Âu Dương Thệ
Monday, April 4, 2011
Từ Kết luận số 81 ngày 6.8.2010 tới Kết luận số 88 ngày 8.11.2010 Bộ chính trị đã thay đổi thái độ 180 độ!
Hai ghế Tổng bí thư và Thủ tướng đã trao đổi với giá 86.000 tỉ đồng!
„Vinashin đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng...Tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản: Theo số liệu ban đầu, ước tính dư nợ hiện đang rất lớn, lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng” - (Kết luận của Bộ chính trị số 81 ngày 6.8.2010)
„Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân.“ - (Kết luận của Bộ chính trị số 88 ngày 8. 11. 2010)
I. Bộ chính trị và Thủ tướng đã tuyên bố gì trước Quốc hội, đảng viên và nhân dân về vụ Vinashin?
Ngày 6.8.2010 Bộ chính trị đã có Kết luận số 81/KL-TW và được công bố chính thức ngày 8.8.2010 vạch rõ những sai phạm nghiêm trọng trong việc lãnh đạo và hoạt động của tập đoàn Vinashin dưới quyền chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây ra một món nợ khổng lồ cho ngân sách Nhà nước là trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD), tức là gần ¼ tổng dự thu của ngân sách quốc gia tài khóa 2009.[1] Trong dịp này Bộ chính trị đã xác nhận, trong ba năm 2006-2009 đã có tất cả 11 đoàn kiểm tra nhưng vẫn không thấy những sai phạm và tới đầu năm 2010 khi tình hình cực kì nghiêm trọng thì mới rõ lẽ là:
„ Vinashin đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng: (1) Đầu tư mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, một số dự án trái với quy hoạch được phê duyệt, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, địa bàn, có lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, trong đó nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề. (2) Tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản: Theo số liệu ban đầu, ước tính dư nợ hiện đang rất lớn, lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền. (3) Sản xuất, kinh doanh hiện đang bị đình trệ; bị mất hoặc giảm nhiều đơn đặt hàng; nhiều dự án đầu tư dở dang, không hiệu quả. (4) Tình hình nội bộ diễn biến phức tạp: Hơn 70.000 cán bộ, công nhân viên lo lắng do việc làm và thu nhập giảm; hiện đã có khoảng 17.000 công nhân chuyển việc hoặc bỏ việc; 5.000 công nhân bị mất việc làm; nhiều công nhân của một số nhà máy, xí nghiệp bị chậm trả lương trong nhiều tháng... „[2]
Sang phần xử lí trách nhiệm, Điểm 3.2 trong Kết luận của Bộ chính trị còn cho biết, Bộ chính trị đã giao cho ba Ban: Ủy ban Kiểm tra trung ương, Ban Cán sự Chính phủ và Ban bí thư trung ương điều tra và làm rõ trách nhiệm. Không những thế Bộ chính trị còn nêu đích danh cả các cơ quan bị điều tra là Thủ tướng, các bộ trong Chính phủ và các đơn vị ở địa phương có liên hệ trong vụ Vinashin:
„Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Cán sự Đảng Chính phủ giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo kiểm điểm những tổ chức và cá nhân có liên quan ở Trung ương và địa phương có thiếu sót, khuyết điểm trong việc quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Vinashin, việc thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu đối với Tập đoàn Vinashin“[3]
Việc tập đoàn Vinashin, một doanh nghiệp nhà nước rất lớn và được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt trong chế độ kinh tế thị trường định hướng XHCN, chỉ trong một thời gian ngắn đã gây ra món nợ khủng khiếp mà nhân dân sẽ phải trả bù bằng tiền thuế đóng góp do sức lao động và mồ hôi nước mắt của mình đã gây chấn động và bất bình cực mạnh trong dư luận. Ngay trong kì họp thứ 8 của Quốc hội vấn đề này đã được đưa ra chất vấn và thảo luận công khai. Ngày 24.11. 2010 trong cuộc đối chất trước Quốc hội, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn nhận công khai:
„Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém nêu trên của Chính phủ. „ [4]
Và ông Dũng còn long trọng hứa trước Quốc hội:
„Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình là phải thực hiện tốt nhất chức trách nhiệm vụ được giao, tập trung sức thực hiện có kết quả Kết luận chỉ đạo của Bộ Chính trị“.[5]
Nhưng chỉ bốn tháng sau trong báo cáo tại kì họp Quốc hội cuối cùng của khóa 12, ngày 21.3.2011 ủy viên Bộ chính trị kiêm Phó Thủ tướng thứ nhất Nguyễn Sinh Hùng đã công bố một phần quyết định của Bộ chính trị liên quan tới trách nhiệm tập thể và cá nhân trong vụ Vinashin:
„Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân.“[6]
Chuyện gì đã xẩy ra ở cấp cao nhất trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 8 tới tháng 12.2010? Việc đổi trắng thay đen do những ai chủ mưu và nhằm mục tiêu gì?
* * *
Để có thể thẩm định rõ ràng và đánh giá về cách thức làm việc ở các cơ quan cao nhất trong chế độ độc tài toàn trị như ĐCSVN trong việc xử lí đối với các cơ quan và cá nhân đã vi phạm nghiêm trọng, chúng ta cần biết thể thức tiến hành việc xử lí này trong một xã hội dân chủ đa nguyên.
Trong các xã hội văn minh theo dân chủ đa nguyên, có chế độ pháp trị nghiêm minh và báo chí độc lập thì trước một vụ việc gây thất thóat một số tiền khủng khiếp của công quĩ như vụ Vinashin thì phải tiến hành ngay một số giải pháp ở các cấp khác nhau: cấp ban bố chính sách, cấp chỉ đạo chính sách và cấp thực thi các quyết định của cấp trên. Trong trường hợp một doanh nghiệp nhà nước (như Vinashin) thì doanh nghiệp này phải hoạt động theo các qui chế luật định rành mạch về các chế độ ngân sách, nhân sự ở cấp cao nhất và cách điều hành-quản trị. Khi đó –dưới một chế độ dân chủ đa nguyên, các cơ quan ở cấp quốc gia (cao nhất) như Quốc hội và Tòa án sẽ mở các cuộc điều tra về mặt chính trị và quản lí, đồng thời báo chí cũng được quyền độc lập điều tra, theo dõi và thông tin nhanh chóng các diễn tiến của vụ việc. Trong đó Quốc hội sẽ điều tra và quyết định về trách nhiệm chính trị của cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trực tiếp trong các hoạt động của xí nghiệp nhà nước đã tạo ra sai phạm nghiêm trọng. Trong trường hợp này hai cơ quan phải bị kiểm tra đầu tiên là Bộ chính trị ĐCSVN và Thủ tướng. Vì Bộ chính trị đã là cơ quan khởi xướng và lãnh đạo các tập đoàn nhà nước và là cơ quan cao nhất của đảng cầm quyền, còn Thủ tướng là người chỉ đạo trực tiếp các Ban giám đốc và Ban quản trị tập đoàn này. Trong khi ấy Tòa án sẽ xét xử các nhân viên trong Ban quản trị và Ban giám đốc về việc thi hành các qui định và chỉ thị liên quan tới các hoạt động của tập đoàn trong khi thực hành. Những người vi phạm ở cấp này sẽ bị xét sử theo hình sự từ bồi thường tới phải chịu án tù.
Trong các xã hội văn minh theo dân chủ đa nguyên, có chế độ pháp trị nghiêm minh và báo chí độc lập thì trước một vụ việc gây thất thóat một số tiền khủng khiếp của công quĩ như vụ Vinashin thì phải tiến hành ngay một số giải pháp ở các cấp khác nhau: cấp ban bố chính sách, cấp chỉ đạo chính sách và cấp thực thi các quyết định của cấp trên. Trong trường hợp một doanh nghiệp nhà nước (như Vinashin) thì doanh nghiệp này phải hoạt động theo các qui chế luật định rành mạch về các chế độ ngân sách, nhân sự ở cấp cao nhất và cách điều hành-quản trị. Khi đó –dưới một chế độ dân chủ đa nguyên, các cơ quan ở cấp quốc gia (cao nhất) như Quốc hội và Tòa án sẽ mở các cuộc điều tra về mặt chính trị và quản lí, đồng thời báo chí cũng được quyền độc lập điều tra, theo dõi và thông tin nhanh chóng các diễn tiến của vụ việc. Trong đó Quốc hội sẽ điều tra và quyết định về trách nhiệm chính trị của cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trực tiếp trong các hoạt động của xí nghiệp nhà nước đã tạo ra sai phạm nghiêm trọng. Trong trường hợp này hai cơ quan phải bị kiểm tra đầu tiên là Bộ chính trị ĐCSVN và Thủ tướng. Vì Bộ chính trị đã là cơ quan khởi xướng và lãnh đạo các tập đoàn nhà nước và là cơ quan cao nhất của đảng cầm quyền, còn Thủ tướng là người chỉ đạo trực tiếp các Ban giám đốc và Ban quản trị tập đoàn này. Trong khi ấy Tòa án sẽ xét xử các nhân viên trong Ban quản trị và Ban giám đốc về việc thi hành các qui định và chỉ thị liên quan tới các hoạt động của tập đoàn trong khi thực hành. Những người vi phạm ở cấp này sẽ bị xét sử theo hình sự từ bồi thường tới phải chịu án tù.
Trong chế độ dân chủ đa nguyên thì Quốc hội có toàn quyền quyết định về mặt chính trị: 1. Nếu sau khi điều tra thấy cách họat động của các tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ làm ăn thua lỗ và bất lợi cho đất nước thì Quốc hội có quyền giải tán các tập đoàn này, hủy bỏ chế độ doanh nghiệp nhà nước và đảng cầm quyền đứng đầu là Bộ chính trị phải nhận trách nhiệm chính trị về việc này . 2. Trong trường hợp tập đoàn đã gây ra sai phạm lớn, như Vinashin, thì cá nhân chịu trách nhiệm chính trị trực tiếp là Thủ tướng. Khi đó Thủ tướng phải từ chức hoặc bị cách chức. Vì người đứng đầu chính phủ đã không chỉ đạo nghiêm túc và đã để tập đoàn này vi phạm trong nhiều năm và thất thoát tài sản quốc gia quá lớn. Khi đó Quốc hội có quyền cách chức Thủ tướng.
Đây là cách hành xử quyền lực quốc gia và thi hành luật pháp trong các xã hội văn minh theo dân chủ đa nguyên.
II. Quay lại diễn tiến thực sự thì như thế nào?
Căn cứ vào các tài liệu của chính Bộ chính trị và Chính phủ, dù tới nay chỉ mới để lộ ra một phần rất nhỏ, nhưng các diễn tiến thực sự lại hoàn toàn trái ngược những gì mà Bộ chính trị và Thủ tướng đã tuyên bố từ đầu tháng 8 cũng như Nguyễn Tấn Dũng đã hứa trước Quốc hội cuối tháng 11.2010. Thật vậy chỉ ba tháng sau vụ Vinashin bị đổ bể do chính Bộ chính trị đã công bố trên báo chí qua Kết luận số 81/KL-TW ngày 6.8.2010 nhìn nhận đã gây ra món nợ khổng lồ cho đất nước là trên 86.000 tỉ đồng, nhưng vào đầu tháng 11. 2010 các ủy viên trong Bộ chính trị đã họp với nhau và tự tha bổng lẫn cho nhau thông qua Kết luận số 88/KL-TW ngày 8.11.2010. Tuy nhiên quyết định này tạm thời đã không được công bố ra bên ngoài vì sắp diễn ra Đại hội 11.
Mãi tới sau khi Đại hội 11 kết thúc và việc chia ghế, chia phần đã xong, cho nên tại kì họp thứ 9 và cũng là kì họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12, ủy viên Bộ chính trị kiêm Phó Thủ tướng Thứ nhất Nguyễn Sinh Hùng mới công bố một phần vụ việc này trong Báo cáo của Chính phủ ngày 21.3. Nguyên văn như sau:
„- Thực hiện Kết luận số 81/KL-TW ngày 06 tháng 8 năm 2010 và Kết luận số 88/KL-TW ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ Chính trị về kiểm điểm trách nhiệm của một số tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng được giao nhiệm vụ chủ trì, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và kiến nghị với Bộ Chính trị: các đồng chí nêu trên có thiếu sót, khuyết điểm nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.“ [7]
Và Nguyễn Sinh Hùng cho biết thêm, Bộ chính trị đã quyết định như thế nào đối với những vi phạm nghiêm trọng trong vụ Vinashin:
„Với chức năng là chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số thành viên Chính phủ đã có những thiếu sót khuyết điểm. Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ trên nhiều mặt và bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật đối với tập thể và cá nhân các đồng chí có liên quan. Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân. Đồng thời yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan phải nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị và không để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác xảy ra sai phạm tương tự. Hội nghị Trung ương 14 nhất trí với Báo cáo của Bộ Chính trị.“ [8]
Như vậy, tiết lộ của Nguyễn Sinh Hùng đã rất rõ ràng, tuy ngay từ đầu tháng 11.2010 Bộ chính trị đã quyết định tha bổng cho Nguyễn Tấn Dũng và nhiều thành viên trong Bộ chính trị và Chính phủ có liên hệ tới những sai phạm nghiêm trọng trong vụ Vinashin. Tức là vụ Vinashin đã được những người có quyền lực lớn nhất tự ý khóa sổ. Nhưng cho tới cuối tháng 3. 2011 quyết định dưới tên gọi Kết luận số 88/KL-TW ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ Chính trị vẫn hoàn toàn giữ bí mật, nên người ta vẫn tin rằng lời hứa của Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội ngày 24.11.2010 là nghiêm chính: „Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém nêu trên của Chính phủ. „ [9]
Như thế khi để Nguyễn Tấn Dũng ra trình bày trước Quốc hội về vụ Vinashin vào 24.11.2010 cho thấy, cả Bộ chính trị lẫn Nguyễn Tấn Dũng đã cố tình đối trá và đánh lừa Quốc hội, nhân dân và cả các đồng chí của họ. Và nay mọi người càng hiểu rõ hơn một lí do khác nữa, tại sao trong kì họp thứ 8 của Quốc hội (20.10 – 26.11. 2010) Nguyễn Phú Trọng đã khăng khăng chống lại đòi hỏi của nhiều đại biểu muốn thành lập một Ủy ban đặc biệt của Quốc hội điều tra những sai phạm nghiêm trọng trong vụ Vinashin!
Không những thế, trong dịp đó (24.11.2010) Nguyễn Tấn Dũng còn nói rằng: „ Hiện nay, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng liên quan đang tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc, theo quy trình, quy định của Ðảng, Nhà nước, sẽ báo cáo kết quả kiểm điểm trước Hội nghị T.Ư 14, khóa X của Ðảng và sẽ công khai kết quả này.“[10] Cũng vì thề thốt như vậy, nên Nguyễn Tấn Dũng đã không dám ra mặt trực tiếp thông báo quyết định tự tha bổng và xóa trắng những vi phạm nghiêm trọng trong vụ Vinashin và phải để Nguyễn Sinh Hùng làm thay ngày 21.3.2011 trong kì họp thứ 9 của Quốc hội !
Nhưng những người có quyền lực lớn nhất của chế độ toàn trị có thực đã thông báo đầy đủ và rõ ràng trước Hội nghị trung ương 14 về ”Kết luận số 88/KL-TW ngày 08 tháng 11 năm 2010 ” đã tự ý tha bổng cho nhiều nhân vật đã vi phạm những sai lầm nghiêm trọng trong vụ Vinashin như Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo trước Quốc hội ngày 24.11.2010 không?
Hội nghị trung ương 14 đã được dự tính là Hội nghị quan trọng nhất để bàn dứt khóat về phương án nhân sự ở các cấp cao nhất trong Đại hội 11, nên đã kéo dài suốt 10 ngày từ 13-22.12.2010, (thêm một ngày ngoài dư kiến). Trước khi sang phần thảo luận nhân sự của Đại hội 11, Bộ chính trị khóa 10 có buổi họp để tổng kết và đánh giá các hoạt động của Bộ chính trị, Ban bí thư và Ban chấp hành trung ương trong nhiệm kì 5 năm 2006-2010.
Tuy vậy trong Thông báo của Hội nghị trung ương 14 phần nói về tổng kết và đánh giá các hoạt động của Bộ chính trị khóa 10 trong 5 năm qua chỉ ghi rất tổng quát và không nói trực tiếp tới những sai phạm của vụ Vinashin và cũng không nói tới quyết định của Bộ chính trị số 88/KL-TW ngày 8.11.2010 đã tha bổng nhiều nhân vật có trách nhiệm trực tiếp tới những sai phạm nghiêm trọng trong vụ Vinashin. Trong Thông báo chung ngày 22.12.2010 của Hội nghị trung ương 14 chỉ nói rất tổng quát:
„Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc thực hiện Quy chế làm việc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, cải tiến chế độ và phương pháp công tác. Tuy nhiên, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng còn một số mặt hạn chế, khuyết điểm cần được nghiêm túc rút kinh nghiệm. „ [11]
Câu thứ hai trong phần trên tuy nhắc tới „một số mặt hạn chế và khuyết điểm“ nhưng tuyệt nhiên vụ Vinashin không được nói đến trực tiếp. Việc này có thể hiểu theo một số cách: 1. Bộ chính trị chỉ thông báo một cách chung về đánh giá hoạt động trong 5 năm qua, vì thế các ủy viên Trung ương đảng không thể có ý kiến gì hết. 2. Hoặc Bộ chính trị có thông báo Kết luận của Bộ chính trị về việc thi hành kỉ luật bằng cách tha bổng cho nhiều nhân vật trong vụ Vinashin, nhưng đại đa số ủy viên Trung ương đảng đã chỉ gật đầu và không có ý kiến phản bác. Vì khi đó Hội nghị trung ương 14 được coi là Hội nghị trung ương cuối cùng và quan trọng nhất quyết định việc chia ghế trong Ban chấp hành trung ương khóa 11 sắp tới, cho nên mọi người phái nín thở và im lặng để giữ nồi cơm, đây vẫn là thái độ và tư cách hèn nhát của đại đa số ủy viên Trung ương đảng từ trước tới nay!
III. Tại sao những người cầm đầu chế độ đã đánh lừa nhân dân và cả các đồng chí?
Tại sao những người cầm đầu chế độ toàn trị, nhất là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã dối trá trước Quốc hội, đánh lừa nhân dân và đảng viên, đồng thời không dám thông báo đầy đủ về Hội nghị trung ương 14?
Một số hồ sơ đã được tiết lộ trên đây của Bộ chính trị và Chính phủ liên quan tới vụ Vinashin chỉ là một phần rất nhỏ, như phần nổi của tảng băng mà thôi. Nếu toàn bộ hồ sơ được công bố thì có lẽ sẽ còn rất kinh khủng. Nhưng căn cứ vào phần hồ sơ được công bố, người ta đã choáng váng và bàng hoàng về mức độ gian dối và thói kiêu ngạo cũng như lạm dụng quyền lực của những người cầm đầu chế độ đến mức độ tàn nhẫn, khủng khiếp như thế! Tuy không một lần nhắc tới Đại hội 11, nhưng tất cả các hoạt động trong suốt thời gian đó của các nhân vật liên hệ đều soắn chặt vào đại hội này, nơi quyết định tương lai chính trị và cũng là quyết định quyền và lợi của những người này và gia đình họ!
Nếu theo dõi tiến trình từ khi lập phương án nhân sự cho Đại hội 11 tới khi „thông qua danh sách giới thiệu bổ sung nhân sự ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương“[12] khóa 11 trong Hội nghị trung ương 15 (9.1.2011) sẽ cho thấy các hoạt cảnh chạy ngược chạy xuôi, buôn bán rất căng thẳng. Trong đó các bên đã phải mặc cả theo kiểu có đi có lại, tiền trao cháo múc rất cụ thể. Một trong các món hàng được họ dùng để trao đổi các ghế trong các cơ quan cao nhất là vụ Vinashin!
Để có thể cắt nghĩa được việc trên thì phải trả lời được câu hỏi quan trọng là, tại sao vụ Vinashin làm rất rùm beng nửa năm trước Đại hội 11? Nhưng rồi cuối cùng lại hóa thành đầu voi đuôi chuột và họ đã dùng những ảo thuật, thủ đoạn nào để làm voi lọt qua lỗ kim được?!
Trong khi các nước theo dân chủ đa nguyên là những xã hội mở thì chế độ độc tài toàn trị là xã hội kín, điều này lại càng đặc biệt ở VN vì ĐCS đã độc quyền trên 60 năm. Nên sự khép kín lại càng khủng khiếp. Những cuộc tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau giữa các nhân vật có quyền lực thường bị dấu nhẹm, bưng bít… khi mọi chuyện đã xong thì người ta mới biết!
Theo dõi các hoạt động của Nguyễn Phú Trọng trong mấy năm làm Chủ tịch Quốc hội thì sẽ thấy tham vọng thầm kín là làm sao nắm được ghế Tổng bí thư trong Đại hội 11. Nhưng ông Trọng biết rõ Nguyễn Tấn Dũng cũng rất muốn ngấp nghé cái ghế cao nhất này và ông cũng hiểu đa số dư luận nghĩ gì về khả năng, tác phong và lập trường của ông: 1. Hơn 6 năm làm Bí thư Thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng đã không tạo được một thành tích nào trong việc xây dựng thủ đô, trái lại đã để nhiều người thân tín làm sai. 2. Trong những năm đứng đầu công tác tư tưởng- văn hóa và khoa giáo là người cực kì bảo thủ và độc đoán cả trong tư tưởng lẫn hành động. 3. Những năm làm Chủ tịch Hội đồng lí luận trung ương đã rất thân thiết với Bắc Kinh, gần đây trong tư cách Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng còn cấm Quốc hội không được bàn tới vấn đề căng thẳng trên biển Đông do chính sách xâm lấn của Bắc kinh. 4. Vào thời điểm diễn ra Đại hội 11 (1.2011) thì Nguyễn Phú Trọng đã trên 66 tuổi (sinh nhật 14.4.1944) tức là vượt quá tuổi qui định (65) để ở lại Bộ chính trị theo qui chế của Trung ương đảng đã được thông qua trước đây. Vì thế muốn nhẩy lên ghế Tổng bí thư thì Nguyễn Phú Trọng phải tìm mọi cách để vượt qua các trở ngại này.
Uy tín thấp trong nhân dân và vị thế yếu ngay trong Đảng của Nguyễn Phú Trọng đã được kiểm chứng qua kết quả bầu cử vào Bộ chính trị tại Đại hội 11 vừa qua. Báo chí trong nước cho biết, sự sắp hạng các ủy viên Bộ chính trị khóa 11 theo kết quả số phiếu của các đại biểu đã bầu cho họ. Trong danh sách này thì Nguyễn Phú Trọng đứng thứ 8 trong số 14 ủy viên. Nếu tính theo số ủy viên được tái bầu trong kì này thì Nguyễn Phú Trọng đứng áp chót, chỉ trên Phạm Thanh Nghị, Bí thư thành ủy Hà nội.[13] Vì biết trước vị thế yếu cho nên Nguyễn Phú Trọng phải dùng mọi thủ đoạn hạ các đối thủ chính trị ngay trong Bộ chính trị có thể ra tranh giành chức Tổng bí thư chống lại ông.
Trong khi ấy Nguyễn Tấn Dũng cũng nuôi tham vọng không kém gì Nguyễn Phú Trọng. Nếu chưa nắm được chức Tổng bí thư thì ít nhất phải giữ chức Thủ tướng tiếp tục và để làm việc này thì ông Dũng lợi dụng một số thế mạnh của mình để đặt điều kiện với Nguyễn Phú Trọng. Tuy biết khó khăn chính của mình là xuất xứ từ miền Nam nên khó nhẩy lên chức Tổng bí thư (một nguyên tắc bất thành văn, nhưng vẫn có giá trị trong ĐCSVN), nhưng ông Dũng có một số ưu thế: 1. Được sự ủng hộ của ngành công an là nơi giúp Nguyễn Tấn Dũng đã khởi đầu sự nghiệp chính trị 2. Được hậu thuẫn lớn của các người cầm đầu các Tập đoàn, Tổng công ti nhà nước, tức là các nơi tiền bạc chất như núi và thường dùng tiền bạc để gây thanh thế và mua địa vị! 3. Đối với bên ngoài, đặc biệt là phương Tây, Nguyễn Tấn Dũng vẫn được coi là nhân vật „cởi mở“ trong Bộ chính trị, nên dễ thu hút đầu tư và viện trợ… 4. Sinh năm 1949 nên cho tới Đại hội 11 Nguyễn Tấn Dũng không bị kẹt giới hạn về tuổi tác như Nguyễn Phú Trọng.
Cho nên nếu theo dõi các hoạt động của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng giữa Đại hội 10 (4.2006) và Đại hội 11 (1.2011) thì thấy có một cuộc tranh giành và chạy đua khi thì âm thầm khi thì lộ liễu. Nguyễn Phú Trọng thì tẩm ngẩm tầm ngầm, còn Nguyễn Tấn Dũng lại thích đao to búa lớn và quyết cố đấm ăn xôi! Trong tư cách là Thủ tướng và nắm các hoạt động kinh tế nên Nguyễn Tấn Dũng không chỉ gây thanh thế ở trong nước mà cả với thế giới. Nhưng Nguyễn Phú Trọng cũng không vừa: Từ khi nắm chức Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng đã biến Quốc hội thành một cơ quan gây thanh thế cho mình và bẻ gẫy những kế hoạch và hạ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng. Trong 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã mở rộng thêm các cuộc chất vấn Chính phủ trong các kì họp của Quốc hội và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt đối với các vấn đề nhạy cảm và những lãnh vực thuộc thẩm quyền của Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra, trong nhiệm kì 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã chú trọng đặc biệt cả lãnh vực ngoại giao, đã đi thăm nhiều nước và mời nhiều phái đoàn Quốc hội của nhiều nước thăm VN.[14] Khi thực hiện các hoạt động này, Nguyễn Phú Trọng thường mượn danh nghĩa của Đảng, Quốc hội, nhưng thực sự không nhắm phục vụ nhân dân, không làm tốt cho ĐCS, mà chỉ vì lợi ích cá nhân. Cho nên nếu để ý sẽ thấy, trong các vụ chất vấn trước Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sẽ cho dừng lại ở mức khi thấy nó gây nguy hại cho sự tồn tại của chính Nguyễn Phú Trọng.
Những mục tiêu và cách làm như thế của Nguyễn Phú Trọng có thể thấy khá rõ trong hai dự án Bauxite Tây nguyên và Đường sắt cao tốc các năm trước đây. Vì dư luận xã hội, đặc biệt là các giới chuyên viên, trí thức và thành phần trẻ rất quan tâm. Trong các dịp đó phe Chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng bị tố cáo và tấn công cả trong Quốc hội lẫn ngoài dư luận. Nhưng cuối cùng các dự án này đã vẫn được thực hiện (Bauxit Tây nguyên) hay đang được chuẩn bị tiếp tục (đường sắt cao tốc).
Sách lược gây uy thế cho cá nhân và chặt uy tín của đối thủ chính trị thể hiện rõ đặc biệt trong vụ Vinashin. Trong vụ này Nguyễn Phú Trọng lúc đầu còn kéo được cả đa số trong Bộ chính trị để cho cơ quan này ra „Kết luận của Bộ chính trị“ số 81 ngày 6.8.2010 kết án những sai lầm nghiêm trọng để nhằm giảm ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng, một người cũng nuôi tham vọng lớn và là đối thủ chính trị của ông Trọng trong Đại hội 11. Đồng thời trong kì họp thứ 8 của Quốc hội từ giữa tháng 10 tới cuối tháng 11.2010 Nguyễn Phú Trọng đã để cho nhiều đại biểu Quốc hội và báo chí chỉ trích rất thậm tệ Nguyễn Tấn Dũng. Cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng phải công khai nhìn nhận trách nhiệm trong vụ Vinashin trước Quốc hội trong kì họp thứ 8 vào cuối tháng 11. 2010. Như thế ông Trọng đã làm tiêu tan các vận động do những thân tín của Nguyễn Tấn Dũng muốn đưa ông Dũng ra tranh chức Tổng bí thư.
Nhưng khi nhiều đại biểu Quốc hội đòi lập Ủy ban đặc biệt để điều tra việc này thì Nguyễn Phú Trọng đã gạt phăng![15] Vì mục tiêu của Nguyễn Phú Trọng khi đưa vụ Vinashin ra thảo luận tại Quốc hội là chỉ muốn hạ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng và ép vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ ra ý định đề cử Nguyễn Tấn Dũng ra tranh cử ghế Tổng bí thư, chứ ông Trọng không muốn gây đổ vỡ hoàn toàn trong Bộ chính trị. Ngoài ra, như đã trình bày ở phần trên, vào thời điểm này thì Bộ chính trị đã tha bổng cho Nguyễn Tấn Dũng! Cho nên nếu để lập Ủy ban đặc biệt thì già néo đứt giây và còn sẽ bị lộ tẩy là dối trá và khi ấy sẽ gây khủng hoảng cực kì nghiêm trọng ở cấp cao nhất, cuối cùng đe dọa sự tồn tại tương lai chính trị của chính Nguyễn Phú Trọng!
Đến đây một câu hỏi rất quan trọng khác là, tại sao vào đầu tháng 11.2010, trong khi Quốc hội đang bắt đầu họp kì 8 (từ 20.10-26.11.2010) và vụ Vinashin sẽ là một đề tài thảo luận quan trọng, nhưng Bộ chính trị đã họp vào đầu tháng 11 và tha bổng lẫn cho nhau?
Những sai lầm nghiêm trọng và thất thoát một số tiền rất lớn của nhà nước trong vụ Vinashin không chỉ liên quan trực tiếp tới Nguyễn Tấn Dũng mà còn liên quan trực tiếp tới nhiều ủy viên Bộ chính trị khác trong chính phủ, như Phó Thủ tướng Thứ nhất phụ trách kinh tế Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng kiêm Phó Trưởng ban phòng chống tham nhũng, Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh cầm đầu cơ quan điều tra, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cầm đầu một bộ có nhiều doanh nghiệp nhà nước. Không những thế vụ Vinashin còn liên hệ trực tiếp tới toàn bộ hoạt động của ngành kinh tế nhà nước, được coi là chủ đạo và mũi nhọn của hệ thống kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phe bảo thủ, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, đã ủng hộ và bảo vệ hết mình cho chủ trương này. Vì thế vụ Vinashin cũng liên hệ trực tiếp tới nhiều ủy viên Bộ chính trị khác như Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban Tuyên giáo Tô Huy Rứa và Trưởng ban Tổ chức Hồ Đức Việt… Vì thế vụ sai phạm cực kì nghiêm trọng của Vinashin là trách nhiệm chung của toàn bộ 15 ủy viên Bộ chính trị, chứ không riêng Nguyễn Tấn Dũng.
Tại sao những người cầm đầu chế độ toàn trị, nhất là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã dối trá trước Quốc hội, đánh lừa nhân dân và đảng viên, đồng thời không dám thông báo đầy đủ về Hội nghị trung ương 14?
Một số hồ sơ đã được tiết lộ trên đây của Bộ chính trị và Chính phủ liên quan tới vụ Vinashin chỉ là một phần rất nhỏ, như phần nổi của tảng băng mà thôi. Nếu toàn bộ hồ sơ được công bố thì có lẽ sẽ còn rất kinh khủng. Nhưng căn cứ vào phần hồ sơ được công bố, người ta đã choáng váng và bàng hoàng về mức độ gian dối và thói kiêu ngạo cũng như lạm dụng quyền lực của những người cầm đầu chế độ đến mức độ tàn nhẫn, khủng khiếp như thế! Tuy không một lần nhắc tới Đại hội 11, nhưng tất cả các hoạt động trong suốt thời gian đó của các nhân vật liên hệ đều soắn chặt vào đại hội này, nơi quyết định tương lai chính trị và cũng là quyết định quyền và lợi của những người này và gia đình họ!
Nếu theo dõi tiến trình từ khi lập phương án nhân sự cho Đại hội 11 tới khi „thông qua danh sách giới thiệu bổ sung nhân sự ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương“[12] khóa 11 trong Hội nghị trung ương 15 (9.1.2011) sẽ cho thấy các hoạt cảnh chạy ngược chạy xuôi, buôn bán rất căng thẳng. Trong đó các bên đã phải mặc cả theo kiểu có đi có lại, tiền trao cháo múc rất cụ thể. Một trong các món hàng được họ dùng để trao đổi các ghế trong các cơ quan cao nhất là vụ Vinashin!
Để có thể cắt nghĩa được việc trên thì phải trả lời được câu hỏi quan trọng là, tại sao vụ Vinashin làm rất rùm beng nửa năm trước Đại hội 11? Nhưng rồi cuối cùng lại hóa thành đầu voi đuôi chuột và họ đã dùng những ảo thuật, thủ đoạn nào để làm voi lọt qua lỗ kim được?!
Trong khi các nước theo dân chủ đa nguyên là những xã hội mở thì chế độ độc tài toàn trị là xã hội kín, điều này lại càng đặc biệt ở VN vì ĐCS đã độc quyền trên 60 năm. Nên sự khép kín lại càng khủng khiếp. Những cuộc tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau giữa các nhân vật có quyền lực thường bị dấu nhẹm, bưng bít… khi mọi chuyện đã xong thì người ta mới biết!
Theo dõi các hoạt động của Nguyễn Phú Trọng trong mấy năm làm Chủ tịch Quốc hội thì sẽ thấy tham vọng thầm kín là làm sao nắm được ghế Tổng bí thư trong Đại hội 11. Nhưng ông Trọng biết rõ Nguyễn Tấn Dũng cũng rất muốn ngấp nghé cái ghế cao nhất này và ông cũng hiểu đa số dư luận nghĩ gì về khả năng, tác phong và lập trường của ông: 1. Hơn 6 năm làm Bí thư Thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng đã không tạo được một thành tích nào trong việc xây dựng thủ đô, trái lại đã để nhiều người thân tín làm sai. 2. Trong những năm đứng đầu công tác tư tưởng- văn hóa và khoa giáo là người cực kì bảo thủ và độc đoán cả trong tư tưởng lẫn hành động. 3. Những năm làm Chủ tịch Hội đồng lí luận trung ương đã rất thân thiết với Bắc Kinh, gần đây trong tư cách Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng còn cấm Quốc hội không được bàn tới vấn đề căng thẳng trên biển Đông do chính sách xâm lấn của Bắc kinh. 4. Vào thời điểm diễn ra Đại hội 11 (1.2011) thì Nguyễn Phú Trọng đã trên 66 tuổi (sinh nhật 14.4.1944) tức là vượt quá tuổi qui định (65) để ở lại Bộ chính trị theo qui chế của Trung ương đảng đã được thông qua trước đây. Vì thế muốn nhẩy lên ghế Tổng bí thư thì Nguyễn Phú Trọng phải tìm mọi cách để vượt qua các trở ngại này.
Uy tín thấp trong nhân dân và vị thế yếu ngay trong Đảng của Nguyễn Phú Trọng đã được kiểm chứng qua kết quả bầu cử vào Bộ chính trị tại Đại hội 11 vừa qua. Báo chí trong nước cho biết, sự sắp hạng các ủy viên Bộ chính trị khóa 11 theo kết quả số phiếu của các đại biểu đã bầu cho họ. Trong danh sách này thì Nguyễn Phú Trọng đứng thứ 8 trong số 14 ủy viên. Nếu tính theo số ủy viên được tái bầu trong kì này thì Nguyễn Phú Trọng đứng áp chót, chỉ trên Phạm Thanh Nghị, Bí thư thành ủy Hà nội.[13] Vì biết trước vị thế yếu cho nên Nguyễn Phú Trọng phải dùng mọi thủ đoạn hạ các đối thủ chính trị ngay trong Bộ chính trị có thể ra tranh giành chức Tổng bí thư chống lại ông.
Trong khi ấy Nguyễn Tấn Dũng cũng nuôi tham vọng không kém gì Nguyễn Phú Trọng. Nếu chưa nắm được chức Tổng bí thư thì ít nhất phải giữ chức Thủ tướng tiếp tục và để làm việc này thì ông Dũng lợi dụng một số thế mạnh của mình để đặt điều kiện với Nguyễn Phú Trọng. Tuy biết khó khăn chính của mình là xuất xứ từ miền Nam nên khó nhẩy lên chức Tổng bí thư (một nguyên tắc bất thành văn, nhưng vẫn có giá trị trong ĐCSVN), nhưng ông Dũng có một số ưu thế: 1. Được sự ủng hộ của ngành công an là nơi giúp Nguyễn Tấn Dũng đã khởi đầu sự nghiệp chính trị 2. Được hậu thuẫn lớn của các người cầm đầu các Tập đoàn, Tổng công ti nhà nước, tức là các nơi tiền bạc chất như núi và thường dùng tiền bạc để gây thanh thế và mua địa vị! 3. Đối với bên ngoài, đặc biệt là phương Tây, Nguyễn Tấn Dũng vẫn được coi là nhân vật „cởi mở“ trong Bộ chính trị, nên dễ thu hút đầu tư và viện trợ… 4. Sinh năm 1949 nên cho tới Đại hội 11 Nguyễn Tấn Dũng không bị kẹt giới hạn về tuổi tác như Nguyễn Phú Trọng.
Cho nên nếu theo dõi các hoạt động của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng giữa Đại hội 10 (4.2006) và Đại hội 11 (1.2011) thì thấy có một cuộc tranh giành và chạy đua khi thì âm thầm khi thì lộ liễu. Nguyễn Phú Trọng thì tẩm ngẩm tầm ngầm, còn Nguyễn Tấn Dũng lại thích đao to búa lớn và quyết cố đấm ăn xôi! Trong tư cách là Thủ tướng và nắm các hoạt động kinh tế nên Nguyễn Tấn Dũng không chỉ gây thanh thế ở trong nước mà cả với thế giới. Nhưng Nguyễn Phú Trọng cũng không vừa: Từ khi nắm chức Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng đã biến Quốc hội thành một cơ quan gây thanh thế cho mình và bẻ gẫy những kế hoạch và hạ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng. Trong 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã mở rộng thêm các cuộc chất vấn Chính phủ trong các kì họp của Quốc hội và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt đối với các vấn đề nhạy cảm và những lãnh vực thuộc thẩm quyền của Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra, trong nhiệm kì 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã chú trọng đặc biệt cả lãnh vực ngoại giao, đã đi thăm nhiều nước và mời nhiều phái đoàn Quốc hội của nhiều nước thăm VN.[14] Khi thực hiện các hoạt động này, Nguyễn Phú Trọng thường mượn danh nghĩa của Đảng, Quốc hội, nhưng thực sự không nhắm phục vụ nhân dân, không làm tốt cho ĐCS, mà chỉ vì lợi ích cá nhân. Cho nên nếu để ý sẽ thấy, trong các vụ chất vấn trước Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sẽ cho dừng lại ở mức khi thấy nó gây nguy hại cho sự tồn tại của chính Nguyễn Phú Trọng.
Những mục tiêu và cách làm như thế của Nguyễn Phú Trọng có thể thấy khá rõ trong hai dự án Bauxite Tây nguyên và Đường sắt cao tốc các năm trước đây. Vì dư luận xã hội, đặc biệt là các giới chuyên viên, trí thức và thành phần trẻ rất quan tâm. Trong các dịp đó phe Chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng bị tố cáo và tấn công cả trong Quốc hội lẫn ngoài dư luận. Nhưng cuối cùng các dự án này đã vẫn được thực hiện (Bauxit Tây nguyên) hay đang được chuẩn bị tiếp tục (đường sắt cao tốc).
Sách lược gây uy thế cho cá nhân và chặt uy tín của đối thủ chính trị thể hiện rõ đặc biệt trong vụ Vinashin. Trong vụ này Nguyễn Phú Trọng lúc đầu còn kéo được cả đa số trong Bộ chính trị để cho cơ quan này ra „Kết luận của Bộ chính trị“ số 81 ngày 6.8.2010 kết án những sai lầm nghiêm trọng để nhằm giảm ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng, một người cũng nuôi tham vọng lớn và là đối thủ chính trị của ông Trọng trong Đại hội 11. Đồng thời trong kì họp thứ 8 của Quốc hội từ giữa tháng 10 tới cuối tháng 11.2010 Nguyễn Phú Trọng đã để cho nhiều đại biểu Quốc hội và báo chí chỉ trích rất thậm tệ Nguyễn Tấn Dũng. Cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng phải công khai nhìn nhận trách nhiệm trong vụ Vinashin trước Quốc hội trong kì họp thứ 8 vào cuối tháng 11. 2010. Như thế ông Trọng đã làm tiêu tan các vận động do những thân tín của Nguyễn Tấn Dũng muốn đưa ông Dũng ra tranh chức Tổng bí thư.
Nhưng khi nhiều đại biểu Quốc hội đòi lập Ủy ban đặc biệt để điều tra việc này thì Nguyễn Phú Trọng đã gạt phăng![15] Vì mục tiêu của Nguyễn Phú Trọng khi đưa vụ Vinashin ra thảo luận tại Quốc hội là chỉ muốn hạ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng và ép vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ ra ý định đề cử Nguyễn Tấn Dũng ra tranh cử ghế Tổng bí thư, chứ ông Trọng không muốn gây đổ vỡ hoàn toàn trong Bộ chính trị. Ngoài ra, như đã trình bày ở phần trên, vào thời điểm này thì Bộ chính trị đã tha bổng cho Nguyễn Tấn Dũng! Cho nên nếu để lập Ủy ban đặc biệt thì già néo đứt giây và còn sẽ bị lộ tẩy là dối trá và khi ấy sẽ gây khủng hoảng cực kì nghiêm trọng ở cấp cao nhất, cuối cùng đe dọa sự tồn tại tương lai chính trị của chính Nguyễn Phú Trọng!
Đến đây một câu hỏi rất quan trọng khác là, tại sao vào đầu tháng 11.2010, trong khi Quốc hội đang bắt đầu họp kì 8 (từ 20.10-26.11.2010) và vụ Vinashin sẽ là một đề tài thảo luận quan trọng, nhưng Bộ chính trị đã họp vào đầu tháng 11 và tha bổng lẫn cho nhau?
Những sai lầm nghiêm trọng và thất thoát một số tiền rất lớn của nhà nước trong vụ Vinashin không chỉ liên quan trực tiếp tới Nguyễn Tấn Dũng mà còn liên quan trực tiếp tới nhiều ủy viên Bộ chính trị khác trong chính phủ, như Phó Thủ tướng Thứ nhất phụ trách kinh tế Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng kiêm Phó Trưởng ban phòng chống tham nhũng, Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh cầm đầu cơ quan điều tra, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cầm đầu một bộ có nhiều doanh nghiệp nhà nước. Không những thế vụ Vinashin còn liên hệ trực tiếp tới toàn bộ hoạt động của ngành kinh tế nhà nước, được coi là chủ đạo và mũi nhọn của hệ thống kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phe bảo thủ, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, đã ủng hộ và bảo vệ hết mình cho chủ trương này. Vì thế vụ Vinashin cũng liên hệ trực tiếp tới nhiều ủy viên Bộ chính trị khác như Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban Tuyên giáo Tô Huy Rứa và Trưởng ban Tổ chức Hồ Đức Việt… Vì thế vụ sai phạm cực kì nghiêm trọng của Vinashin là trách nhiệm chung của toàn bộ 15 ủy viên Bộ chính trị, chứ không riêng Nguyễn Tấn Dũng.
Do đó muốn chấm dứt những sai lầm nghiêm trọng của Vinashin thì phải chấm dứt ngay chủ trương duy trì kinh tế nhà nước làm chủ đạo với các tập đoàn và tổng công ti được hưởng mọi ưu đãi tài chánh, đất đai và nhân sự, cũng như tự do tiêu tiền và không chịu sự kiểm soát! Nhưng việc này đã không xẩy ra. Ngược lại chủ trương tiếp tục để Kinh tế Nhà nước làm chủ đạo vẫn được Nguyễn Phú Trọng, tác giả chính, ghi rõ trong dự thảo Cương lĩnh Chính trị 2011 vừa được công bố ít ngày trước cuộc họp của Bộ chính trị bàn về trách nhiệm vụ Vinashin. [16]
Vì các lí do trên đây cho nên trong cuộc họp của Bộ chính trị vào đầu tháng 11.2010 đã đi đến thỏa hiệp là „kết quả kiểm phiếu và theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân.!“ Nghĩa là ít nhất quá bán của 15 ủy viên Bộ chính trị đã chống việc đổ trách nhiệm chỉ cho một vài người. Do đó cuối cùng họ đã xử hòa và tha bổng lẫn cho nhau! Cả tập thể Bộ chính trị và không một nhân vật nào chịu trách nhiệm cá nhân trước những sai phạm nghiêm trọng của Vinashin. Đây đúng như nhận xét của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An „Từ một nhà vua cá nhân thời quân chủ, nay trở thành một nhà vua tập thể thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Như vậy là Đảng chủ chứ không phải dân chủ.“[17] Cụm từ „theo qui định của Điều lệ Đảng“ ghi trong Kết luận số 88 ngày 8.11.2010 phải được hiểu là, ý kiến đòi xử lí trách nhiệm với một vài cá nhân trong vụ Vinashin đã không được đa số.
Tuy các thủ phạm chính trong vụ Vinashin đã tự tha bổng cho nhau trong cuộc họp của Bộ chính trị vào đầu tháng 11.2010, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn tìm cách hạ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng, cho nên trong kì họp thứ 8 vào giữa tháng 10.2010 vụ Vinashin là chủ đề sống động nhất trong các buổi họp của Quốc hội. Nguyễn Phú Trọng đã để thả cửa cho Quốc hội phê bình và tố cáo những sai phạm nghiêm trọng của nhiều bộ trưởng, Trưởng ban Thanh tra Chính phủ, một số Phó Thủ tướng và nhất là Nguyễn Tấn Dũng. Trong những buổi chất vấn này nhiều người đứng đầu các bộ và ngành của chính phủ đã phủ nhận trách nhiệm và đổ lên đầu người đứng đầu chính phủ. Chính vì thế ngày 24. 11. 2010 Nguyễn Tấn Dũng đã phải một lần nữa ra trình bày trước Quốc hội và nhìn nhận trách nhiệm cá nhân trong vụ Vinashin, như đã trình bày ở trên.[18] Như thế Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc đánh mất uy tín của Nguyễn Tấn Dũng và còn đánh tan các cuộc vận động của phe phái thân Nguyễn Tấn Dũng muốn đề cử Nguyễn Tấn Dũng tranh cử chức Tổng bí thư vào Đại hội 11 vào 7 tuần sau đó nữa!
Vào thời điểm này Nguyễn Tấn Dũng và vây cánh thấy khả năng ra giành ghế Tổng bí thư đã tiêu tan, nhưng vẫn giữ tiếp được ghế Thủ tướng và ủy viên Bộ chính trị, cho nên phe Nguyễn Tấn Dũng đã tìm cách tận dụng các cơ sở này để tấn công lại Nguyễn Phú Trọng bằng cách khai thác các mặt yếu của Nguyễn Phú Trọng, đưa ra các yêu sách để đòi chia phần giữ ghế thêm trong Đại hội 11 chỉ còn vài tuần nữa.
Cho nên họ đã tìm mọi cách để trì hoãn không cho phương án nhân sự ở cấp cao nhất được thông qua nhanh chóng. Thật vậy, theo Thông báo của Hội nghị trung ương 13 (7-14.10.2010) phương án nhân sự này mới chỉ được đưa ra thảo luận „một bước quan trọng“.[19] Như thế có thể hiểu là, khi đó các bên mới chỉ thỏa thuận được số thành viên trong Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương cho Khóa 11, nhưng ai thực sự sẽ lọt vào thì chưa rõ và nhất là ai sẽ là Tổng bí thư mới thay Nông Đức Mạnh sau hai nhiệm kì thì lại vẫn chưa được bàn tới.
Có lẽ vào thời điểm sau cuộc họp của Bộ chính trị vào đầu tháng 11 sau khi chiến thắng giữ lại được ghế Thủ tướng thì phe Nguyễn Tấn Dũng đã dùng yếu tố „quá tuổi hạn định“ của Nguyễn Phú Trọng làm điều kiện mặc cả trong việc mua bán các ghế ở Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương (cả chính thức lẫn dự khuyết), nhưng quan trọng nhất vẫn là chức Tổng bí thư mới. Như đã trình bày, theo qui định từ mấy Đại hội trước, muốn được bầu vào hoặc muốn được tái cử vào Bộ chính trị thì vào thời điểm diễn ra Đại hội 11 (đầu tháng 1.2011) các ứng cử viên không được quá 65 tuổi. Mặc dù phe Nguyễn Phú Trọng trước đây trên hai năm đã lấy lí do cần tổ chức Quốc hội khóa 13 sớm một năm nên đã quyết định đầu tháng 1.2011 sẽ tổ chức Đại hội 11 (thay vì vào tháng 4 cho đúng 5 năm (vì Đại hội 10 diễn ra vào tháng 4.2006). Nhưng vào đầu tháng 1. 2011 Nguyễn Phú Trọng đã trên 66 tuổi, nghĩa là trên nguyên tắc phải về hưu!
Ngoài trở ngại về hạn tuổi, Nguyễn Phú Trọng cũng không được sự ủng hộ của nhiều giới ở trong đảng, ngay cả thành phần trong Trung ương, như đã trình bày ở phần trên, cho nên ngay cả trong Hội nghị trung ương 14 (13-22.12.2010), tuy là Hội nghị dài nhất và quan trọng nhất, Nguyễn Phú Trọng hi vọng sẽ là Hội nghị cuối cùng để chuyển sang Đại hội 11. Nhưng kết quả cho thấy vẫn chưa ngã ngũ liệu Nguyễn Phú Trọng có nhẩy được lên ghế Tổng bí thư không. Thật vậy, sau 10 ngày họp mà phần chính bàn về nhân sự ở các cấp cao, nhưng Hội nghị trung ương vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng về phương án nhân sự của Đại hội 11 chỉ còn ít ngày nữa. Về việc này Thông báo của Hội nghị trung ương 14 đã xác nhận, mới chỉ „tiếp tục thảo luận, hoàn thiện“[20] mà thôi về phương án nhân sự.
Nguyễn Phú Trọng còn bị bắt bí tiếp cho tới một ngày trước ngày khai mạc Đại hội 11. Trong Hội nghị trung ương 15 chỉ kéo dài một ngày (9.1..2011) và chỉ bàn một đề tài duy nhất là nhân sự của Đại hội 11. Thông báo của hội nghị này chứa đựng hai điều rất đặc biệt: 1. „Thông qua danh sách giới thiệu bổ sung nhân sự ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương“ và 2. „Thông qua Báo cáo của Ban chấp hành trung ương về phương án nhân sự Ban chấp hành trung ương khóa 11“ [21] Điểm 1 cho thấy, tới ngày chót một số con cháu các ủy viên Bộ chính trị đã được vội vã giới thiệu vào làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương. Đây là những người nào? Báo chí trong nước đã cho biết đó Nguyễn Thanh Nghị (35 tuổi) con trai của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Anh (35t) con trai của nguyên ủy viên Bộ chính trị và Chủ niệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi (người đã đề nghị xí xóa vụ Vinashin) và Trần Sỹ Thanh, cháu của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng…Đấy là chưa kể Nông Đức Tuấn con của Tổng bí thư Nông đức Mạnh (lúc đó còn đương chức) và Tướng Nguyễn Chí Vịnh- người đã từng bị Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng lãnh cao cấp tố cáo là thân Bắc kinh và lũng đoạn chế độ- cũng nhẩy được vào Trung ương đảng.[22] Còn điểm 2 cho thấy, mãi tới ngày 9.1.2011 sau khi một số con cháu các cụ được nhận vào Trung ương đảng thì phương án nhân sự chính thức mới được thông qua để trình Đại hội 11. Qua đó có thể hiểu là chức vụ Tổng bí thư vào thời điểm này mới chính thức được quyết định. Nghĩa là sau khi một số con cháu các ủy viên Bộ chính trị đã về hưu hoặc đương nhiệm được chắc chắn giữ các ghế ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương khóa 11 thì khi đó phe Nguyễn Tấn Dũng mới đồng ý để Nguyễn Phú Trọng được đề cử làm Tổng bí thư mới!
Chính việc này Nguyễn Phú Trọng cũng đã phải xác nhận. Ngày 19.1.2011 trong cuộc họp báo lần đầu trong tư cách Tổng bí thư mới, ông Trọng đã cho biết:
“Có khi phần nhân sự còn được quan tâm hơn văn kiện. Không biết Ban Chấp hành những ai, Bộ Chính trị những ai, ban bí thư là ai và nhất là Tổng Bí thư là ai?”. [23]
Vì các lí do trên đây cho nên trong cuộc họp của Bộ chính trị vào đầu tháng 11.2010 đã đi đến thỏa hiệp là „kết quả kiểm phiếu và theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân.!“ Nghĩa là ít nhất quá bán của 15 ủy viên Bộ chính trị đã chống việc đổ trách nhiệm chỉ cho một vài người. Do đó cuối cùng họ đã xử hòa và tha bổng lẫn cho nhau! Cả tập thể Bộ chính trị và không một nhân vật nào chịu trách nhiệm cá nhân trước những sai phạm nghiêm trọng của Vinashin. Đây đúng như nhận xét của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An „Từ một nhà vua cá nhân thời quân chủ, nay trở thành một nhà vua tập thể thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Như vậy là Đảng chủ chứ không phải dân chủ.“[17] Cụm từ „theo qui định của Điều lệ Đảng“ ghi trong Kết luận số 88 ngày 8.11.2010 phải được hiểu là, ý kiến đòi xử lí trách nhiệm với một vài cá nhân trong vụ Vinashin đã không được đa số.
Tuy các thủ phạm chính trong vụ Vinashin đã tự tha bổng cho nhau trong cuộc họp của Bộ chính trị vào đầu tháng 11.2010, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn tìm cách hạ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng, cho nên trong kì họp thứ 8 vào giữa tháng 10.2010 vụ Vinashin là chủ đề sống động nhất trong các buổi họp của Quốc hội. Nguyễn Phú Trọng đã để thả cửa cho Quốc hội phê bình và tố cáo những sai phạm nghiêm trọng của nhiều bộ trưởng, Trưởng ban Thanh tra Chính phủ, một số Phó Thủ tướng và nhất là Nguyễn Tấn Dũng. Trong những buổi chất vấn này nhiều người đứng đầu các bộ và ngành của chính phủ đã phủ nhận trách nhiệm và đổ lên đầu người đứng đầu chính phủ. Chính vì thế ngày 24. 11. 2010 Nguyễn Tấn Dũng đã phải một lần nữa ra trình bày trước Quốc hội và nhìn nhận trách nhiệm cá nhân trong vụ Vinashin, như đã trình bày ở trên.[18] Như thế Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc đánh mất uy tín của Nguyễn Tấn Dũng và còn đánh tan các cuộc vận động của phe phái thân Nguyễn Tấn Dũng muốn đề cử Nguyễn Tấn Dũng tranh cử chức Tổng bí thư vào Đại hội 11 vào 7 tuần sau đó nữa!
Vào thời điểm này Nguyễn Tấn Dũng và vây cánh thấy khả năng ra giành ghế Tổng bí thư đã tiêu tan, nhưng vẫn giữ tiếp được ghế Thủ tướng và ủy viên Bộ chính trị, cho nên phe Nguyễn Tấn Dũng đã tìm cách tận dụng các cơ sở này để tấn công lại Nguyễn Phú Trọng bằng cách khai thác các mặt yếu của Nguyễn Phú Trọng, đưa ra các yêu sách để đòi chia phần giữ ghế thêm trong Đại hội 11 chỉ còn vài tuần nữa.
Cho nên họ đã tìm mọi cách để trì hoãn không cho phương án nhân sự ở cấp cao nhất được thông qua nhanh chóng. Thật vậy, theo Thông báo của Hội nghị trung ương 13 (7-14.10.2010) phương án nhân sự này mới chỉ được đưa ra thảo luận „một bước quan trọng“.[19] Như thế có thể hiểu là, khi đó các bên mới chỉ thỏa thuận được số thành viên trong Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương cho Khóa 11, nhưng ai thực sự sẽ lọt vào thì chưa rõ và nhất là ai sẽ là Tổng bí thư mới thay Nông Đức Mạnh sau hai nhiệm kì thì lại vẫn chưa được bàn tới.
Có lẽ vào thời điểm sau cuộc họp của Bộ chính trị vào đầu tháng 11 sau khi chiến thắng giữ lại được ghế Thủ tướng thì phe Nguyễn Tấn Dũng đã dùng yếu tố „quá tuổi hạn định“ của Nguyễn Phú Trọng làm điều kiện mặc cả trong việc mua bán các ghế ở Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương (cả chính thức lẫn dự khuyết), nhưng quan trọng nhất vẫn là chức Tổng bí thư mới. Như đã trình bày, theo qui định từ mấy Đại hội trước, muốn được bầu vào hoặc muốn được tái cử vào Bộ chính trị thì vào thời điểm diễn ra Đại hội 11 (đầu tháng 1.2011) các ứng cử viên không được quá 65 tuổi. Mặc dù phe Nguyễn Phú Trọng trước đây trên hai năm đã lấy lí do cần tổ chức Quốc hội khóa 13 sớm một năm nên đã quyết định đầu tháng 1.2011 sẽ tổ chức Đại hội 11 (thay vì vào tháng 4 cho đúng 5 năm (vì Đại hội 10 diễn ra vào tháng 4.2006). Nhưng vào đầu tháng 1. 2011 Nguyễn Phú Trọng đã trên 66 tuổi, nghĩa là trên nguyên tắc phải về hưu!
Ngoài trở ngại về hạn tuổi, Nguyễn Phú Trọng cũng không được sự ủng hộ của nhiều giới ở trong đảng, ngay cả thành phần trong Trung ương, như đã trình bày ở phần trên, cho nên ngay cả trong Hội nghị trung ương 14 (13-22.12.2010), tuy là Hội nghị dài nhất và quan trọng nhất, Nguyễn Phú Trọng hi vọng sẽ là Hội nghị cuối cùng để chuyển sang Đại hội 11. Nhưng kết quả cho thấy vẫn chưa ngã ngũ liệu Nguyễn Phú Trọng có nhẩy được lên ghế Tổng bí thư không. Thật vậy, sau 10 ngày họp mà phần chính bàn về nhân sự ở các cấp cao, nhưng Hội nghị trung ương vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng về phương án nhân sự của Đại hội 11 chỉ còn ít ngày nữa. Về việc này Thông báo của Hội nghị trung ương 14 đã xác nhận, mới chỉ „tiếp tục thảo luận, hoàn thiện“[20] mà thôi về phương án nhân sự.
Nguyễn Phú Trọng còn bị bắt bí tiếp cho tới một ngày trước ngày khai mạc Đại hội 11. Trong Hội nghị trung ương 15 chỉ kéo dài một ngày (9.1..2011) và chỉ bàn một đề tài duy nhất là nhân sự của Đại hội 11. Thông báo của hội nghị này chứa đựng hai điều rất đặc biệt: 1. „Thông qua danh sách giới thiệu bổ sung nhân sự ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương“ và 2. „Thông qua Báo cáo của Ban chấp hành trung ương về phương án nhân sự Ban chấp hành trung ương khóa 11“ [21] Điểm 1 cho thấy, tới ngày chót một số con cháu các ủy viên Bộ chính trị đã được vội vã giới thiệu vào làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương. Đây là những người nào? Báo chí trong nước đã cho biết đó Nguyễn Thanh Nghị (35 tuổi) con trai của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Anh (35t) con trai của nguyên ủy viên Bộ chính trị và Chủ niệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi (người đã đề nghị xí xóa vụ Vinashin) và Trần Sỹ Thanh, cháu của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng…Đấy là chưa kể Nông Đức Tuấn con của Tổng bí thư Nông đức Mạnh (lúc đó còn đương chức) và Tướng Nguyễn Chí Vịnh- người đã từng bị Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng lãnh cao cấp tố cáo là thân Bắc kinh và lũng đoạn chế độ- cũng nhẩy được vào Trung ương đảng.[22] Còn điểm 2 cho thấy, mãi tới ngày 9.1.2011 sau khi một số con cháu các cụ được nhận vào Trung ương đảng thì phương án nhân sự chính thức mới được thông qua để trình Đại hội 11. Qua đó có thể hiểu là chức vụ Tổng bí thư vào thời điểm này mới chính thức được quyết định. Nghĩa là sau khi một số con cháu các ủy viên Bộ chính trị đã về hưu hoặc đương nhiệm được chắc chắn giữ các ghế ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương khóa 11 thì khi đó phe Nguyễn Tấn Dũng mới đồng ý để Nguyễn Phú Trọng được đề cử làm Tổng bí thư mới!
Chính việc này Nguyễn Phú Trọng cũng đã phải xác nhận. Ngày 19.1.2011 trong cuộc họp báo lần đầu trong tư cách Tổng bí thư mới, ông Trọng đã cho biết:
“Có khi phần nhân sự còn được quan tâm hơn văn kiện. Không biết Ban Chấp hành những ai, Bộ Chính trị những ai, ban bí thư là ai và nhất là Tổng Bí thư là ai?”. [23]
* * *
Hồ sơ về các diễn tiến và quyết định của Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Đại hội 11 từ giữa năm 2010 liên quan tới vụ việc Vinashin có thể rút ra một số kết luận:
1. Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng và vây cánh của hai người đã thỏa hiệp và buôn bán hai ghế Tổng bí thư và Thủ tướng với cái giá là trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD). Nhưng họ không phải móc túi riêng trả số tiền lớn khủng khiếp này. Trái lại họ bắt nhân dân phải đóng thuế để trả nợ cho Vinashin! Đây là cách móc túi của nhân dân một cách công khai trắng trợn nhất từ trước tới nay của hai người đứng đầu Đảng và Chính phủ! Nghĩa là họ đã vi phạm nghiêm khắc và toàn bộ Luật phòng chống tham nhũng ngày 29.11.2005. Đây có thể coi là cách tổ chức tham nhũng kiểu tinh vi và quỉ quyệt của những người cầm đầu chế độ toàn trị để qua mặt pháp luật!
2. Như vậy rõ ràng đây là một vụ tham nhũng còn khủng khiếp và nhơ nhuốc hơn vụ tham nhũng PMU 18 trước đây hơn 5 năm. Vì ông Trọng và phe cánh đã lạm dụng chức vụ tha bổng can phạm Nguyễn Tấn Dũng để được có đa số cử làm Tổng bí thư trong Đại hội 11. Trong khi ấy ông Dũng, trong tư cách vừa là Thủ tướng lẫn Trưởng ban phòng chống tham nhũng, đã lạm dụng chức vụ để khoanh sổ và xóa trắng những sai lầm nghiêm trọng của mình để tập đoàn Vinashin đã gây ra một món nợ cho ngân sách quốc gia trên 86.000 tỉ đồng!
3. Quốc hội chỉ là trò hề, công cụ phục vụ ý đồ riêng của Nguyễn Phú Trọng. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng… chỉ hữu danh vô thực, đồng thời đã trở thành các cơ quan mua bán địa vị, trao đổi quyền-tiền của những người có thế lực nhất trong Đảng, Chính phủ và Quốc hội!
4. Việc lôi con cháu của Tổng bí thư, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào Trung ương đảng đã cho thấy, những người có quyền lực nhất của chế độ độc tài toàn trị đã ngang ngược và kiêu ngạo coi các cơ quan của Đảng và Nhà nước là tài sản riêng, tự do chia chác và thao túng!
5. Không những thế, trong thời gian vừa qua họ còn dựng lên „quân xanh quân đỏ“ [24] để đánh lừa đảng viên và nhân dân. Hết Kết luận của Bộ chính trị này tới Kết luận của Bộ chính trị khác, hết chất vấn trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tới chất vấn tại diễn đàn Quốc hội, hết nói nghiêm túc nhận trách nhiệm trước Bộ chính trị, trong các Hội nghị trung ương tới nhận trách nhiệm trước Quốc hội… Làm như họ rất có ý thức trách nhiệm và tôn trọng Hiến pháp và luật pháp. Nhưng cuối cùng rõ ràng chỉ là những thề thốt rỗng tuyếch và dối trá. Họ toa rập với nhau để đánh lừa đồng chí và nhân dân với mục tiêu là leo cao ngồi lâu ở những ghế cao nhất và nhiều lợi lộc nhất!
Tóm lại, thỏa hiệp với nhau và mua bán các ghế Tổng bí thư và Thủ tướng trên tiền bạc và tài sản của nhân dân, lạm dụng quyền để đưa con cháu giữ các ghế cao béo bở; trong khi ấy họ tìm mọi mánh mối đánh lừa đảng viên và nhân dân và tự tha bổng cho nhau trong vụ Vinashin. Tất cả những sự kiện này đã cho thấy, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đang tự nhổ vào mặt mình, làm nhục Đảng và tước đoạt quyền quyết định của nhân dân!
GHI CHÚ:
[1] . Tổng dự thu của Ngân sách Nhà nước năm 2009 là 389.900 tỉ đồng, VN Economy, 9.11.2009
[2] . Chính phủ điện tử (CP) 8.8.2010
[3] . Như trên
[4] . Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của TT Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khoá 12 (số 176/BC-Chính phủ ngày 24.11.2010)
[5] . Như trên
[6] . Báo cáo số 39/BC-Chính phủ, điện tử Chính phủ 21.3.2011
[7] . Báo cáo Chính phủ 21.3. 2011
[8]. Báo áo Chính phủ 21.3. 2011
[9] . Báo cáo Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, số 176/BC-Chính phủ ngày 24.11.2010
[10] .Biên bản Quốc hội phiên họp 29, kì họp 8.,ngày 24.11
[11]. Vietnam TTX, 22.12.2010
[12] . Vietnam TTX, 9.1.2011
[13] . CS điện tử 19.1. 2011
[14] . Âu Dương Thệ, Hội nghị trung ương 12: Đại hội 11 phục vụ ai, đàn áp ai? Trong: www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2010/hntu12.htm
[15] . Ngày 2.11.2010 đại biểu Nguyễn Minh Thuyết gởi văn thư cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thành lập ngay Ủy ban đặc biệt điều tra vụ Vinashin. Ngày 11.11.2010 (3 ngày sau khi Bộ chính trị đã có Kết luận số 88 tự tha bổnglẫn nhau)Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gởi „Công văn hỏa tốc“ cho ông Thuyết bác việc này. Sài gòn tiếp thị 12.11.2010
[16] . Âu Dương Thệ, Nhân dịp trước HNTU 13, đặt thẳng vấn đề với ông Nguyễn Phú Trọng: Cương lĩnh Chính trị 2011 sẽ như thế?. Trong: www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2010/cuonglinh.htm
[17] . Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng, Tuần VN 6.12.2010
[18] . Âu Dương Thệ, Vụ tập đoàn Nhà nước Vinashin gây món nợ khổng lồ: Nguyễn Tấn Dũng là người đầu tiên phải nhận trách nhiệm chính trị và phải từ chức. Trong:www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2010/ntdtrachnhiem.htm
[19] . Thông báo Hội nghị trung ương 13
[20] . Thông báo Hội nghị trung ương 14
[21] . Thông báo hội nghị trung ương15
[22] . Truyền thống gia đình trong Đảng, BBC 20.1.2011
[23] . Tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng họp báo, Lao động 19.1.2011
[24] . Nguyễn Phú Trọng phân bua trong cuộc họp báo ra mắt với tư cách tân Tổng bí thư, nhưng bảo đó là không đúng, Vietnam Net 19.1.2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment