Thanh Hà - RFI
Chủ nhật 03 Tháng Tư 2011
Tình hình tại Abidjan, lá phổi kinh tế của Côte d'Ivoire vẫn chưa ngã ngũ. Phe của tổng thống đắc cử Ouattara đe dọa tiến hành cuộc tấn công cuối cùng, lật đổ chính quyền Laurent Gbagbo. Lực lượng quân sự Pháp kiểm soát sân bay tại Abidjan.
Ngày 02/04/11phe ủng hộ ông Ouattara, người được cộng đồng quốc tế công nhận là tổng thống Côte d'Ivoire sau cuộc tuyển cử hồi tháng 11/2010 cho biết đang chuẩn bị tấn công vào dinh tổng thống. Đến trưa nay, cuộc tấn công được coi là then chốt này trong cuộc đọ sức gữa hai ông Gbagbo và Ouattara vẫn chưa diễn ra.
Ông Laurent Gbagbo lên cầm quyền từ năm 2000, ngày càng tỏ ra bị cô lập cả về ngoại giao, kinh tế lẫn quân sự nhưng tổng thống mãn nhiệm Côte d'Ivoire vẫn bám víu vào quyền lực.
AFP cho biết từ chiều hôm qua hàng trăm người, trong đó có cả phụ nữ và thanh niên đã tập hợp về dinh tổng thống để bày tỏ sự ủng hỗ đối với ông Gbagbo.
Về phần mình, ông Alassan Ouattara đang bị tai tiếng sau khi Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức nhân đạo phi chính phủ tìm thấy nhiều hố chôn tập thể. Liên Hiệp Quốc và các hội từ thiện cho rằng, trên con đường tiến vào thành phố Abidjan hôm thứ ba vừa qua, phe ủng hộ ông Ouattra đã sát hại hàng trăm và thậm chí là cả ngàn người.
Theo Hội Chữ Thập Đỏ có ít nhất 800 nguời đã bị sát hại riêng trong ngày 29/03/11. Tổ chức Caritas báo động có khoảng 1000 người chết và mất tích trong ba ngày 27, 28 và 29/03. Về phần mình, tổ chức ONUCI của Liên Hiệp Quốc tại Côte d'Ivoire thận trọng hơn khi đưa ra con số hơn 300 người chết tại Duékoué. Nhưng ONUCI là tổ chức duy nhất quy trách nhiệm cho cả phe thân ông Ouattara lẫn các thành phần ủng hộ tổng thống Gbagbo là thủ phạm các vụ thảm sát nói trên.
.
.
BBC
Cập nhật: 10:25 GMT - chủ nhật, 3 tháng 4, 2011
Tình trạng giao tranh trở nên căng thẳng tại Abidjan, thành phố chính của Bờ Biển Ngà, giữa các lực lượng trung thành với vị tổng thống được Liên Hợp Quốc công nhận, ông Alassane Ouattara, với những người theo đối thủ cạnh tranh của ông, Tổng thống đương nhiệm Laurent Gbagbo.
Người ta nghe thấy tiếng pháo hạng nặng, trong lúc các binh lính chiến đấu bảo vệ các địa điểm quan trọng, gồm cả dinh tổng thống.
Hôm thứ Bảy, bốn binh sĩ Liên Hiệp Quốc đã bị thương nặng do lực lượng của ông Gbagbo.
Các thông tin chi tiết cho hay có thể có tới 1.000 dân thường thiệt mạng ở miền tây nước này.
Tổ chức từ thiện Công giáo Caritas cho biết họ đã bị bắn và bị tấn công đến chết bằng dao phay tại một số nơi ở Duekoue, khu vực thuộc sự kiểm soát của quân đội trung thành với ông Ouattara.
Cướp bóc
Giao tranh ác liệt đã nổ ra bên ngoài dinh tổng thống, trụ sở của đài truyền hình quốc gia và căn cứ quân sự Agban trong hôm thứ Bảy, với tiếng đạn pháo và súng máy vang vọng khắp thành phố phía nam này.
Các thương binh trung thành với ông Ouattara đã đổ đến một bệnh viện bên ngoài thành phố, trong khi quân tiếp viện đầy tự tin tiến đến từ hướng khác.
Lực lượng quân đội đặc biệt trung thành với ông Gbagbo đã bắn một phát súng phóng lựu vào một xe thiết giáp chở người của Liên Hợp Quốc, làm bị thương nặng bốn lính gìn giữ hòa bình đang thực hiện hoạt động nhân đạo, Liên Hiệp Quốc cho biết.
Trước đó, một toán tuần tra khác của Liên Hợp Quốc đã bị tấn công trong khu phố Cocody gần đó. Năm trong số các binh lính của vị cựu tổng thống bị bắn trúng trong một cuộc đọ súng.
Một người lính, với khoảng hơn mười thành viên thuộc Lực lượng Quốc phòng và An ninh của ông Gbagbo hộ tống, đã đọc một tuyên bố trên truyền hình quốc gia kêu gọi huy động quân đội để bảo vệ các cơ quan tổ chức nhà nước.
Một thông báo khác kêu gọi một lực lượng thanh niên dân quân ủng hộ ông Gbagbo hãy chiếm quyền kiểm soát hai cây cầu bắc qua đầm Abidjan dẫn đến bán đảo có dinh tổng thống.
Hàng triệu dân thường vẫn còn bị mắc kẹt bởi cuộc chiến. Người ta thấy có nhiều nhóm nhỏ giơ tay lên cao, chạy tìm chỗ an toàn dọc các con phố vắng tanh.
Khodor, một người dân Lebanon sống tại thành phố, nói với BBC rằng ông nghe thấy tiếng súng và có những kẻ cướp bóc trên đường phố.
"Chúng tôi không có thức ăn nước uống," ông nói. "Tôi khá bình tĩnh, nhưng có những người khóc lóc, chúng tôi không hiểu rồi sẽ có chuyện gì, và thậm chí là chuyện gì đang xảy ra nữa."
Henry Grey thuộc nhóm viện trợ y tế Thầy thuốc Không biên giới (Médecins Sans Frontières - MSF) nói tình trạng cướp bóc xảy ra trong thành phố, và cảnh báo rằng có "những nhóm người có vũ trang đang lợi dụng cơ hội để thu lợi từ sự cảnh hỗn loạn".
Nền kinh tế lớn thứ nhì của Tây Phi đã rơi vào cảnh suy sụp bởi cuộc xung đột, và điều này khiến giá ca cao thế giới leo thang nhanh chóng.
Bờ Biển Ngà là nước sản xuất ca cao lớn nhất thế giới.
.
.
.
.
.
.
No comments:
Post a Comment