Tuesday, April 19, 2011

VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ĐẨY MẠNH HỢP TÁC TOÀN DIỆN


19-04-2011

Như DCVOnline đưa tin trong những ngày qua, đã có những cuộc viếng thăm lẫn nhau của viên chức cao cấp giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian gần đây, và đi kèm là những cam kết hợp tác giữa hai nước trong lãnh vực quốc phòng, an ninh cảnh sát, hệ thống toà án...

Theo bản tin đi trên Thống Tấn Xã Việt Nam hôm nay thứ Ba ngày 19 tháng Tư, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam ông Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc ông Trương Chí Quân đã có cuộc gặp tại Hà Nội hôm thứ Hai ngày 18 tháng Tư. Cả hai cho rằng "tình hình khu vực biên giới ngày càng đi vào ổn định" và "hai bên nhất trí sẽ sớm ký kết thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển."

Bản tin "Việt Nam – Trung Quốc sẽ sớm ký thỏa thuận về các vấn đề trên biển" với ngôn ngữ mơ hồ, chung chung đã không cho người đọc nắm được một điều gì cho cụ thể; tuy nhiên, qua những cam kết hợp tác quốc phòng, an ninh cảnh sát, hệ thống toà án mới tuần rồi và giờ là "sẽ sớm ký thoả thuận về các vấn đề trên biển", điều này rõ ràng cho thấy đường đi rất bài bản của Bắc Kinh trước thế bị động, và "thuần phục" của Hà Nội.


Gs Nguyễn Huy Quý, cựu giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam: "Tôi chắn chắn là ngay cả khi mạnh mẽ hơn, Trung Quốc sẽ không xâm lăng bất cứ nước nào mà Trung Quốc công nhận. Những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nên hiểu là một khi xung đột xảy ra, Trung Quốc chỉ nhắm lấy lại chủ quyền của mình hơn là đi xâm lăng nước khác.". Nguồn hình: Far East Economics, do DCVOnline minh họa.


DCVOnline xin đưa lại bàn tin của TTX Việt Nam hôm nay với tựa đề "Việt Nam – Trung Quốc sẽ sớm ký thỏa thuận về các vấn đề trên biển", như sau:
Ngày 18-4, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc Trương Chí Quân (Zhang Zhijun) đã có cuộc gặp tại Hà Nội.
Hai bên cho rằng tình hình khu vực biên giới ngày càng đi vào ổn định; việc triển khai các văn kiện biên giới trên đất liền đã được hoàn thành theo đúng kế hoạch, trong đó có việc chính thức khởi động cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới. Hai bên nhất trí cùng nhau nỗ lực sớm ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân (Beilun), Hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc.
Về vấn đề trên biển, hai bên cho rằng việc triển khai thực hiện DOC (Declaration on the Conduct of Parties) có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông.
Hai bên nhất trí sẽ sớm ký kết thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển và thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 để giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh liên quan đến vấn đề trên biển.

© DCVOnline

Nguồn:
(1) Việt Nam – Trung Quốc sẽ sớm ký thỏa thuận về các vấn đề trên biển. Sài Gòn Giải Phóng Online, ngày 19 tháng Tư năm 2011
(2) Vietnam, China talk border-related issues. English version, by Vietnam News Agency, 19 April 2011
.
.
.
18-04-2011

Theo bản tin của báo điện tử, đài tiếng nói Việt Nam hôm thứ Hai ngày 18 tháng Tư cho hay Toà án Nhân dân Tối cao Việt Nam và Trung Quốc “cần đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm trong nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.”

Bản tin nói chiều 14/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Vương Thắng Tuấn (Wang Shengjun) đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp này, ông Nguyễn Minh Triết đánh giá cao những kết quả hợp tác giữa ngành tòa án hai nước. Ông nói “việc hai cơ quan tòa án vừa ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quản lý tòa án và hành chính tư pháp, giáo dục và đào tạo tư pháp, trao đổi thông tin về thực thi công lý, luật pháp... góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai nước.”
Ông Triết khẳng định: “Việt Nam coi trọng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, trong đó có lĩnh vực tòa án.”

Trên tinh thần Thỏa thuận hợp tác mới giữa ngành tòa án hai nước – cũng theo bản tin này – thì ông Triết với tư cách chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã đề nghị: “Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm trong nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngành tòa án hai nước tăng cường hợp tác đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trong xét xử tội phạm ở mỗi nước. Thế giới luôn có những thay đổi phức tạp, vì vậy hai nước Việt Nam và Trung Quốc phải đoàn kết, hợp tác trong bảo vệ và phát triển đất nước, đấu tranh chống các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.”

Thượng tướng Quách Bá Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương của Trung Quốc và TT Nguyễn Tấn Dũng, BT Phùng Quang Thanh và TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: DCVOnline tổng hợp

Đáp lại, ông Vương Thắng Tuấn nhấn mạnh “ngành tòa án hai nước có quan hệ rất gắn bó và hiệu quả, đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam là những nước xã hội chủ nghĩa, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có nhiều điểm tương đồng và cũng phải đương đầu với những thách thức tương tự nhau. Vì vậy, ngành tòa án hai nước có vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật ở mỗi nước.”

Được biết, chỉ trong một thời gian ngắn và gần đây, đã có những cuộc viếng thăm giữa Việt Nam và Trung Quốc ở cấp cao, như Thượng tướng Quách Bá Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương của Trung Quốc đến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam thăm Trung Quốc và giờ là Chánh án Toà án Tối cao Trung Quốc Vương Thắng Tuấn thăm Việt Nam. Đã có nhiều cam kết hợp tác hơn nữa qua những cuộc viếng thăm này giữa hai đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam trong các lãnh vực quốc phòng, an ninh và giờ là hệ thống toà án giữa hai nước, vốn là những công cụ và cơ chế được dùng để bảo vệ chế độ đương quyền.

© DCVOnline

.
.
.
Thông Tấn Xã Việt Nam  (TTXVN/Vietnam+)
18/04/2011 | 20:31:00

Ngày 18/4, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc Trương Chí Quân đã có cuộc gặp tại Hà Nội.
Hai bên trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và các vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước.
Về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao nhằm tạo động lực mới cho quan hệ hai nước; tăng cường hơn nữa giaolưu giữa các cấp, các ngành và các địa phương.
Về quan hệ kinh tế thương mại, hai bên nhất trí sớm hoàn thành Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc; tiếp tục thúc đẩyđà tăng trưởng kim ngạch thương mại hai nước đi đôi với việc cần thực hiện các biện pháp từng bước cân bằng cán cân thương mại.
Về tuyên truyền, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quantuyên truyền, quản lý báo chí giữa hai nước, góp phần tăng cường sự hợp tác, hữunghị và hiểu biết giữa hai nước và nhân dân hai nước.
Về biên giới trên đất liền, hai bên cho rằng tình hình khu vực biên giới ngày càng đi vào ổn định; việc triển khai các văn kiện biên giới trên đất liền đã được hoàn thành theo đúng kế hoạch, trong đó có việc chính thức khởi động cơ chế Ủy ban liên hợp Biên giới.
Hai bên nhất trí đôn đốc các ngành, địa phương hainước nghiêm túc thực hiện các văn kiện đã ký kết để cùng quản lý có hiệu quảđường biên giới mới, góp phần duy trì trật tự trị an trên vùng biên giới.
Haibên nhất trí cùng nhau nỗ lực sớm ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tạikhu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịchkhu vực Thác Bản Giốc.
Về vấn đề trên biển, hai bên đã trình bày rõ quan điểm của mỗi bên. Hai bên cho rằng việc triển khai thực hiện DOC có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Hai bên nhất trí sẽ sớm ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển và thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sởluật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 để giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh liên quan đến vấn đề trên biển./.

(TTXVN/Vietnam+)

-------------------------


.
.
.

No comments: