Monday, April 18, 2011

PHẢN ỨNG CỦA MỘT TRÍ THỨC TRONG NƯỚC về NHỮNG BÌNH LUẬN bài “VỀ SỰ SỢ HÃI” của NGÔ BẢO CHÂU [2]

Nguyễn Hoàng Đức
05:42' PM - Thứ hai, 18/04/2011

Bài viết của tôi “Đẳng cấp trí thức của mấy người ăn theo GS. Ngô Bảo Châu” đã có nhiều comments. Nói thẳng ra, có không ít người muốn lợi dụng cây cầu ở đẳng cấp quốc tế cao nhất của giáo sư để đi tắt đón đầu đến danh tiếng. Triết gia Hegel nói “mọi sự ở đời đều có quá trình”, giống như cây mọc lâu năm thì mỗi năm thêm một vòng vân. Ở đời, trong tri thức và văn hóa, cũng như sáng tạo thì đều không thể đi tắt đón đầu. Trong tình yêu cũng vậy, người ta phải kiên nhẫn chinh phục đối tượng, còn nếu đi tắt đón đầu thì chỉ là hiếp dâm.

Có không ít ý kiến ảo tưởng rằng: Giáo sư Ngô Bảo Châu chỉ giỏi về toán chứ có giỏi về chính trị và xã hội đâu mà làm bậc thầy.

Một dân tộc nếu không biết tôn trọng đúng mức những bậc thầy thì chỉ là đám mất dạy không muốn vươn lên để làm người. Hy vọng mấy kẻ càn quấy coi trời bằng vung, coi tri thức của nhân loại không ra gì, chỉ là đám vũ phu cơ bắp nhỏ lẻ, không thuộc đại biểu của dân tộc hiếu học chúng ta. Thành công rõ ràng hai năm rõ mười của giáo sư Châu mà bọn này còn gọi là “nịnh bợ, nâng bi”, thử hỏi chúng còn coi ai ra gì nữa?!

Vậy chính xác, tài năng của giáo sư Ngô Bảo Châu là gì?

1- Giải Fields toán học loại hàng đầu thế giới đã được thế giới trao tận tay, được dân tộc Việt Nam đón chào tận cửa (vậy mà có kẻ vẫn đặt dấu hỏi, nếu không đồng tình sao không nếu ra giải lớn hơn đi, việc nhỏ con con còn lẩn như trạch thử hỏi làm được gì lớn?)

2- Giáo sư giỏi ít nhất hai ngoại ngữ, tiếng Pháp để theo học toán học, tiếng Anh để làm việc tại Mỹ.
Giỏi ngoại ngữ nghĩa là gì? Ngôn ngữ bao giờ cũng là tiếng nói của một dân tộc, mà tiếng Anh và Pháp là tiếng của các dân tộc văn minh lâu đời, vì thế không thể nói giáo sư không giỏi xã hội và chính trị. Bởi vì ngay ngôn ngữ đó đã chứa những sinh hoạt thuộc về nó.

Người Pháp có câu “Tất cả người leo lên thì gặp nhau ở đỉnh cao”, hay còn có phương ngôn “Những đỉnh cao gặp nhau”, hoặc “Từ đỉnh cao nhìn sang đỉnh cao là đoạn đường ngắn nhất”. Vậy thì khi giáo sư Châu đã leo lên đỉnh tột cao của toán học, chẳng lẽ ông lại không nhìn ra những đỉnh cao ở bên cạnh thành tựu của mình?!
Xét vào việc cụ thể, người giỏi thì nhìn cánh én là biết mùa xuân, nếu giáo sư không tỏ tường về pháp lý thì sao có thể vạch mấy nét mạch lạc thẳng vào vấn đề được?!

Những kẻ âm u trí tuệ thường mang những giấc mơ không ai bằng mình, giống một phương ngôn của người Trung Quốc “Người quân tử mong kéo mọi người lên cao bằng mình, còn kẻ tiểu nhân muốn hạ tất cả mọi người xuống thấp như mình”. Khi họ Vương đòi thi giầu có với Thạch Sùng, thấy thua mọi bề, liền nghĩ ngay ra kế hỏi xem nhà Thạch sùng có nồi mẻ kho không? Thấy người ta đã vứt nồi đi rồi, liền hạ bài, mày không có nồi mẻ thì mày vẫn thua tao. Đây chính là một giấc mơ ảo tưởng của đám trí thức hãm tài, chỉ có chiếc nồi mẻ đem theo ruột tượng để phòng thân, và rồi luôn tìm thấy người có tài bao nhiêu vẫn cứ thua mình cái nồi nấu mẻ. Sau rồi lại còn đòi bình đẳng mọi ý kiến phải được tôn trọng. Xã hội muốn phát triển thì phải có trật tự và đẳng cấp, cái toa tầu đừng nên đòi đầu tầu phải ngang mình. Đây cũng chính là ý tưởng thống soái của triết gia Aristote. Ông nói: người không có trật tự sẽ điên loạn. Và trong cơ thể của người ta cũng vậy, ở các học viện thì đề cao đỉnh đầu và trí tuệ, còn ở nơi vệ sinh công cộng thì người ta muốn bộ phận dưới thấp hoàn thành công việc. Tuy vậy không nên nhầm lẫn giữa đít và đầu, hay nhà tiêu với học viện.

Những kẻ bất tài đừng nên tìm cách ngụy biện cho sự yếu kém của mình bằng ảo tưởng rằng người khác vẫn còn cái này hay cái kia chưa giỏi bằng mình. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã thành công vình quang, dân tộc Việt nam đáng tự hào để có giáo sư bước lên làm một bậc thầy cho dân tộc. Đó là một vinh dự, cái không có mới là không vinh dự. Đó cũng là một sự thật và nó thừa sức khuất phục những người có tri thức và lương tri. Còn mấy kẻ tự hào trong bếp, không nêu ra được cái sở tài của mình là gì, thì hãy cứ lầu bầu điệu khải hoàn âm lịch ri rí trong cổ họng, đừng có nhảy lên thượng đài trí tuệ lĩnh xướng làm gì cho khổ thân ra.
.
Trao đổi/Nhận xét :
.
Sẻ chia đôi điều với ông Hoàng
tamtu - Email: tamtu@yahoo.com
(18/04/2011 08:19:35 PM)
Tôi mất lòng tin ở những bài viết phản biện kiểu như thế này: "bọn", "đàn", "bầy". Xin thưa, với câu "ngay ngôn ngữ đó đã chứa những sinh hoạt thuộc về nó" là kiểu triết lí vớ vẩn.
Tôi cũng dân ngoại ngữ, học ngôn ngữ, nhưng nói thật với ông Hoàng là rất nhiều cái mù mờ. Chúng ta coi trọng ông Châu (xin lỗi, nên xưng là Ông hoặc Anh hoặc xưng sao cho phù hợp với tuổi tác của đối tượng, chứ không nên xưng ông Châu là Gs. Gs là Gs ở đâu, trường nào, chứ khi ra xã hỗi chả thấy hay nói chính xác rất ít gọi Gs, chỉ có ở VN mới quá đề cao mấy cái  học đó). Ông Châu không  phải là đỉnh cao của Luật, Chính Trị, xã hội,...mà là 1 trong số hiếm đạt đỉnh cao của Toán học đẳng cấp quốc tế. Chúng ta cần  mở  rộng lòng vấn   đề đó và phải tự hào về điều đó. Nhưng tôi nghĩ, ông Châu không nên phát biểu dính  líu đến chính trị, tôi cho rằng, ông sẽ đánh mất những  gì vốn có của ông vì điều này. Cơ bản ông đúng là một nhà "thuần túy" khoa học. Hãy là thuần túy với chính nó.
Riêng những bài kiểu rất ngổ ngáo của ông Hoàng tôi nghĩ nên chấm dứt đi. Bản thân ông là người của "phái phản biện", nhưng ông lại đi phê phán chính những người phản biện là cớ vì sao. Đọc những bài này của ông, tôi thật sự thất vọng.
Sống, mỗi người đều có cái nhìn của mình, và nói lên những cái nhìn đó. Tất cả đều cần lắng nghe, ghi nhận. Cái nhìn của ông Hoàng cũng chỉ là một trong vô vàn cái nhìn khác. Cần gộp chúng lại, để có một kết quả hay có một cái nhìn mới, toàn diện. Ông Hoàng nên tôn trọng một trong năm ông thầy bói xem voi ấy. Không có con người toàn hảo, ông cũng đừng thần thánh hóa, tuyệt đối hóa các phát biểu liên quan đến chính trị, xã hội, thế sự của một người vốn là lĩnh vực toán học.

Tâm Tử
.
.
.

No comments: