huy Quát là đảng viên Đại việt Quốc dân đảng . Cả hai Ông đều là hai nhà cách mạng đảng phái tên tuổi lẩy lừng. Thanh niên vào thuở đó, ai có ý quan tâm tới những nhơn vật lịch sử cách mạng Việt nam đều xem hai Ông như hai vì sao chói sáng trên bầu trời đất nước. Là biểu tượng của tranh đấu cách mạng dân tộc .
Còn Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, tốt nghiệp Kỹ sư Canh nông ở Pháp về, có thành tích kiên cường chống Tây giành độc lập cho Việt nam nên bị đi tù Côn đảo . Ở Côn đảo, mỗi lần trở vào phòng giam, tù nhơn phải đi ngang qua một tên chúa ngục người Tây để điểm danh . Tên Tây cai tù này cầm cây gậy gỏ lên đầu tù nhơn để đếm . Và tù nhơn phải ngước đầu lên, mỉm cười, trả lời Oui Monsieur . Ti phiên Ông Phan Khc Sửu, chẳng những không trả lời Oui Monsieur mà Ông còn dng cho tên Tây này mt thoi ngay vào gia mt . Nên biết Ông Phan Khc Su là người tác rt nh nhưng đánh tên tây không kp đở.T đó, Chánh quyn Côn đảo bãi b cái cách đim danh mt nhơn phẩm và đồng thời cũng đổi tên cai tù kia đi chổ khác. Ngày nay, nhìn lại nhà tù thực dân Pháp cách đây hơn nửa thế kỷ, chúng ta không khỏi ngạc nhiên là bọn thực dân lại biết trọng lẽ phải hơn cộng sản Hà nội rất nhiều. Vậy phải chăng thực dân ít ác ôn hơn cộng sản hay tương đối văn minh hơn cộng sản hà nôi ?
Theo Giáo sư Nguyễn văn Tương (dạy Công pháp tại Quốc Gia Hành chánh và Luật Khoa Sài gòn), lúc đó làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kể lại trong Hồi ký Nước Non Xa (Tác giả và Cựu Sinh viên QGHC xuất bản năm 2000, Cal, Huê kỳ) thì hai nhà cách mạng lão thành Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát lại không thuận nhau. Cùng trong một Chánh phủ nhưng sống trong cảnh cơm không lành, canh không ngọt . Hai Ông đều có riêng Ban Tham mưu . Hai Ông nhứt định phải ăn thua đủ với nhau .
Đến lúc Thủ tướng Phan Huy Quát muốn thay hai ông Tổng trưởng Nội vụ Nguyễn Hòa Hiệp bằng Đại tá Trần văn Thoàng và Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn văn Vịnh bằng Ông Nguyễn Trung Trinh đang làm việc cho hãng xăng dầu Shell . Quốc trưởng Phan Khắc Sửu không ký vì cho rằng Thủ tướng chưa ký giải nhiệm hai Ông Nguyễn Hòa Hiệp và Nguyễn văn Vịnh. Bổ nhiệm và giải nhiệm Tổng Bộ trưởng thuộc quyền Quốc trưởng .
Lý do thay đổi hai Tổng trưởng Nội vụ và Kinh tế, theo Cụ Bùi Diễm (sđd, tg 244) vì hai Bộ Nội vụ và Kinh tế bất lực trong thời gian dài, không giải quyết được tình hình khan hiếm giả tạo lương thực cho dân chúng Sài gòn làm cho cả Sài gòn hoang mang . Cụ Bùi Diễm còn nhấn mạnh thêm yếu tố địa phương tính về nhơn sựtrong vụ khủng hoảng Chánh phủ . Cụ cho rằng có vài người Miền nam đứng sau lưng Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, vốn không ưa Bác sĩ Phan Huy Quát, nay thấy hai Tổng trưởng Nam kỳ đồng loạt bị thay thế nên yêu cầu Quốc trưởng Phan Khắc Sửu giải tán Chánh phủ Phan Huy Quát . Ngoài ra, cũng theo Cụ Bùi Diễm, còn có một cánh Công giáo (Lm Hoàng Quỳnh ở Bình Đông) thấy Chánh phủ Phan Huy Quát được phía Phật Giáo ủng hộ nên tỏ ý muốn Ông Phan Khắc Sửu lập Chánh phủ khác .
Vềnguyên nhơn vụ khủng hoảng Chánh phủ Phan Huy Quát còn có một nguồn tin của giới thân cận Chánh quyền lúc bấy giờ mà ngày nay, ở hải ngoại còn vài người còn nhớ.Theo những người này thì hai Ông Thủ tướng và Tổng trưởng Nội vụ tranh chấp với nhau quyền quản lý Trường đua ngựa Phú thọ vừa mở cửa lại. Thủ tướng cho rằng Trường đua thuộc Phủ Thủ tướng. Ông Tổng trưởng Nội vụ quả quyết chính Bộ Nội vụcó thẩm quyền quản lý Trường đua. Sau thời gian giằn co chưa ngã ngũ, Ông Tổng trưởng Nội vụ cho mở cửa Trường đua thêm ngày Thứ năm hàng tuần và trọn quyền quản lý, làm cho Trường đua cuối tuần có phần thất thu . Tới đây, Ông Thủ tướng thấy phải thay thế Ông Tổng trưởng Nội vụ và đồng thời thay thế luôn Ông Tổng trưởng Kinh tế với lý do bất lực giải quyết vấn đề tiếp tế lương thực cho Thủ đô .

Quân đội đứng lên làm lịch sử
Theo Cụ Bùi Diễm (sđd, tg 245, 246), Bác sĩ Phan Huy Quát nhờ Bác sĩ Trần văn Đỗ,Phó Thủ tướng, đứng ra giàn xếp giúp, nhưng thất bại vì cánh Nam kỳ đàng sau CụPhan Khắc Sửu chỉ muốn lật đổ Chánh phủ mà thôi . Bác sĩ Phan Huy Quát nghĩ đến Quân đội có thể đứng làm trung gian hòa giải . Nhưng cánh Tướng trẻ lại đang âm thầm vận động cho họ một vai trò mới. Họ giải thích Quân đội đã hi sanh giải tán Hội Đồng Quân lực để thực hiện một giải pháp Dân sự . Nhưng Chánh phủ Dân sựlại tranh chấp tạo ra khủng hoảng quá lâu thật vô lý . Vậy nay Quân đội phải đứng ra chấm dứt tình trạng bế tắc này .
Sau cùng Bác sĩ Phan Huy Quát phải triệu tập một phiên hợp Hội đồng Chánh phủ đặc biệt tại Phủ Thủ tướng, dưới sự chủ tọa của Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và sự hiện diện của nhiều Tướng lãnh . Hai vị đứng đầu Chánh phủ đều không thỏa thuận được một giải pháp nên Thủ tướng Phan Huy Quát tuyên bố từ chức ngay tại hội trường và giải tán Chánh phủ . Quốc trưởng Phan Khắc Sửu cũng từ chức luôn .
Trong buổi họp giửa Hội Đồng Quân lực và Hội Đồng Nội các tại Phủ Thủ tướng, 7 Đại lộThống Nhứt, để thảo luận cách thức bàn giao quyền hành, Ông Nguyễn Trân phát biểu có ý bênh vực giải pháp Dân sự, lập tức Thiếu tướng Vỉnh Lộc rút súng ra đòi bắn Ông Nguyễn Trân, làm cho mọi người không phải quân nhơn đều sợ hải vì sợ bị đạn lạc .
CụTrần văn Ân kêu gọi Quân đội và Dân sự nên hợp tác nhau để đem lại sự ổn định vì bên ngoài nhiều đoàn thể, phe phái đang rục rịt biểu tình. Tướng Nguyễn Cao Kỳ trả lời ngay Tôi có Quân đội. Tôi không s ai hết. C Trn văn Ân nh nhẹ đáp Thưa Thiếu tướng, tôi làm chánh tr xưa nay, tôi không bao gi dám nghĩ ti Quân đội hết c.
Cảhai bên, Quân đội và Dân sự đều muốn cụ Phan Khắc Sửu tới tuyên bố chuyển giao quyền hành. Quá nửa đêm, Cụ Phan Khắc Sửu tới, mặc áo dài the, quần trắng, đọc bản văn chuyển giao quyền hành cho Quân đội. Cuộn băng ghi lời Cụ Phan Khắc Sửuđược đem ngay tới Đài Phát thanh để phổ biến .
Ngày 19/06 năm 1965, Hội đồng Quân lực ban hành bản Ước pháp tạm thời, lập Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do Trung tướng Nguyễn văn Thiệu làm Chủ tịch, tức Tổng thống. Thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy Ban Hành pháp Trung ương, tức Thủ tướng .
Chánh phủ quân nhân tiến hành tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến, soạn thảo và ban hành Hiến Pháp để từ từ chuẩn bị cho một Chánh phủ dân cử .
Cóđủ Quốc hội, thế mà Chánh phủ quân nhân vẫn giữ Hội Đồng Dân quân song hành. Hằng tuần, Hội Đồng họp tại Hội trường Diên Hồng, bàn bạc nhau những vấn đề mưa nắng, gió trăng hơn là những vấn đề chánh trị thiết thực của đất nước.
Dân chúng nghe Tướng lãnh lớn tiếng tuyên bố « Kể từ đây, Quân đội đứng lên làm lịch sử » nên yên tâm lo làm ăn vì tin tưởng đất nước ta nay có quân đội dốc lòng lo giữ gìn trước giặc cộng sản ngoại xăm . Bởi người dân ai cũng hiểu nưóc mất không vì giặc mạnh mà chỉ vì lòng người không muốn giữ nước mà thôi .

Ngày 19/06 đi vào lịch sử Việt nam Cộng hòa từ đây và trở thành Ngày Quân Lực Việt nam Cộng hòa .

Chánh phủ Dân sự Phan Huy Quát giải tán mở ra cho Miền nam một khúc quanh mới, kết thúc vào ngày 30/04/75 .
Nhắc lại ngày Quân đội đứng lên làm lịch sử không khỏi đau lòng vì Tướng Tá tham gia Chánh quyền hầu như đều đang ung dung sanh sống ở ngoại quốc và giành nhau giải thể chế độ cộng sản ở Việ nam . Chỉ có những quân nhơn tay không rời vũ khí ởgiờ chót bị tù tội, gia đình tan nát

Nguyễn thị Cỏ May

.
.
.

No comments: